Những bác sỹ ở huyện đảo Trường Sa
Thursday, January 16, 2020 10:13 PM GMT+7
GiadinhNet - Với khoảng cách xa đất liền hàng trăm hải lý, những bệnh xá ở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đóng vai trò quan trọng là những trung tâm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe quân, dân trên đảo và bà con ngư dân hoạt động trên vùng biển Tổ quốc.

"Không có các anh, ba con tôi đã mồ côi bố"

Đã hơn 2 năm kể từ ngày gặp nạn, ông Nguyễn Thanh Dũng, một ngư dân bị nhồi máu cơ tim vẫn không thể nào quên được cái đêm khổ cực ấy. Đó là một đêm cuối tháng 7/2017, tàu câu mực của ông Dũng mang biển số QNg 90188TS cùng hơn chục thành viên đang câu mực ở phía Bắc đảo Song Tử Tây gần chục hải lý. Sóng yên biển lặng, chiếc ghe nhỏ bé như lá tre bập bềnh giữa biển đêm. Trong khi tất cả đang mải mê câu mực, bỗng phía mũi tàu tiếng ông Dũng thét lên đau đớn... Mọi người soi đèn thấy ông nằm xoài trên mũi tàu, mặt tím tái, miệng mím chặt. Mọi người vội đưa ông vào khoang tàu xoa dầu và hô hấp nhân tạo. Linh tính mách bảo chuyện chẳng lành, tài công của tàu quyết định cho tàu chạy khẩn cấp vào đảo Song Tử Tây. Tài công trực tiếp lên máy I-com sóng cực ngắn gọi đảo Song Tử Tây và xin được cứu giúp.

Những bác sỹ ở huyện đảo Trường Sa - Ảnh 1.

Các bác sỹ tại đảo Trường Sa Đông đang khám bệnh cho chiến sỹ. Ảnh: Cao Tuân

Khi nghe tín hiệu cấp cứu từ ghe của ngư dân, chiến sĩ thông tin báo cáo Đảo trưởng. Ngay lập tức, kíp trực quân y được triển khai cấp cứu. Một tổ cơ động ra cầu cảng đón các ngư dân. Ngư dân Nguyễn Thanh Dũng, 56 tuổi nhanh chóng được chuyển vào phòng cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tại đây, bác sĩ đảo Song Tử Tây chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính. Bằng tất cả tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc, tổ quân y đã làm các thủ thuật chuyên môn, vừa hô hấp nhân tạo, ép đẩy lồng ngực; vừa truyền dịch và dùng thuốc trợ tim đặc biệt. Sau hơn một giờ đồng hồ, ông Dũng đã thoát khỏi cơn nguy kịch nhưng sức khỏe không ổn định. Theo chỉ định của bác sĩ, ông Dũng được nằm điều trị tại bệnh xá của đảo. Sau 17 ngày được các bác sĩ và kíp quân y cứu chữa, ngư dân Nguyễn Thanh Dũng đã khỏe hoàn toàn và tiếp tục trở lại tàu câu mực.

Bà Phạm Thị Của, vợ của ông Dũng (ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn chưa hết xúc động khi kể lại cho tôi nghe cảm xúc khi biết tin chồng phát bệnh tim đột ngột, được các bác sĩ Trường Sa cứu sống. Bà kể: "Anh biết không? Khi nghe tin chồng tôi bị nhồi máu cơ tim, chân tay rụng rời. Ba đứa con bỏ cơm, cả nhà chỉ cầu mong cho ông ấy bình an trở về. May mà có các bác sĩ Trường Sa cứu sống không thì ba con tôi đã mồ côi bố. Gia đình tôi luôn biết ơn các anh".

BS Hoàng Trung Thông và kỹ thuật viên gây mê hồi sức Văn Đình Thụ (Bệnh xá đảo Trường Sa) kể về một ca mổ đau ruột thừa ngay đợt cuối năm vừa qua. Khi bệnh nhân được chuyển lên đảo thì đã ở tình trạng có khả năng vỡ ruột thừa nên cần tiến hành mổ ngay. Do bệnh nhân đau nhiều giờ nên ruột thừa đã viêm thành mủ và quặn ngược, rất khó xử lý. Bằng sự nỗ lực của cả ekip, sau một tiếng từ lúc gây mê, ca mổ đã thành công. Các anh cho biết, cuối năm thời tiết xấu, biển động, việc vận chuyển bệnh nhân từ các đảo chìm hoặc ngư dân từ tàu lên đảo khá vất vả. Tuy nhiên tất cả ca bệnh đều được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Hỗ trợ hệ thống truyền dữ liệu và hội chẩn từ xa

