Âu tàu Trường Sa đồng hành cùng ngư dân bám biển
04 Tháng Sáu 2019 9:16 CH GMT+7
(TN&MT) - Những năm vừa qua, cán bộ, nhân viên ở các âu tàu và làng chài luôn là chỗ dựa vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây nhất, là việc Quân chủng Hải quân tiếp tục tin tưởng và bàn giao Âu tàu Trường Sa thuộc thị trấn Trường Sa cho Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn quản lý, khai thác vận hành, một lần nữa khẳng định, các âu tàu và làng chài luôn đồng hành cùng ngư dân ngoài khơi xa.

Sát cánh cùng ngư dân

Mới đây nhất, lúc 7 giờ ngày 13/5, Tàu cá PY 92737TS do ông Nguyễn Rờm, trú tại Phường 6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên làm thuyền trưởng, trên tàu có 6 ngư dân hành nghề câu cá ngừ đại dương. Khi đang đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, cách đảo Trường sa 7 Hải lý về phía Đông Nam thì bị sự cố trục chân vịt, tàu bị hạn chế khả năng cơ động. Thuyền trưởng tàu cá đã liên lạc với Trung tâm nhờ khắc phục, sửa chữa.

Ảnh 03

Tàu cá BTh 97751TS neo đậu và sửa chữa tại âu tàu Trường Sa

Được sự hướng dẫn của Trung tâm HC-KT thị trấn Trường Sa, lúc 9 giờ cùng ngày tàu cá PY 92737TS đã cố gắng cơ động vào cập cảng âu tàu Trường Sa an toàn và được cán bộ, nhân viên kịp thời phối hợp để tìm nguyên nhân khắc phục. Qua kiểm tra, phát hiện thấy đầu tô trục chân vịt tàu cá PY 92737TS bị hỏng, do sử dụng lâu ngày bị mòn nên trục chân vịt quay chậm, nếu tiếp tục vận hành thì tàu sẽ mất khả năng cơ động. Qua thống nhất với thuyền trưởng tàu cá, các thợ sửa chữa đã chuyển đầu tô trục chân vịt lên xưởng của Trung tâm để khắc phục sửa chữa. Với tinh thần cứu giúp ngư dân là mệnh lệnh từ trái tim, sau hơn một ngày đêm, đến chiều ngày 14/5, các thợ sửa chữa của Trung tâm đã khắc phục xong, tiến hành lắp ráp, cân chỉnh, thử tải để bà con tiếp tục vươn khơi bám biển.

Trước đó, ngày 02/3, tàu cá BTh - 97751 TS cùng 10 ngư dân hành nghề lưới chụp đang khai thác hải sản tại ngư trường truyền thống của Việt Nam cách Âu tàu Trường Sa khoảng 22 hải lý thì bất ngờ hỏng bơm làm mát máy chính và được cán bộ, nhân viên ở Trung tâm HC-KT thị trấn trường Sa kịp thời khắc phục sửa chữa.

Thiếu tá Phan Đình Hoàng, Phụ trách Trung tâm HC-KT thị trấn Trường Sa cho biết, sau khi tiếp nhận được thông tin, Chỉ huy Trung tâm kịp thời hướng dẫn tàu cá BTh - 97751TS vào neo đâu tại Âu tàu Trường Sa. Đến 10 giờ cùng ngày, Tàu cá BTh - 97751TS đã vào âu tàu Trường Sa an toàn; Qua khảo sát, các thợ kỹ thuật tại Trung tâm HC-KT thị trấn Trường Sa xác định bơm làm mát bị hỏng 2 bạc đạn, phớt, cánh bơm bị nứt và nếu tiếp tục hoạt động có thể dẫn đến hỏng hóc máy chính. Trung tâm đã đưa bơm làm mát về xưởng sửa chữa để kiểm tra, tìm biện pháp khắc phục. Sau hơn 7 giờ khắc phục, sửa chữa với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, cán bộ nhân viên kỹ thuật tại Âu tàu Trường Sa đã thay thế bạc đạn, phớt và hàn gia cố cánh bơm; máy bơm hoạt động bình thường, lúc 18 giờ cùng ngày, Tàu cá BTh - 97751TS đã rời âu tàu Trường Sa khai thác hải sản.

