Ngày thường ở Trường Sa - Bài 2: Tình quân dân giữa đại dương
06 Tháng Năm 2019 7:23 CH GMT+7
Cuộc sống ở những đảo nổi, và đặc biệt là đảo chìm ở quần đảo Trường Sa hiện nay dù không còn thiếu thốn về vật chất nhưng sự khó khăn, gian khổ vẫn là điều hiển nhiên.

Khoảng cách xa hàng trăm hải lý, sự khắc nghiệt của thời tiết cũng như diễn biến xung quanh luôn khiến quân dân trên đảo phải tăng cường cảnh giác. Và để đối mặt với sự khó khăn đó, tình cảm quân dân càng thêm thắt chặt.

Những thợ lặn ở đảo Đá Lát

Từ xa xưa, quanh các hòn đảo ở Trường Sa của Việt Nam, trữ lượng hải sản luôn dồi dào, phong phú. Vì thế, nơi đây trở thành ngư trường quen thuộc của hàng trăm tàu cá ở các địa phương miền Trung, miền Đông Nam Bộ. Đó là lý do, khi tới thăm đảo Đá Lát, một hòn đảo chìm nằm cách đảo Trường Sa Lớn khoảng 10 hải lý, chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng khi thấy hàng trăm ghe, thuyền đánh bắt cá của ngư dân. Theo các cán bộ chiến sỹ trên đảo, thời gian từ sau Tết tới tháng 7, tháng 8 là mùa khai thác hải sản chính của ngư dân trong vùng. Nơi đây vừa là ngư trường, vừa là nơi neo đậu tàu thuyền đồng thời cũng có cả những ghe “tải” từ bờ ra chuyên mua bán hải sản và tiếp nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho các tàu đánh bắt. Đó là lý do khu vực quanh đảo luôn nhộn nhịp ghe tàu, không khác gì những cảng cá lớn.

Đảo Đá Lát được xây dựng trên các bãi san hô rộng hàng chục cây số vuông. Khi thuỷ triều xuống, mực nước ở các bãi này chỉ còn khoảng trên dưới 1,5 mét. Và đó cũng là nơi mưu sinh của nhiều tàu cá của ngư dân vùng Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm nghề lặn biển để săn tìm những sản vật như hải sâm, ốc, trai ngọc… Theo những ngư dân này, ngư trường ở vùng biển Trường Sa nói chung và khu đảo Đá Lát nói riêng rất dồi dào, phong phú. Ngoài các loại cá, tôm thì sản vật khác cũng rất nhiều và chất lượng tốt.

Anh Nguyễn Văn Thắng, một ngư dân ở huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) cho biết, năm nào cũng vậy, sau Tết anh cùng bạn thuyền thường ra khu vực các đảo ở Trường Sa lặn ốc và hải sâm, tôm biển. Ở đây hải sản phong phú, chất lượng tốt nên mỗi chuyến biển, kéo dài khoảng 5-7 ngày, mang đến cho ngư dân hàng chục triệu đồng. Sau khi đi ghe lớn tới ngư trường, ngư dân tách ra trên các ghe nhỏ theo nhóm để đánh bắt. Có rất nhiều nguy hiểm chực chờ ngư dân. Bởi vậy mà không quá khi nói rằng, sinh kế của ngư dân không thể nào duy trì được nếu không có các chiến sỹ hải quân đang ngày đêm canh gác, bảo vệ vùng biển xa xôi này.

Theo các chiến sỹ trên đảo, đây là ngư trường lớn với trữ lượng hải sản dồi dào. Mùa này ngư dân chủ yếu đánh bắt cá cơm và cá thu, cá ngừ nhưng cũng có nhiều nghề khác ở ngay ven đảo. Đặc biệt, hầu hết ngư dân đều lên đảo để xin đóng dấu, ký xác nhận là đã đánh bắt, khai thác ở ngư trường Trường Sa. Nhờ đó mà mối quan hệ giữa ngư dân và cán bộ chiến sỹ ở đây thêm bền chặt hơn. Thực tế, việc các ngư dân lên đảo gặp gỡ, hay trao đổi xăng dầu, nước ngọt và các loại hải sản với chiến sỹ trên đảo là chuyện khá bình thường, nhất là vào những tháng bắt đầu mùa mưa bão. Và, chỉ những ai trải qua cảm giác giữa đại dương mênh mông cách đất liền mấy trăm cây số mới hiểu, sự gắn bó, nương tựa vào nhau của quân và dân trên những hòn đảo này cần thiết, quý báu đến mức nào.

