Trường Sa không xa (Bài 2): Mầm xanh, sức sống Trường Sa
30 Tháng Giêng 2020 6:27 CH GMT+7
VHO- Lâu nay khi nhắc đến Trường Sa người ta hay nghĩ đến một vùng biển đảo bạt ngàn sóng gió, bão táp và san hô, cây bàng vuông, dây muống biển là biểu tượng của sinh vật trên đảo. Có mục sở thị mới biết rằng các chiến sĩ Hải quân ngoài nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc còn tạo nên mầm xanh và sức sống Trường Sa.

Lần đầu tiên tôi đi Trường Sa, nơi mà tôi đặt chân lên quần đảo Trường Sa là đảo chìm Đá Lát. Phải chờ đến giờ thủy triều lên, xuồng nhỏ mới trung chuyển chúng tôi lên đảo được.Chung quanh là đại dương mênh mông nước, Đá Lát chỉ là 2 mỏm đá diện tích có hạn để xây công trình, chung quanh không một bóng cây. Cảm nhận ban đầu của tôi về sức sống nơi đây là lòng quả cảm và sức chịu đựng của những người lính đảo ngày đêm giữ gìn phên dậu nước nhà. Thế nhưng, sau khi quan sát kỹ, trong không gian chưa tới 20m2, dưới góc một trụ ăng-ten, được rào chắn gió cẩn thận là nơi tăng gia sản xuất (trồng rau) của chiến sĩ trên đảo, màu xanh và sức sống đã hiện hữu. 

Cây tra, cây bàng vuông, cây phong ba, hoa muống biển là những cây biểu tượng của Trường Sa.

Binh nhất Nguyễn Ngọc Phụng (quê ở huyện Tuy Phước, Bình Định) đang chăm sóc vườn rau, vui vẻ tiếp chuyện: “Trước khi đi bộ đội em là sinh viên cao đẳng cơ khí, có biết lao động sản xuất gì đâu. Vào lính em biết hai thứ rất cần thiết, đó là trồng rau trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Thứ hai là em biết bơi và có thể sống dưới môi trường nước cả ngày vẫn được, còn trước đây dù sống ở vùng rốn lũ, nhưng thả em xuống nước chắc như … bì gạo!".

Đại úy Nguyễn Văn Nam, Chỉ huy trưởng Đảo Đá Lát tâm sự: “Nhiệm vụ chính của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa là canh giữ biển đảo quê hương, trong bất cứ tình huống nào cũng không để bị động, bất ngờ; nhưng ở đảo, nhất là điều kiện khắc nghiệt ở đảo chìm, mọi người lính còn có nhiệm vụ sản xuất tăng gia. Giữa sự hào phóng của gió, sóng biển và muối biển quanh năm, để trồng được những luống rau bằng nguồn nước lợ hiếm hoi, chúng tôi phải rất kỳ công ở mỗi khâu trồng trọt và chăm sóc. Rau đã giúp bộ đội xanh hóa bữa ăn, còn khẳng định sức sống mãnh liệt trên biển đảo…”.

Binh nhất Nguyễn Ngọc Phụng chăm sóc vườn rau ở Đá Lát.

Khi tàu Kiểm ngư 941, có trọng tải 2.400 tấn cập vào âu thuyền Trường Sa (còn gọi là Trường Sa lớn hoặc Thủ đô Trường Sa), chúng tôi từ trên boong tàu nhìn xuống thị trấn này, đập vào mắt là ngút ngàn cây xanh (dù hơi cháy lá vì vừa trải qua mùa mưa bão bị xâm mặn), nhà cao tầng của các cơ quan, trường học, bưu điện, bệnh xá, các công trình quốc phòng được ngăn bởi các con đường bê-tông thẳng tắp những hàng cây.Phía trước cổng chào của “UBND thị trấn Trường Sa” (tỉnh Khánh Hòa) đã có cán bộ, chiến sĩ Hải quân, dân quân tự về và các hộ dân ăn mặc đẹp xếp hàng ngay ngắn đón chào đoàn từ đất liền ra thăm.

