Hiên ngang Trường Sa - Bài 3: Thiêng liêng “Sổ tâm tình đồng đội”
19 Tháng Năm 2019 6:37 CH GMT+7
Kinhtedothi - Cuốn “Sổ tâm tình đồng đội” dày đặc những dòng chữ, hàng trăm trang viết tay của những người lính trên đảo như chất chứa những tình cảm yêu thương, nỗi niềm tâm sự của những người đồng đội luôn sát cánh bên nhau nơi tuyến đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Nơi bộ đội trưởng thành

Hôm ấy ở đảo chìm Đá Nam, trời lặng gió, nắng táp vào da thịt bỏng rát, chúng tôi được Đảo trưởng Lê Văn Dương cho xem “Sổ tâm tình đồng đội”- “báu vật” lưu giữ tất thảy những chuyện buồn, vui của các cán bộ, chiến sĩ từng làm nhiệm vụ ở đây. Chiến sĩ Lê Văn Dương đã viết về mùa biển động: “Khi bắt đầu mùa biển động, nhìn ra tứ phía chỉ thấy những con sóng lớn tung bọt trắng xóa, gầm gào suốt đêm ngày. Lúc này không có sự yên bình, hiền hòa nữa mà mặt biển dường như đã nổi giận thực sự. Chúng khiến việc bảo quản vũ khí, trồng rau trở nên khó khăn gấp bội”.

Trải qua mùa biển động đầu tiên, Dương không còn thấy sợ nó nữa, mà chàng binh nhất luôn nhớ về những ngày mưa bão: “Những hôm mưa không thể huấn luyện, chúng ta lại cùng nhau chia sẻ về đủ thứ chuyện trên đời. Nào là hoàn cảnh gia đình khó khăn của Lịch, chuyện Sơn bị người yêu đòi chia tay, chuyện Hùng không biết sau này hết nghĩa vụ về quê sẽ làm nghề gì… Được sự hướng dẫn của đồng chí, đồng đội, chúng ta đã vững tâm và xác định mục tiêu của cuộc đời. Đảo Đá Nam thực sự là ngôi nhà thứ hai đầy ắp tình yêu thương”.

Chiến sĩ đảo Song Tử Tây. Ảnh: Hồ Hạ

Qua các đảo chìm, đảo nổi, đọc những lời tâm tình viết từ gan ruột mới thấy, Trường Sa thực sự là nơi lý tưởng nhất giúp cho các lớp thế hệ bộ đội trưởng thành. Như lời tâm sự của chàng chiến sĩ Nguyễn Văn Hùng trong “Sổ tâm tình đồng đội” ở đảo Nam Yết: Từ một chàng “công tử bột” được bố mẹ nuông chiều, nay tôi đã biết làm mọi việc và còn trở thành một “nghệ nhân” trồng rau của đảo với nhiều sáng tạo giúp nâng cao năng suất như thụ phấn nhân tạo cho mướp, phơi lá tra khô rồi đập nát bón cho rau…

Hùng cũng cho mọi người biết về một Trường Sa đầy thú vị: "Các đồng chí biết không, cuộc sống ở đảo thú vị lắm. Hàng ngày được ngắm bình minh, nghe tiếng sóng vỗ bờ. Cuộc sống thú vị khi chúng ta cùng nhau buông lưới bắt cá, cả một đội hình dàn binh bố trận, người chặn đầu, người khóa đuôi, như đang đánh trận thật ấy... Rồi khi đuổi được cá vào lưới ai nấy đều quên hết mệt nhọc nhìn nhau tươi cười. Tôi nhớ những khi chúng ta quây quần bên nhau hát hò, tổ chức sinh nhật… Những điều tưởng chừng đơn giản ấy thật quý giá".

Tình đồng chí, đồng đội ở đảo gắn kết như anh em ruột thịt, thế nên khi sắp rời đảo, ai cũng có nhiều điều muốn nói. Trung sĩ Nguyễn Văn Đoàn đảo Đá Nam nhắn nhủ lại trong “Sổ tâm tình đồng đội” đầy dí dỏm: “Chúc tình cảm của các đồng chí luôn gắn kết như tương với cà pháo, như con báo với cánh rừng, như muối vừng với đỗ lạc và như lão Hạc với con chó Vàng”. Anh cho biết luôn tự hào, vinh dự khi được tham gia giữ gìn, bảo vệ đảo Đá Nam - đảo tiền tiêu của Tổ quốc và quần đảo Trường Sa; đã có được “phẩm chất của một anh bộ đội Cụ Hồ”. Những lời chúc, lời nhắn gửi ấy cho thấy những chàng trai đã thực sự đã rất chững chạc.