Tại các đảo lớn như Sinh Tồn, Song Tử Tây, Trường Sa… còn có những làng chài. Đó không chỉ là nơi ngư dân có thể vào nghỉ ngơi, trú ẩn trong những lúc thời tiết bất thường, mà còn là sợi dây bền chặt gắn bó giữa quân và dân trong mênh mông đại dương.

Những người giữ lửa trên biển

Điều ấn tượng nhất với chúng tôi trong những ngày đến công tác ở các đảo tại Trường Sa là những người canh giữ hải đăng trên biển. Nếu như những cán bộ chiến sỹ hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thì những người canh giữ hải đăng là những người “thắp lửa, dẫn đường” trên biển. Nhờ những ngọn đèn chớp tắt trên ngọn hải đăng ấy mà đêm đêm, hàng trăm ghe thuyền có thể tìm cho mình một hải trình an toàn.

Là một trong những ngọn đèn được xây dựng từ khá lâu, ngọn hải đăng Sơn Ca cao gần 30 mét trên đảo Sơn Ca (thuộc quần đảo Trường Sa) là một trong những ngọn hải đăng vô cùng quan trọng. Để đảm bảo đèn hoạt động liên tục suốt ngày đêm, mỗi cán bộ công tác tại hải đăng (trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) phải luân phiên trực 12 giờ mỗi ngày.

Theo anh Vũ Văn Lưu (quê Hải Phòng) – Trạm trưởng hải đăng Sơn Ca, công việc thường nhật của anh em ở trạm là lau chùi, bảo vệ, tiếp thêm nguyên liệu cho đèn. Do ở giữa biển khơi, gió đưa nước mặn lên khiến nhiều lúc đèn bị ô-xy hoá nếu không được chăm sóc chu đáo. Ngoài ra, điều kiện ở đảo khá đặc thù, sự cố thiếu điện thường xuyên xảy ra khiến công việc của anh vất vả hơn, phải chuẩn bị kế hoạch trước để không bị động, luôn luôn đảm bảo ngọn lửa ở đèn không bao giờ bị tắt.

Tại quần đảo Trường Sa hiện nay có hàng chục ngọn hải đăng với mục đích điều tiết, đảm bảo an toàn lưu thông hàng hải dành cho tàu thuyền cũng như đánh dấu cột mốc chủ quyền. Trong đó, hải đăng trên đảo Song Tử Tây đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Với vị trí nằm ở rìa phía Bắc của huyện đảo Trường Sa, khu vực luôn có mật độ tàu thuyền qua lại đông đúc, ngọn hải đăng cao tới gần 40 mét và có tầm nhìn dành cho tàu thuyền cách xa hơn 22 hải lý, là “người dẫn đường” quan trọng.

Một cán bộ canh giữ hải đăng ở đây cho biết, những người canh giữ đèn biển khó nắm được thông tin về các tàu thuyền trong phạm vi “phủ sáng” của hải đăng. Bởi nhiều khi trời tối, tàu ở cách xa hàng chục cây số họ nhận biết được hải đăng qua tín hiệu chớp/tắt của đèn, chứ người giữ đèn không nhìn thấy tàu. Tuy nhiên, dựa vào mật độ tàu thuyền qua lại trong khu vực, chúng tôi nghĩ rằng hải đăng ở đây đã giúp ích rất nhiều cho tàu thuyền, nhất là các tàu cá của ngư dân. Trong đêm tối, khi có mưa bão, dù cách xa vài chục cây số, dựa vào tín hiệu đèn thì họ vẫn có thể tìm đến chính xác vị trí của đảo một cách an toàn, thay vì phó mặc số phận trên biển cả mênh mông.

(Còn nữa)

Theo daidoanket.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.