Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài cuối: Bảo vệ 'dải lụa xanh' Nam Yết
Monday, July 01, 2019 8:28 PM GMT+7
Trong cuộc hành trình trên biển của tàu quân y 561 (thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân) vào những ngày Hè rực lửa tháng 6/2019, phóng viên TTXVN đã tình cờ gặp nhóm cán bộ của Viện Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Họ đến Nam Yết với nhiệm vụ đặc biệt – gìn giữ màu xanh cho hòn đảo được ví là “viên ngọc của Trường Sa”.

“Dải lụa xanh” trên Biển Đông

Hòn đảo nhỏ hiện ra trước mũi tàu đẹp như viên ngọc bích trên nền nước biển xanh sẫm. Còn khi đặt chân lên Nam Yết thì chúng ta có cảm giác như đang ở xứ miệt vườn Bến Tre bởi dọc các con đường, xung quanh những dãy nhà là những hàng cây xanh um. Quả thật, đây là hòn đảo có nhiều cây xanh nhất và nhiều chủng loại cây nhất trên quần đảo Trường Sa.

Loại thực vật phổ biến hơn cả, đáng quý hơn cả trên hòn đảo là cây dừa và vì vậy Nam Yết còn có tên là đảo dừa. Giống dừa được đưa từ đất liền ra đảo từ nhiều thập niên trước, đã thích nghi với thổ nhưỡng và vùng tiểu khí hậu ở đây đến mức trở thành giống dừa đặc hữu của đảo.

Chú thích ảnh

Rặng dừa ở đảo Nam Yết.

Dừa vừa tỏa bóng mát vừa cung cấp nguồn thực phẩm quý giá cho bộ đội trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt của mùa Hè ở quần đảo Trường Sa. Dừa quý đến nỗi các cây dừa được kiểm đếm, đánh số, đưa vào “hồ sơ quản lý”, còn chùm quả trên đó cũng được bảo quản nghiêm ngặt như đạn dược, vũ khí. Và để cây dừa non phát triển được trong mùa khô thì các chiến sỹ nhiều khi phải nhịn tắm để nhường nước tưới.

Ngoài dừa, ở Nam Yết cũng rất phổ biến các loại cây mù u, tra, bàng vuông, phong ba, bão táp, hoa giấy cùng một số cây dại khác. Cây được trồng trên đảo phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt - dễ tính, chịu hạn, mặn tốt, chống chọi được với gió bão, lớn nhanh, tỏa nhiều bóng râm.

Các loại cây trên đảo nói chung phát triển chậm hơn so với đất liền không chỉ vì thiếu nước mà còn do thổ nhưỡng xấu: Đất do san hô phong hóa, chỉ có lớp phân chim rất mỏng.

Đối với bộ đội, lợi ích của cây xanh được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: Đầu tiên là bóng mát, cải thiện môi trường, tiếp đến là cho quả để bổ sung nguồn thực phẩm và nước giải nhiệt, cuối cùng mới là hoa để làm đẹp cảnh quan.

“Bác sỹ của cây xanh” Trường Sa

Trong vòng 5 năm trở lại đây, cây xanh trên đảo ngọc Nam Yết đang đứng trước một thách thức không nhỏ - sâu, bệnh. Nhiều cây dừa bị bọ cánh cứng tàn phá nặng nề - những đọt lá non mất dần màu xanh, bạc phếch, xơ xác như bị lửa táp, cây non còi cọc, còn những cây lớn cho quả rất ít và chất lượng quả giảm mạnh. Bàng vuông và một số loài cây khác bị sâu ăn lá tấn công. Có những cây bàng trở nên trơ trụi, một số cây chết khô.

Thạc sỹ Trần Văn Huy (Viện Bảo vệ thực vật) cho biết: Có nhiều con đường để sâu, bệnh xâm nhập vào đảo. Thứ nhất, qua các con tàu, theo các đàn chim biển. Thứ hai là lây lan từ các giống cây được mang tặng từ đất liền. Ở các hòn đảo không có hệ thống thiên địch trong tự nhiên, ví dụ chim sâu, để khống chế sâu hại cây, nên một khi chúng thích nghi được thì phát triển nhanh, bùng phát lên thành dịch.

Chuyến công tác đầu tiên tại đảo Nam Yết của Thạc sỹ Trần Văn Huy và nhóm cán bộ khoa học của anh kéo dài hàng tháng. Sau đó, anh sẽ còn quay lại Trường Sa nhiều lần, cho đến khi màu xanh tại đây không còn bị đe dọa nữa.

Chú thích ảnh

Bộ đội sinh hoạt văn nghệ dưới bóng mát của hai cây di sản bàng vuông và mù u.

Các cán bộ của Viện Bảo vệ thực vật mang theo ra đảo những chế phẩm sinh học để diệt sâu, trừ bệnh cho cây. Các loại thuốc hóa học không phù hợp để sử dụng trên đảo do diện tích hẹp, mật độ người cao, việc sinh hoạt, luyện tập của bộ đội vẫn diễn ra liên tục dưới bóng râm trong suốt thời gian chữa bệnh cho cây. Các chế phẩm sinh học trừ sâu, bệnh có tính năng thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của con người và vật nuôi trên đảo, nhưng đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và phải thực hiện liên tục chu trình trong vài năm.

Thạc sỹ Trần Văn Huy cho biết: Việc trừ sâu, bệnh cho cây trên đảo khó khăn hơn so với trên đất liền do không thể dùng thuốc hóa học, trong tự nhiên lại thiếu thiên địch. Tuy nhiên, đảo có tính cách ly nhất định nên nếu cây xanh được “làm sạch” thì thời gian chưa bị tái nhiễm sâu, bệnh kéo dài hơn. Điều thuận lợi cơ bản là các cán bộ, chiến sỹ ở Nam Yết ý thức được tầm quan trọng của cây xanh nên hợp tác rất nhiệt tình với các nhà khoa học. Chúng tôi sẽ chờ 3 - 4 năm để khẳng định kết quả của việc phòng trừ sâu bệnh ở Nam Yết rồi chuyển giao công nghệ cho bộ đội. Sau đó, mô hình xanh ở Nam Yết sẽ được nhân ra khắp các đảo khác ở Trường Sa.

Theo Thạc sỹ Trần Văn Huy, để việc bảo vệ màu xanh ở Trường Sa đạt hiệu quả cao thì cần có sự hợp tác chặt chẽ ở tầm cao giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh việc trừ sâu, bệnh thì Bộ Tư lệnh Hải quân cũng cần nghiên cứu, đề xuất quy trình kiểm soát, kiểm định các loại cây giống, hoa quả mang ra đảo. Bên cạnh việc loại bỏ ngay từ đất liền những cá thể cây, quả đang mang mầm bệnh, thì việc lựa chọn những giống cây phù hợp với môi trường trên đảo và không “gây hấn” với các loại cây bản địa, các loại cây đã được thuần dưỡng ở quần đảo Trường Sa, là rất quan trọng./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.