Trước khi rời âu tàu, ông Nguyễn Văn Cưởng, Thuyền trưởng tàu cá BTh - 97751TS đã bày tỏ cảm kích về sự tận tình, tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên kỹ thuật Trung tâm: “Cảm ơn bộ đội Hải quân ở Trung tâm, Âu tàu Trường Sa, không những sửa chữa miễn phí mà bà con còn được truyên truyền về Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ; được phát tờ rơi, hướng dẫn ngư trường đánh bắt và tặng cờ Tổ quốc, tủ thuốc y tế”, ông Cưởng nói.

Thiếu tá Phan Đình Hoàng, Phụ trách Trung tâm HC-KT cũng cho chúng tôi biết thêm, từ ngày 15/02 đến ngày 25/5, các âu tàu, làng chài và các tàu của Hải đoàn 129 đang thực hiện nhiệm vụ trên biển đã chủ động tuyên truyền chỉ thị 45 của Thủ tướng chính phủ, hướng dẫn ngư trường đánh bắt truyền thống của Việt Nam cho hơn 500 ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận đang khai thác hải sản trên biển. Cấp phát miễn phí hàng trăm tờ rơi, cờ Tổ quốc và tủ thuốc y tế. Đây là những hoạt động mà cán bộ, chiến sỹ của Hải đoàn 129 đang đồng hành cùng ngư dân, nhằm động viên, hướng dẫn ngư trường đánh bắt truyền thống của Việt Nam; cùng với ngư dân quyết tâm khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu (EC) về việc phạt thẻ vàng đối với ngành Thủy sản của Việt Nam.

Điểm tựa vững chắc

Tháng 01/2019, Quân chủng Hải quân tiếp tục tin tưởng và bàn giao cho Hải đoàn 129 tiếp nhận, quản lý và vận hành Trung tâm HC-KT thị trấn Trường Sa. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Quân đội trong việc tạo chỗ dựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, tạo nên thế trận Quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển trong chiến lược bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đại tá Nguyễn Tấn Lực, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn cho biết, từ tháng 11/2016 đến nay, các Âu tàu và Làng chài do Hải đoàn 129 khai thác và vận hành đã thực sự tạo được niềm tin vững chắc cho bà con ngư dân khai thác hải sản xa bờ; nhất là vào mùa mưa bão, đây chính là nơi trú ngụ cho bà con. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, các âu tàu và làng chài tại huyện đảo Trường Sa đã đón hơn một nghìn lượt tàu cá, với gần 10 nghìn lượt ngư dân các các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam vào trú, tránh bão an toàn; đã sửa chữa miễn phí cho hơn 200 lượt tàu cá; cùng với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên biển đã cứu hộ, cứu nạn hàng trăm ngư dân về đất liền an toàn.

Ảnh 06

Chỉ huy trung tâm HC-KT thị trấn Trường Sa trực tiếp hướng dẫn ngư trường đánh bắt cho ngư dân và tuyên truyền Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ

Hiện nay, tại Quần đảo Trường Sa có 4 âu tàu và 2 làng chài (trong đó, Âu tàu Sinh Tồn, Âu tàu Trường Sa và làng chài Tốc Tan, Núi Le do Hải đoàn 129 quản lý; Âu tàu Song Tử Tây do Hải đoàn 128 quản lý; Âu tàu Đá Tây do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý đủ sức tạo chỗ dựa cho hàng nghìn tàu cá vào neo đậu, tránh trú trong mùa mưa bão. “Đến với các âu tàu, làng chài là đến với những ngôi nhà chung giữa biển, bà con ngư dân được hướng dẫn vào neo đậu, sửa chữa miễn phí nhân công, được thăm khám, chữa bệnh tại Trung tâm y tế Trường Sa và các đảo; được cung cấp nước ngọt và tạo điều kiện chỗ ăn nghỉ trong mùa mưa bão; cung cấp vật tư thay thế và nhiên liệu bằng với giá ở đất liền” Đại tá Nguyễn Tấn Lực nói thêm.

Vượt qua hàng trăm hải lý, khi làm ăn xa bờ khai thác hải sản ở vùng biển Trường Sa và nhà giàn DK1, bà con ngư dân đều cảm thấy vững tin khi nhận được sự đồng hành, sát cánh của những CBCS Hải đoàn 129 đang ngày đêm bám trụ ở những âu tàu, làng chài, trên những con tàu thực hiện nhiệm vụ giữa biển khơi. Nhiều năm qua những người chiến sĩ ấy vẫn thầm lặng hỗ trợ để bà con ngư dân yên tâm rẽ sóng vươn khơi khai thác hải sản, làm giàu từ biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc./.         

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.