Trường Sa không xa (Bài 3): Ngày Tết với thời khắc thiêng liêng ở đảo
30 Tháng Giêng 2020 6:38 CH GMT+7
VHO- Dẫu xa đất liền vài trăm hải lý, nhưng khoảnh khắc chuyển giao đất trời, năm cũ bước qua, năm mới tiếp tới mang đến hương vị Tết cổ truyền vẫn tràn về trên quần đảo Trường Sa.

Tại hội trường các đảo đều được trang trí bàn thờ Tổ quốc, Bác Hồ với đầy đủ mâm ngũ quả, bánh chưng, kẹo mức, hoa tươi và các cành đào, cành mai (nhựa) để đón Tết. Hàng chục gà, vịt, lợn được mổ để để các cán bộ chiến sĩ ở các điểm đảo Trường Sa làm mâm cỗ; riêng ở Trường Sa lớn, thịt 7 con lợn chia cho các đơn vị và hộ dân trong dịp Tết này. Các nghi lễ đầu năm cũng được các đảo tiến hành như ở quê nhà, bởi một điều đơn giản “đảo là nhà, biển cả là quê hương”. 

Trang trí lại bàn thờ Tổ quốc, Bác Hồ; chuẩn bị mâm cỗ bàn ở Trường Sa.

Chiều 30 Tết, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo sẽ cùng thắp hương  tượng đài liệt sĩ, thăm mộ quân nhân. Tối giao thừa, đảo tổ chức bình thơ, bình văn, biểu diễn văn nghệ; tập trung nghe Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam chúc tết trên tivi rồi cùng chúc cho nhau vạn sự như ý. 

Thắp hương mộ quân nhân.

Sáng mùng Một, từ lúc tinh sương chưa nhìn rõ mặt, sau hiệu lệnh báo thức toàn đảo lập tức cán bộ, chiến sĩ Trường Sa đã đồng loạt rời khỏi giường. Thường ngày 5 giờ sáng các chiến sĩ và cán bộ trên các đảo tập trung trước sân đơn vị để tập các bài thể dục buổi sáng và các bài rèn luyện thể lực, tập các bài võ và các hoạt động khác trong ngày. Hôm nay ngày đầu của Tết Nguyên đán nên mọi sinh hoạt đều đặc biệt hơn đối với quân dân Trường Sa. 

Thể dục buổi sáng và rèn luyện thể lực, võ thuật.

Lễ chào cờ đầu năm được diễn ra nghiêm trang; toàn đảo sẽ ra cột mốc chủ quyền, cạnh đó là cột cờ Tổ quốc để làm lễ. Khi cờ Tổ quốc kéo lên chạm đỉnh cũng là lúc bài Quốc ca vừa dứt; toàn quân và toàn dân trên các điểm đảo nghe đọc bài chúc tết của quân chủng Hải quân. Sau đó tại Trường Sa thủ đô, các đơn vị và người dân đến dâng hương Đài tưởng niệm, nhà thờ Bác Hồ, tượng thờ Quan Thề Âm Bồ Tát. 

Chào cờ, dâng hương dâng hoa Đài tưởng niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm Liệt sĩ Trường Sa.

Lễ chùa Trường Sa cũng được các chiến sĩ và người dân rất quan tâm. Thầy Thích Tuệ Nhân - Trụ trì chùa Trường Sa gióng lên 3 hồi vào đại hồng chung, như báo hiệu với đất trời khoảnh khắc đầu năm Canh Tý 2020 tại đảo thiêng của Tổ quốc; các hộ dân, các cán bộ chiến sĩ, các đoàn thể ban ngành lần lượt vào lễ phật, cầu quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, an khang, may mắn. 

Lễ chùa Trường Sa.

Vui Tết Nguyên đán ở đảo cũng theo quy định chung của cả nước, kéo dài đến mồng Năm là hết. Trung tá Trần Văn Thuấn (từng công tác ở 17 đảo của Trường Sa) cho biết: “Năm nào cũng vậy hoạt động đón Xuân cũng vui và phong phú. Hàng loạt các nội dung thi đấu thể thao và trò chơi dân gian được bắt đầu như kéo co, bóng chuyền, bóng bàn, ném bóng vào chậu, cờ tướng. Người thắng cuộc sẽ được thưởng kẹo hoặc những món quà nhỏ nhưng sẽ là vật kỷ niệm đáng quý của các chiến sĩ. Buổi tối sẽ là các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hội diễn. Hoạt động trên đảo trong những ngày đón Xuân làm cho tình quân dân thêm gắn bó, thắt chặt hơn bao giờ hết. 

Ném bóng bàn vào chậu, thi đấu bóng chuyền.

Đón Tết, nhưng người lính đảo Trường Sa luôn nêu cao trách nhiệm, ngày đêm phân công canh gác giữ gìn biển đảo Tổ quốc, không chủ quan, sơ suất. Một hành động đẹp và mang đầy ý nghĩa đó là Tết trồng cây nhớ Bác. 

Lính đảo Trường Sa vui Tết không quên nhiệm vụ, ngày đêm luôn túc trực canh giữ biển đảo.

 

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.