Hiên ngang Trường Sa - Bài 4: Hồn Việt nơi đầu sóng
19 Tháng Năm 2019 6:46 CH GMT+7
Kinhtedothi - Từ Song Tử Tây đến các đảo ở Trường Sa, đâu đâu chúng tôi cũng thấy bức tranh quê thân thuộc, yên bình như ở đất liền. Đó là công sở, nhà mái bằng, mái ngói đan xen giữa màu xanh cây lá. Đền thờ Bác Hồ, Đài liệt sĩ, chùa, trường học, anh lính trẻ cặm cụi nấu bữa cơm chiều, và cả tiếng chuông chùa ngân vang nơi đầu sóng…

Đậm chất làng quê Việt

Nhìn những ngôi nhà nằm san sát nhau ở xã đảo Song Tử Tây, chúng tôi khá bất ngờ bởi sự khang trang, kiên cố, thơ mộng chẳng khác gì những ngôi nhà trong đất liền. Dẫn chúng tôi đi thăm tổ ấm của mình, vợ chồng anh Sầm Văn Lư và chị Chu Thị Mùi khoe: “Tuy sống ở đảo nhưng nhà có đầy đủ tiện nghi như: Tivi để giải trí và thường xuyên cập nhật tình hình ở đất liền; tủ lạnh để giữ thức ăn. Trong vườn, vợ chồng còn trồng rau, nuôi gà đủ để phục vụ cuộc sống gia đình”.

Đứng trước vườn rau xanh tốt với đủ loại muống, dền, mồng tơi, mướp, ớt, sả... Chị Mùi tâm sự: “Ở đây có khi nắng nóng kéo dài, hơi nước biển bốc mạnh, có khi mưa bão, nhưng vợ chồng tôi đã cẩn thận che chắn, chăm sóc chu đáo nên vườn rau luôn xanh tốt”. Anh Lư cho biết: “Vợ có nhiệm vụ ở nhà chăm sóc con, trồng rau, nuôi gà, còn tôi thì đi biển đánh cá. Cứ tối đi, sáng về, chồng lo cá, vợ chăm rau, cuộc sống gia đình lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm”.

Chùa Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn.

Tối tối, cả cán bộ, chiến sĩ và người dân cùng quây quần bên ấm trà nóng, trò chuyện râm ran. Nào chuyện gia đình, vợ con, chòm xóm ở quê, chuyện tiếu lâm nơi này, nơi khác. Đến chương trình thời sự 19 giờ VTV1, tất cả cùng tập trung xem để nắm bắt tình hình đất nước, quê hương. Những đêm giao lưu văn hóa văn nghệ, khi hát karaoke, những giai điệu quê hương lại được ngân vang, làm thổn thức cõi lòng bao người lính.

Các ca khúc nổi tiếng “Việt Nam quê hương tôi”, “Về quê”, “Chân quê”, “Khúc hát sông quê”, “Quê hương”… được mọi người hát với tất cả niềm say mê tha thiết của mình. Đó là minh chứng sinh động cho cái đẹp nơi đảo xa, một mạch nguồn trong mát luôn chảy trong tâm khảm mỗi người nơi đầu sóng. Thật dễ hiểu khi Trường Sa có nhiều cái tên mang âm hưởng của quê nhà. Những từ ngữ đã thấm vào gan ruột không chỉ những người lính đảo mà ngay cả những người dân Việt Nam như: Sơn Ca, Đá Thị, Sinh Tồn, Thuyền Chài… Đặc trưng “văn hóa làng” đã hòa quyện và lan tỏa trong sự liên hệ vô hình giữa bờ với biển đảo, trầm lắng nhưng mãnh liệt biết bao.

Ở Trường Sa, trong đời sống và sinh hoạt của mỗi người lính, người dân đều mang âm hưởng của quê hương. Như những người lính ở đất liền, người lính đảo cũng học tập, huấn luyện, tăng gia sản xuất, người dân cũng trồng rau, nuôi gà ra khơi đánh bắt hải sản. Bằng sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, những nghệ nhân xuất hiện khắp các đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn với những tác phẩm hữu ích cho cuộc sống và làm đảo thêm đẹp, thi vị. Họ làm nên những tác phẩm rất đáng khâm phục như: Bông hồng bằng ốc biển, hòn non bộ bằng san hô, cây thông Noel bằng thép, chuồng chim câu bằng thùng phi…

Những ngôi chùa hướng về đất Mẹ

Vừa bước chân lên đảo Sinh Tồn, bên tai tôi vẳng tiếng chuông chùa. Bong, bong, bong ong ong... Dường như giai điệu ngỡ chỉ có trong đất liền ấy ngân nga hơn khi vang lên ngoài đảo, giữa bạt ngàn sóng gió Trường Sa. Chùa trên các đảo Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây... đều mang phong cách truyền thống, sử dụng nhiều loại gỗ quý chịu được độ mặn của nước biển.... Các chùa đều có tam quan, chính điện, tả, hữu vu, sân vườn, ở vị trí có địa thế đẹp nhất trên các đảo, luôn hướng ra biển đông, hướng về Thủ đô Hà Nội.

