Bài 8: Kỳ diệu sức sống Trường Sa giữa biển trời Tổ quốc
17 Tháng Bảy 2019 7:21 CH GMT+7
Trên khắp đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa hôm nay, đâu đâu cũng hiện ra một màu xanh biếc. Đó là xanh của sức sống, của niềm tin và hy vọng.

Trường Sa, vùng đất thiêng liêng giữa biển trời, không chỉ là nơi đồn trú, bảo vệ hải phần của người lính biển mà đó còn là quê hương, nơi có bao em nhỏ cất tiếng khóc chào đời, nơi tình yêu lớn lên bằng niềm tự hào dân tộc.

Đến với Trường Sa, ít ai ngờ rằng, nơi đây mỗi năm có tới 131 ngày bão, mỗi tháng có 13-20 ngày gió mạnh. Nhưng dẫu có sóng to, gió lớn đến nhường nào thì sức sống vẫn luôn căng đầy ở nơi đầu sóng.

Bai 8: Ky dieu suc song Truong Sa giua bien troi To quoc hinh anh 2

Trường Sa, vùng đất thiêng liêng giữa biển trời, không chỉ là nơi đồn trú, mà đó còn là quê hương, nơi có bao em nhỏ cất tiếng khóc chào đời. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Trên khắp đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa hôm nay, đâu đâu cũng hiện ra một màu xanh biếc. Đó là xanh của sức sống, của niềm tin và hy vọng.

Dưới những tán bàng vuông, cây phong ba, bão táp, người dân ngồi chuyện trò rôm rả, những vườn rau xanh mướt, từng đàn lợn, gà say sưa giấc ngủ. Tất cả những hình ảnh bình yên ấy nhìn chẳng khắc gì bức tranh thôn quê đầy sức sống.

Dù gian khổ, thiên tai khắc nghiệt, nhưng sức sống ở Trường Sa ngày càng mãnh liệt, và cùng chung nhịp đập của triệu triệu trái tim hướng tới biển đảo thân yêu.

Hàng ngày, ngoài nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển, người lính hải quân còn tăng gia sản xuất, chắt chiu giọt nước ngọt, dành thời gian chăm trồng các loại rau xanh, nuôi gia cầm, gia súc, đánh bắt cá, tự túc một phần thực phẩm tươi sống.

Nếu như trong đất liền, trồng rau là chuyện quá đỗi bình thường thì ở giữa biển cả mênh mông chỉ có cát biển, nắng, gió và san hô, nước ngọt “quý như vàng” thì việc có những vườn rau xanh tốt tươi quanh năm trên đảo (nhất là ở những đảo chìm) quả thật là chuyện phi thường.

Thực tế, để có được màu xanh của rau tươi trên đảo, cách trồng rau cũng mang đặc trưng riêng khác nhau tùy theo yếu tố “chìm,” “nổi” của từng đảo. Nếu như ở các đảo nổi Trường Sa lớn, An Bang, rau được trồng trong những khu vườn nhỏ, thì tại các đảo chìm như Thuyền Chài, Đá Lát, Đá Đông,… những người lính đảo lại phải trồng ở trong từng khay nhựa và chậu đá, đặt ở trong phòng và trên nóc nhà.

Ấy vậy mà có những đảo như An Bang, Sinh Tồn Đông, mỗi năm vẫn thu hoạch được hơn 6 tấn rau xanh các loại, qua đó đảm bảo bộ đội trên đảo luôn được ăn rau xanh 3 bữa mỗi ngày.

Không chỉ trồng rau xanh, chăm cây cảnh để tạo cảnh quan giữa trùng khơi, cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa còn tích cực triển khai những mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả, góp phần cải thiện bữa ăn, đảm bảo sức khỏe và góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhờ đó, sức sống ở Trường Sa không chỉ dừng lại ở màu xanh cỏ cây, hoa lá mà còn có cả sự hiện diện của những đàn lợn, gà, vịt to béo đến ngỡ ngàng.

Nhìn từ trên cao, các đảo nổi ở Trường Sa đẹp như một thành phố du lịch với những ngôi nhà ngói đỏ, mái xanh bóng nhoáng bởi tấm pin mặt trời, những hàng cây bàng vuông, phong ba, bão tố xanh mướt, cùng hàng quạt gió cao ngạo nghễ.

Bao quanh là bãi cát trắng dài mềm mại nối với biển khơi xanh thẳm. Nơi đây, quanh năm nắng gió thất thường với vô số những điều kỳ thú. Nhưng chính sự hoang dại của tự nhiên như năng lượng gió, bức xạ mặt trời là điều kiện lý tưởng để nơi đây đầu tư hệ thống năng lượng sạch quy mô, đồng bộ.

Đến nay, giữa trùng khơi, điện mặt trời và điện gió đã thắp sáng 33 điểm đảo và Nhà giàn ở quần đảo Trường Sa, qua đó cung cấp tới 90% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt trên vùng biển, đảo quê hương./.

Theo vietnamplus.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.