Cảm giác sung sướng nhất của chúng tôi là thấy được bóng dáng phụ nữ và trẻ em trên đảo tiền tiêu; sự có mặt của họ nói lênsự chung tay của quân dân trong sự nghiệp gìn giữ, bảo vệ và dựng xây biển đảo quê hương. Thấp thoáng trên mặt biển ngoài xa có những ngư thuyền vươn khơi, thi thoảng có một vài thuyền lớn của ngư dân cập vào âu thuyền để nhờ sự trợ giúp cần kíp tại đảo, hoặc viếng chùa Trường Sa cầu cho gió thuận mưa hòa.

Độ phủ xanh của 2 đảo nổi Trường Sa và Trường Sa lớn và Đá Tây A đang nỗ lực phủ xanh.

Có lẽ màu xanh rất đậm đặt của cây trồng như: Cây bàng, bàng vuông, tra, chuối, nhàu, phi lao, bồ đề, …sống được và phát triển bình thường đã làm nên một Trường Sa bề thế và sống động.Một ít loài hoa, địa lan, cỏ dại, hoa giấy, hoa chuối, hoa mướp cũng dần thích nghi với môi trường khắc nghiệt của nắng gió biển khơi.Trên những đám cỏ dại lưa thưa bên đường mọc lên những bông hoa trắng, vàng, hồng nhỏ xíu cũng gợi lên một sức sống mãnh liệt trên đảo đá giữa trùng khơi muôn sóng. Một số vườn rau của các đơn vị đóng trên đảo cũng xanh mướt một cách ấn tượng, nhờ kinh nghiệm chăm bón, bảo vệ, chống gió biển của người trồng, như khẩu đội 37, Bộ đội Biên phòng, Cục 2, hoặc vườn thuốc Nam của Bệnh xá Trường Sa…Rau ngát Nhật, chùm ngây, dàn bầu, dàn  mướp của vườn rau Bội đội Biên phòng TrườngSa nhìn đến mát mắt. Cây phong ba già cội bên Nhà khách Thủ Đô của Trường Sa (lớn) cạnh những vết lở, phần mục của thân cây do môi trường khắc nghiệt của gió biển vẫn đâm chồi, nẩy lộc xanh mơ như thách thức tất cả bằng sức sống phi thường…

Có lẽ Trường Sa Đông là đảo nổi có độ che phủ của cây xanh (bàng, bàng vuông, cây tra) khá lớn; các vườn rau đủ chủng loại; hoa cây cảnh, cỏ dại cũng nhiều nhất trong các đảo chúng tôi đã đến. Kế đến là Đảo Đá Tây A (đảo chìm đã được nâng cấp thành đảo nổi có diện tích khá rộng, có dịch vụ hậu cần nghề cá của Bộ NN&PTNN, có âu thuyền) số lượng cây xanh mới trồng và rất nhiều vườn rau, có cả hệ thống trồng rau trong nhà kín... Các điểm đảo này rau xanh dư dùng quanh năm, còn chia sẻ cho các đảo chìm lân cận.

Rau xanh ở đảo Trường Sa và Trường Sa Đông đủ cung cấp cho các bữa ăn chiến sĩ.

Sau những đợt sóng biển đánh rát, không ít cây trồng như bàng, nhàu, tra bị cháy lá loang lổ, để lại những cành, lá chết thì sau đó có những chồi non bật ra và phủ xanh, sự sống tiếp diễn.Ấn tượng nhất là những thảm rau muống biển bám đất, giữ xanh cho đảo, với trùng trùng tít tắp những nụ tím đầy cảm xúc khi ta tĩnh lặng ngắm nhìn.

Diện mạo trên quần đảo Trường Sa nay đã thay da đổi thịt. Vẻ đẹp của Trường Sa không chỉ bởi những sản vật đặc trưng như cây bàng vuông, cây tra, cây muống biển, các vườn rau xanh tắp trên bờ cát, cộng với gió biển ầm ào không ngớt; mà ở các điểm đảo còn có sự khang trang của cơ sở hạ tầng, những công trình phục vụ quốc phòng, trụ sở làm việc, công sự sẵn sàng chiến đấu của các chiến sĩ hải quân;doanh trại chính quy, xanh, sạch đẹp, cuộc sống của từng hộ dân, của từng cán bộ chiến sĩ đã được nâng cao.

(còn nữa)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.