Ngược dòng lịch sử, từ rất xa xưa, dù rất xa đất liền, liên lạc cách trở nhưng những ngư dân Việt trong hành trình đánh bắt hải sản đã dựng những am, miếu trên các bãi đá nổi, đá chìm giữa biển làm chỗ dựa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, tôm cá bội thu, cuộc sống ấm no. Những công trình tâm linh xưa và nay thực sự trở thành điểm tựa tâm linh cho bộ đội ở đảo. Đó là nơi tổ chức các lễ cầu siêu cho những chiến sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo của dân tộc; cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; cầu cho ngư dân đi biển... Nhờ có chùa và các nhà sư trụ trì, đời sống tinh thần, tâm linh của quân và dân đảo Trường Sa như được tiếp thêm sinh khí. 

Chia sẻ về cảm nhận của chính mình khi tu hành trong một môi trường đặc biệt như Trường Sa, thầy Thích Minh Huy trụ trì chùa Sinh Tồn bảo: “Sự khắc nghiệt của Trường Sa là môi trường trong lành, thanh tịnh rất quý báu cho người tu hành chúng tôi. Nhờ thế mà chúng tôi toàn tâm, toàn ý hướng đến chân lý giải thoát của Đức Phật. Tu hành nơi đất liền tuy ít khó khăn nhưng tâm lại dễ xao động, chịu nhiều ảnh hưởng từ ngoại cảnh. Trường Sa thiếu thốn đủ thứ nhưng với người tu hành, lại là điều kiện ngắn nhất, gần nhất để thấu triệt Phật Pháp”.

“Tâm chí thành, nguyện chí thiết” vốn là những tiêu chí đầu tiên mà mỗi người con của Phật như thầy Thích Minh Huy phải giữ cho được. Thầy bảo: “Tôi cảm giác ngày càng rõ trách nhiệm của mình với quốc gia, dân tộc, giữ bình yên Tổ quốc. Sự có mặt của chư tăng trong đó có tôi nơi tuyến đảo tiền tiêu của Tổ quốc là sự khẳng định không gì chối cãi rằng, đây là mảnh đất thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, được nhiều đời cha ông hy sinh, tốn xương máu giữ gìn”. 

Nhẹ nhàng chắp tay trước ngực, nhà sư trụ trì chùa Sinh Tồn thân thiết nói lời chia tay mà như một sự trải lòng: “Từ Hà Nội hay bất cứ nơi đâu mà hướng tâm về Trường Sa thì cũng giống như chúng tôi đang niệm Phật ở nơi này. Trường Sa rất gần, thân thuộc và không có khoảng cách giữa trái tim những người yêu nước, yêu dân tộc. Nam mô A Di Đà Phật”.

Ngồi trên bờ kè bên chùa Song Tử Tây, ngôi chùa ở vị trí xa nhất của Tổ quốc trên biển và là ngôi chùa lớn nhất ở Trường Sa; trong cái chạng vạng của những buổi chiều trên biển, tôi bất chợt hình dung bao linh hồn những người con anh hùng của dân tộc đã hòa máu xương vào sóng nước. Biết đâu đó, đang có một đội hùng binh sau khi giao ca, đổi gác ngoài mênh mông kia đang tụ lại bên mái cong của những ngôi chùa trên đảo để rì rầm trò chuyện về những dự định còn dang dở.

Giữa cái nắng cồn cào của Song Tử Tây, giữa cái mưa ồn ào, xối xả của Sơn Ca, giữa thông thốc gió biển trên Nam Yết,… những ngôi chùa Việt thực sự là nơi gắn kết các cư dân trên đảo với nhau. Không chỉ là những địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống, chùa trên quần đảo Trường Sa thể hiện sinh động đời sống văn hóa tinh thần của người Việt nơi biển đảo, với cốt lõi là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm quyết tâm bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

(Còn nữa)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.