‘Sức sống xanh’ trường tồn nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa
11 Tháng Bảy 2019 7:14 CH GMT+7
Không còn là những hòn đảo “cô đơn” giữa trùng khơi bởi sự khô khốc, nắng gió mặn mòi, Trường Sa bây giờ, đâu đâu cũng hiện ra một màu xanh biếc, đó là xanh của sức sống, của niềm tin và hy vọng!

Đầu tháng 5/2019, phóng viên VietnamPlus cùng gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương trên cả nước đã có chuyến hải trình vượt trùng khơi nối đất liền với đảo xa, để thăm và động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1-những người đang ngày đêm vững chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đến với Trường Sa, ít ai ngờ rằng, nơi đây mỗi năm có tới 131 ngày bão và mỗi tháng có từ 13 - 20 ngày gió mạnh. Nhưng dẫu có sóng to, gió lớn đến nhường nào thì sức sống vẫn luôn căng đầy ở nơi đầu sóng. Từ đầu tới cuối hải trình, đâu đâu cũng hiện ra một màu xanh biếc. Đó là xanh của sức sống, của niềm tin và hy vọng!

Giữa trùng khơi của biển, hải trình đến với Trường Sa như vẫn còn in dấu cha ông từ thuở xa xưa đi mở mang bờ cõi, in dấu những con tàu với những chiến sỹ hải quân nhân dân anh hùng đi giải phóng quần đảo thân yêu, in dấu những người con đất Việt trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương…

Bài 1: Rau vẫn xanh, hoa nở trên đá giữa muôn trùng sóng nước

Không còn là những hòn đảo “cô đơn” giữa trùng khơi bởi sự khô khốc, nắng lửa mặn mòi; không phô trương “hoành tráng” như những hòn đảo nhân tạo “mọc lên” ở phía ngoài lãnh hải. Huyện đảo Trường Sa giờ đây đã trở thành điểm đến mong đợi nhất của mỗi người con đất Việt, được chạm vào “da thịt” của Tổ quốc mình.

Trên khắp đảo nổi, đảo chìm, từng đàn gà vịt kiếm ăn bên bờ biển, những vườn rau xanh mướt, đàn cá bơi tung tăng bên cầu cảng, những dãy cây bàng vuông, phong ba, bão táp cổ thụ ngát hương hoa tạo thành những “dải đê xanh” chắn sóng. Tất cả những hình ảnh bình yên ấy nhìn chẳng khắc gì bức tranh thôn quê đầy sức sống ở đất liền.

‘Suc song xanh’ truong ton noi dau song ngon gio Truong Sa hinh anh 2

Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nghiệm Chính trị Quân chủng Hải quân (ngoài cùng bên trái) thăm vườn rau thu hơn 6 tấn/năm 2018 tại đảo An Bang. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

Trồng rau để… bớt nỗi nhớ nhà

Cảng Cam Ranh một chiều đầu tháng 5, nắng pha lê trong vắt rải đều lên khắp mặt vịnh. Đúng 17 giờ, sau mấy hồi còi, tàu kiểm ngư KN 491 rẽ sóng vươn khơi chở gần 200 thành viên đoàn công tác số 9 đến với các đảo, điểm đảo  thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, để được thấy, chạm vào một phần “da thịt” của Tổ quốc mình.

Sau 36 giờ lênh đênh giữa biển cả bao la, vượt qua hơn 300 hải lý, hầu hết mọi người đều cảm giác chống chếnh vì lần đầu trải qua một hành trình dài trên biển. Vậy nhưng, khi vừa thấy những khối nhà bê tông của đảo Đá Lớn (điểm đến đầu tiên của hải trình) hiện lên sừng sững giữa biển xanh bao la, vườn rau xanh ngát, lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay giữa nắng gió mặn mòi, ai ai cũng vỡ òa hạnh phúc.

Đặt chân lên đảo, hình ảnh đầu tiên là cột mốc chủ quyền và người chiến sỹ hải quân rắn rỏi bồng súng đứng gác trang nghiêm. Xung quanh đảo là mênh mông biển nước. Doanh trại của các chiến sỹ chỉ là ngôi nhà được xây dựng trên nền đá san hô ngập nước, không sân, không vườn mhưng nhờ tình yêu và lòng quyết tâm của những người lính đảo mà nơi đâu cũng thấy rõ sự sống bất diệt. Trên đảo, các chiến sỹ vẫn tăng gia sản xuất, nuôi lợn gà. Rau vẫn xanh và hoa vẫn nở trên đá giữa muôn trùng sóng nước.