Với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị còn khó khăn, cách xa đất liền hàng trăm hải lý, việc khám, chữa bệnh và cứu chữa quân dân ở huyện đảo Trường Sa là không hề đơn giản. Nhưng nhờ được sự quan tâm từ đất liền, hệ thống y tế ở đảo xa đã từng bước được đầu tư, hoàn thiện, hỗ trợ tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe cho quân và dân tại Trường Sa. Hệ thống trang thiết bị y tế trên đảo được thay mới, bổ sung nhiều thiết bị hiện đại như: Máy chụp X- quang kỹ thuật số, máy siêu âm màu 4 chiều, máy gây mê kèm thở… Đặc biệt, nhằm hỗ trợ hơn nữa trong công tác chẩn đoán bệnh, hệ thống truyền dữ liệu và hội chẩn từ xa Telemedicine đã được trang bị tại Trường Sa. Qua đó, tạo điều kiện cho y, bác sỹ được tham khảo ý kiến, tiếp nhận sự phối hợp của những chuyên gia đầu ngành tại các bệnh viện lớn của Trung ương trong xử lý nhanh chóng, kịp thời những ca bệnh khó.

Những bác sỹ ở huyện đảo Trường Sa - Ảnh 2.

Một ca phẫu thuật được thực hiện trên đảo Trường Sa.

Anh Phan Văn Thanh, người dân thị trấn Trường Sa chia sẻ: "Chúng tôi sinh sống trên đảo, khí hậu khắc nghiệt, ra khơi đánh bắt hải sản thường gặp phải những bệnh nghề biển đều được các bác sỹ trên đảo tận tình thăm khám, cấp phát thuốc. Trẻ con ở nhà có đau ốm cũng yên tâm hơn vì trên đảo đã có các thầy thuốc tận tâm, lành nghề. Bên cạnh đó, các anh còn là những người thầy giáo dạy ngoại ngữ, kiến thức cho các em nữa. Chúng tôi xem các anh như người nhà, người anh em ruột thịt".

Khó khăn nhất ở các đảo Trường Sa là khí hậu khắc nghiệt nên trang thiết bị y tế rất dễ nhiễm hơi nước biển mặn trong khi nhu cầu khám chữa bệnh diễn ra thường xuyên. Ngoài các cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ, còn có công nhân làm việc ở các trạm hải đăng, trạm khí tượng hải văn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải và đặc biệt là rất nhiều ngư dân đánh bắt hải sản trên biển. Ngoài những bệnh cảm cúm, ho, da liễu thông thường như trong đất liền, ngư dân thường gặp các ca cấp cứu đặc thù của nghề biển là tai biến (đột quỵ), viêm ruột thừa và tai nạn lao động. Những ca bệnh này vốn rất nguy hiểm, có thể để lại những biến chứng nặng nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời…

"Ở đâu cũng là làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho quân và dân nhưng tôi rất tự hào khi được cống hiến ở Trường Sa, được góp phần nhỏ bé của mình bảo vệ chủ quyền biển đảo nơi tiền tiêu. Xác định như thế nên anh em đều vững vàng tư tưởng và quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong thời gian công tác trên đảo", Thượng úy Nguyễn Kim Ngọc (Trạm xá đảo Trường Sa Đông) tâm sự.

Sau những giọt mồ hôi của bác sĩ ở quần đảo Trường Sa, là niềm vui và sự sống của quân dân huyện đảo, là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc của những ngư dân bám biển. Ở đó giữa những chiến sĩ khoác áo blu trắng và người bệnh không có khoảng cách, chỉ có tình người, tình đời hòa lẫn vào nhau giữa ngàn trùng sóng biếc. Để rồi trong mỗi chuyến ra khơi, sau mỗi chặng hải trình nhọc nhằn với những tấn cá đầy khoang, điều đọng lại trong lòng bà con ngư dân không chỉ là những chiến sĩ kiên cường canh giữ biển đảo trước bạt ngàn nắng gió, mà còn có những chiến sĩ khoác áo blu trắng bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho ngư dân ngày đêm bám biển.

Điều trị và phục vụ bệnh nhân miễn phí

Điều khác với trong đất liền là ngư dân bị tai nạn, ốm đau phải cấp cứu khi vào bệnh xá được chăm sóc, phục vụ ăn uống hoàn toàn miễn phí. Những trường hợp ngư dân mổ ruột thừa luôn được giữ lại bệnh xá 7 - 8 ngày mới được trở lại tàu cá. Đối với những ca bệnh phức tạp, bệnh xá sẽ được hỗ trợ hội chẩn bằng hình ảnh qua hệ thống Telemedicine truyền hình trực tiếp kết nối giữa các bác sĩ chuyên môn giỏi từ trong đất liền với y, bác sĩ của bệnh xá.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.