Xúc động lễ tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh anh dũng ở Trường Sa
Tuesday, July 23, 2019 8:14 PM GMT+7
VOV.VN - Trên vùng biển đảo Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma, các đoàn công tác đã tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh cách đây 31 năm về trước.

Tất cả các đoàn công tác ra thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 đều có những lễ tưởng niệm xúc động, trong đó có Lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988 ở Trường Sa.

Giữa biển trời Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, Đoàn công tác số 9/2019 cùng cán bộ, chiến sỹ Tàu HQ 561 có mặt trên vùng biển đảo Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma, nơi cách đây 31 năm về trước, vào ngày 14/3/1988 đã diễn ra cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

xuc dong le tuong niem cac liet si hi sinh anh dung o gac ma, truong sa  hinh 1

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ ở Trường Sa

Ngày 14/3/1988 với lực lượng tàu chiến hùng hậu, có trang bị vũ khí hiện đại, Trung Quốc đã ngang nhiên bất chấp công lý và lẽ phải bất ngờ tấn công, bắn cháy, bắn chìm 3 tàu vận tải và đánh chiếm một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của ta.

Đại tá Phạm Văn Quý - Quân chủng Hải quân cho biết: "Với ý chí quyết tâm “Bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính”, các lực lượng Hải quân của ta là cán bộ, chiến sỹ tàu vận tải và lực lượng công binh xây dựng đảo, trong tay chỉ có cuốc xẻng xà beng và súng bộ binh nhưng đã mưu trí sáng tạo, chủ động anh dũng, kiềm chế đến mức tối đa, thực hiện nghiêm đối sách, bình tĩnh, khôn khéo trong xử lý các tình huống để giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc".

Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó đã xuất hiện những tấm gương ngời sáng của cán bộ, thủy thủ các Tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125; của cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 146; Trung đoàn 83 - Công binh Hải quân. Dẫu biết rằng có thể sẽ hy sinh, nhưng trước sự đe dọa, cũng như những hành động dã man của Trung Quốc, các anh không hề run sợ, quyết không lùi bước, dũng cảm, ngoan cường, chấp nhận hy sinh để bảo vệ biển, đảo đến hơi thở cuối cùng.

Các thế hệ hôm nay cảm phục tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng liệt sỹ, Trung tá Trần Đức Thông - Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; Anh hùng liệt sỹ Đại úy Vũ Phi Trừ - Thuyền trưởng Tàu HQ 604; Anh hùng liệt sỹ Thiếu uý Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội bảo vệ tàu, giữ vững lá cờ Tổ quốc trên đảo. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hiên ngang quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình, động viên đồng đội “Không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Đó là Anh hùng, thuyền trưởng, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc, đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy Tàu HQ 505 vừa chiến đấu, vừa nhanh chóng lao lên bãi ngầm Cô Lin để con tàu trở thành pháo đài và cột mốc chủ quyền bất khả xâm phạm...

Cuộc chiến đấu rạng sáng ngày 14/3/1988 ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc là một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Những người lính đầy nhiệt huyết và sức trẻ đã mãi mãi nằm lại biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. Máu của các anh đã hòa cùng biển mặn, nhắc nhở thế hệ muôn đời sau nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.