‘Suc song xanh’ truong ton noi dau song ngon gio Truong Sa hinh anh 4

Vườn rau thanh niên trên đảo. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

Trong điều kiện xa đất liền, còn đó bao khó khăn, gian lao, những hy sinh mà ở đất liền khó có thể hình dung đầy đủ, thì ở nơi đây, những người lính Trường Sa quyết không đầu hàng sự khắc nghiệt. Hàng ngày, ngoài nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển, họ tận dụng từng khoảng trống, chắt chiu giọt nước ngọt, dành thời gian chăm trồng các loại rau xanh (như rau muống, mồng tơi, bầu đất, cải), nuôi gia cầm, gia súc, đánh bắt cá, tự túc một phần thực phẩm tươi sống.

Một chiến sỹ bảo rằng, để đỡ nhớ nhà, nhiều người còn mang theo cả những giống cây quen thuộc của từng vùng quê ra trồng. Mỗi mầm cây sống là một niềm vui lớn, hy vọng cho đảo thêm xanh.

Nếu như trong đất liền, trồng rau là chuyện quá đỗi bình thường thì ở giữa biển cả mênh mông chỉ có cát biển, nắng, gió và san hô, nước ngọt “quý như vàng” thì việc có những vườn rau xanh tốt tươi quanh năm trên đảo (nhất là ở những đảo chìm) quả thật là chuyện phi thường.

Thực tế, để có được màu xanh của rau tươi trên đảo chỉ có cát và san hô, cách trồng rau cũng mang đặc trưng riêng khác nhau tùy theo yếu tố “chìm,” “nổi” của từng đảo. Nếu như ở các đảo nổi Trường Sa Ðông, An Bang, rau được trồng trong những khu vườn nhỏ và phải được chăm sóc tỉ mỉ, che chắn cẩn thật để tránh gió, bão, sóng biển cùng hơi nước mặn thổi vào thì tại các đảo chìm Thuyền Chài, Đá Lát, Đá Tây, Đá Đông,… muốn có rau xanh, lính đảo lại phải trồng ở trong từng khay nhựa và chậu đá, đặt ở trong phòng và trên nóc nhà.

Theo anh Nguyễn Hồng Tiến, Chính trị viên đảo An Bang, trong điều kiện ở đảo gặp nhiều khó khăn, việc trồng rau phải được chăm sóc cực kỳ công phu vì đất, phân vi sinh, giống cây, rau được chở ra từ đất liền ra. Nước ngọt trên đảo rất hiếm, nước mưa hứng được dự trữ trong các bể, thùng phuy để dành cho ăn uống…

Vượt qua khó khăn, những người lính Trường Sa trên đảo An Bang đã nghĩ cách tái sử dụng lại nước ngọt để tưới rau. Không những vậy, để rau luôn tươi xanh, họ phải thường xuyên theo dõi khí hậu thời tiết trên biển, khi nào có gió mùa thì tổ chức che chắn, hết gió lại mang ra phơi nắng cho rau có đủ lượng ánh sáng mặt trời, để lá to mà không bị hư hỏng.

“Ở Trường Sa quanh năm nắng chói chang, thế nhưng lại là nơi trồng rau xanh rất tốt, có những chiếc lá mồng tơi còn to bằng bàn tay. Chỉ tính riêng năm 2018, đảo đã thu hoạch được hơn 6 tấn rau xanh, qua đó đảm bảo bộ đội trên đảo luôn được ăn rau xanh 3 bữa mỗi ngày,” anh Nguyễn Hồng Tiến phấn khởi nói.

Đó cũng là lý do mà sau khi nghe báo cáo của đảo An Bang, ông Nguyễn Khắc Hà, Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (Ban Thi đua khen thưởng Trung ương) đã khẳng định “đây là kết quả mà một số vùng trong đất liền phải học tập.”

