Kỳ diệu sức sống Trường Sa
23 Tháng Sáu 2019 7:30 CH GMT+7
(TN&MT) - Tháng sáu. Tôi lại nhớ về Trường Sa. Nhớ những người lính mà tôi đã gặp giữa muôn trùng sóng gió.

Trường Sa có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Độ ẩm cao, tốc độ gió lớn, nắng nhiều… nên cây cối khó sống, đồ dùng, vật dụng trên các đảo cũng dễ hoen gỉ, hỏng hóc.

Ở Trường Sa, dù khắc nghiệt, nhưng đi khắp các đảo, tôi đều thấy một sức sống kỳ diệu, bừng lên mãnh liệt. Từ con người đến những hàng cây, luống rau hay những đàn gia cầm gia súc mà lính đảo vun trồng, chăm sóc.

trong cay tren phan vinh

Trồng cây xanh trên đảo Phan Vinh

Đảo chìm Tốc Tan, nơi có nhiều dải đá mồ côi tạo thành những cụm đá lô nhô. Nắng hầm hập khiến các loài thủy sinh vào bãi không kịp ra khi triều rút đều chết.

Khó khăn là thế, vậy mà những người lính ở Tốc Tan vẫn tạo cho mình một cuộc sống với đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết. Các thảm rau xanh được những người lính vun trồng, chăm sóc luôn xanh tốt, mùa nào rau đấy, đảm bảo đủ cung cấp cho cuộc sống trên đảo.

Hay như ở đảo Đá Đông. Trên điểm đảo này, thật nhiều kỳ tích, hiên ngang trước biển. Năm 1988, đảo chỉ nhỏ bé chông chênh giữa biển khơi. Năm 1995, đảo được đầu tư xây dựng như bây giờ. Trên nền đảo cũ, những người lính tận dụng để làm nơi trồng rau xanh. Đất trồng rau mang từ đất liền ra đảo. Giữa khắc nghiệt của nắng gió, mặn mòi của biển, thế mà dưới bàn tay chăm sóc của những người lính, từng thùng rau cải, rau muống, đủ loại... vẫn xanh mướt.

Đi suốt các đảo ở Trường Sa, dấu ấn đậm nét mà chúng tôi cảm nhận là những mảng màu xanh hiển hiện trên từng tấc đất. Trên các đảo nổi, nơi đâu trồng cây được là nơi đó có màu xanh. Ở các đảo chìm, từng góc đảo, từng ô cửa sổ, đều được người lính trồng cây, tạo cảnh.

Ở Phan Vinh, đảo xanh mướt một màu. Cây tra và bàng vuông là hai thực thể chính làm nên màu xanh của đảo. Những người lính Trướng Sa bảo rằng, họ coi màu xanh ở đảo như biểu tượng cho sức sống. Vì thế, cây xanh luôn được tìm cách ươm chiết, trồng mới. Trên đảo Phan Vinh, có hẳn một vườn ươm cây. Và hàng ngày, những người lính thay nhau chăm bón, khơi bật sức sống bên cột mốc chủ quyền trên đảo.

Trường Sa như ngôi nhà lớn giữa biển cả quê hương. Với bất cứ ai đã đặt chân đến quần đảo này, những tên gọi: Đá Lát, Trường Sa lớn, Đá Tây, Trường Sa Đông, Đá Đông, An Bang, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, Song Tử Tây... đã khắc sâu trong tâm khảm. Nơi đó, đang có những người con kiên cường bám đảo, dựng xây đảo, để Trường Sa ngày một vững chãi giữa muôn trùng sóng bể.

Sức người, sự đầu tư của đất liền, tinh thần kiên cường bám trụ, vượt lên trên mọi khó khăn của những người lính Trường Sa đã khẳng định một niềm tin bất diệt, rằng Hoàng Sa, Trường Sa mãi vững bền, mãi là một phần máu thịt của Việt Nam.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.