Đảo trưởng Trường Sa Đông: Mất cảnh giác một giây, sẽ phải trả giá đắt
Friday, August 16, 2019 1:25 AM GMT+7
TPO - Đảo Trường Sa Đông nằm trong khu vực cụm đảo phía Nam quần đảo Trường Sa, nơi có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiệm vụ quan sát, theo dõi các tàu nước ngoài hoạt động từ quần đảo Trường Sa xuống vùng biển phía Nam…

Tại hội trường Bộ Quốc phòng sáng 15/8 - nơi diễn ra Hội nghị sơ kết và tôn vinh điển hình tiên tiến 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2014-2019), trung tá Hoàng Văn Phước, Chỉ huy trưởng Đảo Trường Sa Đông, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân chia sẻ nhiều điều về nhiệm vụ của những người lính đảo Trường Sa.
Tình yêu biển, đảo thấm vào máu và con tim

Trung tá Phước nói: “Tôi sinh ra ở miền quê biển nên học hết phổ thông, tôi lựa chọn con đường binh nghiệp gắn bó với cuộc đời của mình. Sau khi tốt nghiệp sĩ quan, tôi được điều về công tác tại Vùng 4 Hải quân, cho đến nay gần 21 năm gắn bó với Lữ đoàn, với quần đảo Trường Sa, tình yêu biển, đảo đã thấm vào máu và con tim của chúng tôi”. 

Theo trung tá Phước, Đảo Trường Sa Đông nằm trong khu vực cụm đảo phía Nam quần đảo Trường Sa, nơi có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiệm vụ quan sát, theo dõi các tàu nước ngoài hoạt động từ quần đảo Trường Sa xuống vùng biển phía Nam; hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ ngư dân vươn khơi, bám biển. Dó đó anh cùng Ban Chỉ huy đảo luôn ý thức sâu sắc về trọng trách của mình trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đối với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa Đông, trung tá Phước cho biết, trên đảo bình thường đã vất vả nhưng trong điều kiện thời tiết phức tạp, mưa bão dài ngày, thì lại càng khó khăn, vất vả gấp bội phần; nếu chỉ mất cảnh giác một giây, một phút sẽ phải trả giá đắt bằng sinh mạng và chủ quyền của Tổ quốc. Những lúc như thế, chỉ huy đảo lại xuống với anh em, đến từng vị trí canh gác, từng kíp trực đêm, kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Đảo trưởng Trường Sa Đông: Mất cảnh giác một giây, sẽ phải trả giá đắt - ảnh 2

Cán bộ, chiến sĩ Đảo Trường Sa Đông vui chơi thể thao. Ảnh: CTV

“Chúng tôi đã phát huy trí tuệ tập thể, sáng tạo ra các phương pháp quan sát, cảnh báo, hiệp đồng với các lực lượng để phát hiện mục tiêu và chống nước ngoài tập kích bí mật. Bám sát quan điểm, phương châm, tư tưởng chỉ đạo trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, 5 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đảo Trường Sa Đông đã quan sát, phát hiện được trên 2.500 mục tiêu; tổ chức ngăn chặn và xua đuổi hàng trăm lượt tàu thuyền nước ngoài ra khỏi khu vực, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển”, Chỉ huy trưởng Đảo Trường Sa Đông nói.

Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ trên đảo cũng đã phát huy được nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bộ đội trong huấn luyện, trong bảo quản, giữ gìn vũ khí trang bị và tăng gia sản xuất để giảm bớt sự tác động của môi trường biển, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Hàng năm, qua kiểm tra, Đảo Trường Sa Đông luôn đạt kết quả khá, giỏi, được cấp trên đánh giá cao.

Gắn kết cán - binh, đoàn kết quân – dân

Những năm qua, dù trong hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ trên đảo luôn gắn bó, thương yêu như anh em trong một nhà, cùng nhau khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, làm tròn bổn phận thiêng liêng của người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, viết tiếp truyền thống vinh quang: “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền”.

“Phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu biển, trong điều kiện sinh hoạt, công tác trên đảo còn khó khăn. Đặc biệt là việc nước ngoài gia tăng các hoạt động quân sự, vi phạm chủ quyền vùng biển của ta, để hoàn thành nhiệm vụ thì yếu tố quyết định là phải xây dựng được tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội”, trung tá Phước nói.

Đảo trưởng Trường Sa Đông kể lại: Tháng 9/2018, trợ lý quân khí Nguyễn Văn Hậu nhận được tin vợ bị ung thư buồng trứng giai đoạn 2 đã rất lo lắng. Nắm được tình hình, Chỉ huy đảo đã gặp gỡ động viên, ổn định tâm lý cho anh Hậu; đồng thời, phát động cán bộ, chiến sỹ trên đảo thăm hỏi, động viên và quyên góp ủng hộ gia đình đồng chí Hậu với số tiền hơn 21 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng sự quan tâm và tình cảm chân thành của đồng đội là liều thuốc vô giá giúp anh Hậu và gia đình vượt qua khó khăn, yên tâm công tác, gắn bó nơi tuyến đầu của Tổ quốc.

Đảo trưởng Trường Sa Đông: Mất cảnh giác một giây, sẽ phải trả giá đắt - ảnh 3

Liên chi đoàn Đảo Trường Sa Đông ra quân thực hiện chung tay làm sạch biển. Ảnh: CTV

Tháng 5/2018, Chỉ huy đảo nhận được tín hiệu cấp cứu ngư dân của một tàu cá Bình Thuận đang khai thác hải sản cách đảo 50 hải lý về phía Đông. Ngư dân được cấp cứu lên đảo, bị viêm ruột thừa cấp trong tình trạng nguy kịch, nếu đưa về đất liền cứu chữa sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do vậy, kíp quân y của đảo đã quyết định phải phẫu thuật gấp. Sau hơn 1 giờ, ca mổ đã thành công, bệnh nhân mau chóng bình phục trong niềm hạnh phúc của các thành viên tàu cá và cán bộ, chiến sĩ trên đảo. 

Trước khi chia tay, ngư dân Võ Hùng Điệp, người được cứu chữa, xúc động nói: “Bộ đội Đảo Trường Sa Đông là ân nhân của ngư dân. Bà con ngư dân luôn tin tưởng và sát cánh cùng Bộ đội Hải quân, để mỗi tàu cá là một đài quan sát, mỗi ngư dân là một cột mốc khẳng định chủ quyền trên biển”.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.