Người viết tâm thư xin dạy học ở Trường Sa
08 Tháng Tám 2019 6:36 CH GMT+7
Trong chuyến công tác ở đảo Trường Sa, tôi có dịp trò chuyện với thầy Bành Hữu Tình, giáo viên duy nhất đang dạy học ở đảo Trường Sa. Trong phòng học đơn sơ, câu chuyện của thầy Tình với khát khao được dạy học ở Trường Sa khiến tôi thật thấm thía.

Dành cả đêm để viết bức tâm thư 

Thầy Bành Hữu Tình 36 tuổi và chưa có vợ. Vốn là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, trước khi ra Trường Sa dạy học, thầy Tình đã có 3 năm dạy ở Trường Tiểu học Khánh Lâm, Khánh Vĩnh (một huyện miền núi ở Khánh Hòa); sau đó thầy lại có 10 năm dạy học ở Trường Tiểu học Suốt Cát, huyện Cam Lâm. Kể về cơ duyên ra Trường Sa dạy học, thầy Tình cho hay: Dạy học ở Trường Sa là trên tinh thần tình nguyện và xem xét của Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa.

Thầy Bành Hữu Tình trong lớp học của mình ở Trường Sa

Thầy Bành Hữu Tình trong lớp học của mình ở Trường Sa

“Khi biết Sở GD-ĐT tỉnh thông báo tuyển giáo viên đi Trường Sa, tôi đăng ký ngay. Sở ưu tiên giáo viên là nam ra Trường Sa dạy học thời hạn 5 năm. Tôi biết có mấy trăm hồ sơ xin ra dạy ở Trường Sa, nhưng tôi may mắn được chọn”, thầy Tình kể.

Để chọn giáo viên ra Trường Sa, ứng viên phải qua 2 vòng: xét tuyển hồ sơ và khám sức khỏe. “Khi nhận thông báo hồ sơ được xét, tôi rất vui. Từ đó cho đến lúc chính thức nhận lệnh ra Trường Sa, nhiều đêm tôi mất ăn mất ngủ vì hồi hộp. Tôi cũng thường xuyên mơ đến Trường Sa, vì đó là khao khát cháy bỏng của tôi từ lâu lắm rồi”, thầy Tình tâm sự. Đến vòng khám sức khỏe cũng rất hồi hộp, vì ứng viên được khám rất kỹ, chỉ cần có bệnh truyền nhiễm, huyết áp, tim mạch… là bị loại. Tháng 6-2018, thầy Tình chính thức đến với Trường Sa. Bắt đầu một chặng đường công tác đặc biệt trong cuộc đời mình.

Thầy kể về một lần đến khu tưởng niệm Gạc Ma (ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa): “Tôi có một cảm giác rất đặc biệt, rất thiêng liêng. Đứng trước vòng tròn Gạc Ma bất tử, đọc về lịch sử anh dũng của các chiến sĩ Gạc Ma ngay trên mảnh đất quê hương, lòng tôi cuộn lên những cảm xúc thật lạ kỳ. Tình yêu Tổ quốc, quê hương trỗi dậy. Cảm phục các anh, tôi càng mong muốn được làm điều gì đó cho Trường Sa. Tất cả cứ thôi thúc, thôi thúc”.

Và đó là lý do chỉ trong 2 ngày, thầy Tình đã hoàn tất hồ sơ cho chuyến công tác 5 năm.

Thâm niên 13 năm công tác ở vùng khó, cùng với tâm thư xin đi dạy học ở Trường Sa được viết từ gan ruột của thầy chính là yếu tố để Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa quyết định chọn thầy. Tâm thư viết bằng tay, dài gần 5 trang A4.

“Ngày 14-3-1988, quân Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong cuộc thảm sát ở Gạc Ma do quân Trung Quốc gây ra, Việt Nam thiệt hại 3 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương. Tôi đã đọc đi đọc lại và thuộc lòng những thông tin đó”, thầy Tình kể.

Trong tâm thư, thầy kể về quãng đời thiếu niên, về việc mồ côi mẹ từ khi 5 tuổi, thầy đã học tập và rèn luyện gian khổ thế nào. “Tôi không có sự bao bọc của bố mẹ như các bạn, mà sống với anh cả, từ bé đã phải tự lo nhiều việc. Chính điều đó đã rèn luyện tôi thành một con người mạnh mẽ, có ý chí, và tôi tự tin mình xứng đáng đi dạy học ở Trường Sa”, thầy Tình chia sẻ. 

“Đêm tròn 30 năm sự kiện Gạc Ma, tôi ngồi viết tâm thư, cảm xúc tuôn trào, tôi viết xuyên đêm, như giãi bày tất cả gan ruột của mình”, thầy kể về lá tâm thư gửi đến Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa. 