Ông Hà cũng cho rằng việc thi đua khen thưởng tại đảo An Bang rất thiết thực. Đơn cử như việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tại đảo có những hành động rất thiết thực như thi đua trồng rau, nuôi lợn, chăn gà và cho những kết quả ý nghĩa. Ở đây có thể thấy một điều rất rõ, các chiến sỹ rất lạc quan, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Quân chủng, xứng danh bộ đội cụ Hồ-Chiến sỹ Trường Sa.

“Thủ đô xanh” trên biển

Trong suốt hải trình gần 9 ngày đến với Trường Sa, đi qua 10 điểm đảo và Nhà giàn DK1 (Phúc Tần) ở thềm lục địa phía Nam, ấn tượng để lại sâu sắc nhất với người viết là đảo Trường Sa lớn, nơi được xem là “thủ đô” của quần đảo. Nơi đây, màu xanh của cây lá, đặc biệt là những hàng cây bàng vuông trĩu quả bao trùm khắp mọi nơi của đảo như một bức tranh tuyệt đẹp với màu quê hương giữa bốn bề nước biếc.

‘Suc song xanh’ truong ton noi dau song ngon gio Truong Sa hinh anh 3

Hoa bàng vuông được xem là "nữ hoàng sắc đẹp" ở Trường Sa. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

Ngay khi tàu cập cảng “thủ đô Trường Sa,” đoàn công tác đã được cán bộ, chiến sỹ cùng nhân dân, đặc biệt là các cháu nhỏ hân hoan ra chào đón, cờ đỏ sao vàng phấp phới trong tay. Trường Sa cũng là điểm dừng chân lâu nhất, do đó ngoài thời gian gặp gỡ và tặng qùa cho các cán bộ chiến sỹ, nói chuyện với các hộ gia đình, thăm trường học, chúng tôi còn có thời gian dạo quanh đảo, thăm những vườn rau xanh, đi dưới những dãy cây bằng vuông xanh ngút ngàn. Đây là loại bàng có quả hình vuông 4 cạnh, khi chín quả bàng vuông có màu tím.

Hiện nay, cây bàng vuông có ở nhiều đảo nổi của quần đảo Trường Sa. Trong đó, nhiều cây bàng vuông ở Trường Sa đã được Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) công nhận là cây di sản với 8 nhánh. Có một điều lý thú khác của những loại cây này là mặc dù sống trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng luôn trổ hoa và tỏa hương dịu nhẹ về đêm như một đặc ân của thiên nhiên ban tặng cho vùng biển, đảo Trường Sa thân yêu.

Đặt chân lên đảo, chạm vào “da thịt” Trường Sa mới thấy, nếu như ở đất liền, không khí mát mẻ của những cơn mưa bất chợt trút xuống giữa mùa hè oi bức, thì giữa biển trời Trường Sa, chỉ là nắng gắt và gió biển mặn chát. Chính vì thế, việc trồng “dải đê xanh” ngăn gió biển, tạo bóng mát luôn được các đảo quan tâm. Nhiều đảo còn lấy chỉ tiêu trồng cây xanh hàng năm để đưa vào công tác thi đua.

Ngoài “cây đặc sản” là cây bàng vuông, phong ba, bão táp, ở trên đảo còn có những loại cây được mang từ đất liền ra trồng như cây me, xoài, mít, chanh, ổi, đủ đủ, mù u và dừa. Trong đó, đặc biệt ấn tượng là cây mù u đã trở thành cây di sản với tuổi đời hơn 125 năm.

Giữa cái nắng khắc nghiệt của Trường Sa, màu xanh của những luống rau đã góp phần làm mát dịu không khí oi nồng của biển đảo. Ngoài vườn rau muống, mùng tơi, rau cải tốt tươi thì những vườn rau ở đảo Trường Sa lớn còn có cả rau thơm, tỏi, hành, đinh lăng, ớt cay và một số loại rau củ quả khác.

Chỉ tay vào rặng tre xanh tốt, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Ðinh Trọng Thắm bảo rằng, mới đầu ở đây chỉ có vài cây tre do chiến sỹ mang từ đất liền ra trồng. Sau đó, tre đã được nhân rộng dần ra thành từng bụi lớn ở nhiều góc của đảo. Những bụi tre được trồng ở đây không chỉ tạo bóng mát, lấy lá cho bò ăn, thân tre dùng để đan lát, măng tre thêm nguồn thực phẩm để cải thiện bữa ăn hằng ngày.../.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.