Trước sự trưởng thành của các lớp thế hệ chiến sĩ trẻ, Thượng úy - chính trị viên Trương Trọng Tấn ở đảo Cô Lin nhắn nhủ rằng, các bà, các mẹ ở nhà hãy yên tâm vì các cán bộ luôn theo sát, nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm của anh em. Tất cả anh em trên các đảo đều coi nhau như ruột thịt. Và các thế hệ chiến sĩ đã, đang, sẽ nỗ lực phấn đấu, cống hiến quên mình để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Kỷ vật thiêng liêng

Thấy cô nhà báo trẻ say sưa đọc những trang viết trong “Sổ tâm tình đồng đội”, Thượng úy Ngô Văn Bun – Chính trị viên đảo Cô Lin bật mí: “Trưởng đoàn công tác, Chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân chính là tác giả của “Sổ tâm tình đồng đội” đấy nhà báo ạ”.

“Ăn vạ” mãi, Chuẩn Đô đốc Đặng Minh Hải mới chịu chia sẻ quá trình ra đời của “đứa con tinh thần” này: “Khoảng chục năm trước, khi ra thăm đảo, có những hôm trời mưa cả ngày, bộ đội không huấn luyện được nên rất buồn. Tôi đã nghĩ rằng, tại sao không làm một cuốn sổ nhật ký giống như “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hay “Mãi mãi tuổi hai mươi” để các cán bộ, chiến sĩ trao đổi, gửi gắm tâm tư, tình cảm vào đó”.

Hiện nay các lực lượng ở biên giới, các lực lượng chiến đấu ở những nơi xa cũng đều có “Sổ tâm tình đồng đội”. Những đơn vị công binh ở Trường Sa sau quá trình xây dựng mô hình này ở đảo, họ mang về triển khai cả khi trở lại đất liền tuần tra biên giới. Cứ như thế, mô hình ngày càng được nhân rộng và dần tạo nên kho dữ liệu khổng lồ về cuộc sống, tinh thần, ý chí, quyết tâm của các cán bộ chiến sĩ hải quân. “Đối với các đồng chí cán bộ về hưu, “Sổ tâm tình đồng đội” sẽ mãi mãi là kỷ vật thiêng liêng, quý báu của một thời tuổi trẻ cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng, giữ vững và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” - Chuẩn Đô đốc Đặng Minh Hải cho biết.

Trong khi đó, đối với những thế hệ trẻ mới ra đảo làm nhiệm vụ như binh nhất Phan Văn Việt - đảo Sinh Tồn, đây là một trong những tác phẩm chứa đựng những thông tin văn hóa, lịch sử đầy hữu ích. Việt cho biết: “Đọc “Sổ tâm tình đồng đội”, tôi thấy được ý chí, quyết tâm, sự kiên cường cùng nghị lực phi thường của các thế hệ cha anh đi trước. Do đó, tôi và các thế hệ trẻ luôn tự nhủ phải học tập, noi gương các lớp đàn anh, nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Sổ “Tâm tình đồng đội” là một kỷ vật lịch sử thiêng liêng được xây dựng và nuôi dưỡng bằng tình cảm, trách nhiệm chung của tập thể các đơn vị và mỗi cá nhân. Mỗi trang sổ là một không gian tinh thần sống động, giúp nhân lên những giá trị cao đẹp. Thượng úy Ngô Văn Bun – Chính trị viên đảo Cô Lin chia sẻ: “Anh em chiến sĩ trên đảo đều đến với cuốn sổ này bằng niềm vinh dự, tự hào và luôn bảo nhau có trách nhiệm trân trọng, giữ gìn và nhân lên giá trị cao đẹp của tinh thần đồng đội”.

 

"Ban đầu, “Sổ tâm tình đồng đội” chỉ triển khai ở một đơn vị, sau đó Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân đã lấy đó là mô hình kiểu mẫu, nhân rộng ra toàn quân chủng ở cấp Trung Lữ đoàn. Đặc biệt chú trọng ở những đơn vị hoạt động độc lập, những nơi xa đất liền, xa căn cứ, còn nhiều khó khăn gian khổ."- Chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân

 

 

 

 

 

 

 

 

(Còn nữa)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.