Lớp học nơi đầu sóng

Đến nay, chúng ta đã có 3 trường học ở quần đảo Trường Sa gồm: Sinh Tồn, Song Tử Tây, thị trấn Trường Sa. Ở Trường Sa, trường tiểu học được xây dựng khang trang, đẹp đẽ. Với 7 hộ dân đang sinh sống trên đảo, hiện nay chỉ có 5 em trong độ tuổi đi học, từ mầm non đến tiểu học. Lớp ghép của thầy Tình có hai học sinh lớn nhất là lớp 4, hai học sinh lớp 2, một bé 4 tuổi học mầm non. Lớp có 3 trình độ, 2 cấp học. 

Trong phòng đơn sơ giữa biển trời Tổ quốc, thầy Tình trang trí lớp thật gần gũi với học sinh. Nội quy lớp học là một tấm biển vẽ những bông hoa, mỗi bông hoa ghi một nội dung: tự tin, đoàn kết, vượt khó, bảo vệ của công, lễ phép, chuyên cần, chăm ngoan, tích cực, học giỏi, sáng tạo. Câu cuối được in đậm: “Chúng mình cùng thực hiện nhé”.

Bên cạnh đó là góc tiếng Việt, thầy cho in các mẫu chữ viết. Góc toán in bảng cửu chương. Góc Khoa - Sử - Địa, An toàn giao thông… đều trưng bày những hình ảnh giúp học sinh nhận diện thật giản đơn. Lớp còn có góc mừng sinh nhật, vẽ chiếc bánh sinh nhật rất đẹp, ghi tên 5 học sinh trong lớp: Văn Bình, Xoan Trà sinh năm 2011, An Tuyên, Tinh Anh sinh năm 2014, An Thuyên sinh năm 2009. Trên khung cửa sổ lớp học nhìn ra bên ngoài là cả một màu xanh ngát của lá bàng vuông... 

Kể về việc dạy học ở lớp ghép, thầy Tình nói, đầu tiên là tính toán chỗ ngồi cho các em. Các cháu rất hiếu động, cháu ở tuổi mầm non còn chưa tự vệ sinh được. Mình thầy tự xoay xở với 5 cháu trong 2 buổi học. Khi học sinh mầm non không học nữa thì thầy cho chơi đồ chơi, rồi tranh thủ dạy cho học sinh tiểu học. Phải dạy xen kẽ, nếu lớp 4 học Toán thì lớp 2 học Tiếng Việt. Lớp có  ít học sinh nên thầy Tình có cơ hội chỉ bài cho từng em, các em tiến bộ rất nhanh.

“Tháng đầu chưa quen, học sinh còn nghịch, việc chỉ dẫn khá mệt, tôi mất tiếng luôn”, thầy Tình kể. Đến nay, các em đã vào nền nếp, chăm chỉ học hành, phụ huynh quan tâm phối hợp tốt với thầy giáo. Kết thúc năm học, kết quả học tập của các em rất tốt.

Một ngày mới bắt đầu với thầy Tình ở đảo là lúc 5 giờ 30, tập thể dục cùng lính đảo, sau đó là lên lớp sáng, chiều. Hết giờ học chiều, thầy lại cùng các em khi thì vui chơi, đá bóng, khi thì hướng dẫn cách trồng rau xanh. Thầy vừa làm thầy, làm “bảo mẫu” và làm người bạn tâm tình của học sinh nơi biển đảo. Thầy Tình cho biết, các em chỉ học hết lớp 5 ở đảo, sau đó vào bờ học tiếp THCS. Thời gian công tác trên đảo sẽ là những tháng ngày trải nghiệm, đáng nhớ trong cuộc đời của người thầy. 

“Tôi rất hạnh phúc khi được cán bộ, chiến sĩ trên đảo chia sẻ là mỗi lần đi ngang qua lớp học, được nghe thấy tiếng ê a học bài của lũ trẻ, họ cảm thấy vơi bớt nhớ nhà, nhớ con và có thêm động lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao”, thầy Tình nói.

Với thầy Tình, những ngày dạy học ở Trường Sa sẽ là những năm tháng đẹp nhất trong đời dạy học. Nơi đảo xa ấy, quay đâu cũng nghe tiếng sóng biển, không có bất cứ sự phân biệt nào, chỉ có tình quân dân gắn bó, tình thầy trò như người thân trong một gia đình. Và chiếc bục giảng nơi đầu sóng Trường Sa ấy, vừa là nơi gửi gắm khát khao của thầy giáo trẻ, vừa là nơi chắp cánh ước mơ cháy bỏng của những đứa trẻ lớn lên ở Trường Sa.

Chia tay tôi, thầy Tình tâm sự, nghỉ hè, thầy lại vào đất liền, về với gia đình và tiếp tục công cuộc “tìm người yêu”.

“Biết đâu duyên lành sẽ tới, tôi sẽ lấy vợ sớm thôi. Nếu sau 5 năm mà vẫn chưa lấy vợ, tôi sẽ lại xin dạy học tiếp ở Trường Sa, nếu được cấp trên chấp nhận”, thầy Tình cười vui vẻ nói.

Theo sggp.org.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.