“Trận địa” thúng chai giữa Biển Đông
15 Tháng Hai 2020 10:19 CH GMT+7
Biên phòng - Nghề khai thác mực xà (mực khơi) được xếp vào “ngoại hạng” về sức chịu đựng sóng gió, kiên cường bám trụ 3 tháng liên tục và độ bao phủ rộng khắp vùng biển Việt Nam. Trở thành nghề “độc nhất vô nhị” trên thế giới, chỉ có người dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng... mới dùng thúng chai câu mực trong đêm ở giữa đại dương. Nghề khai thác mực xà Đà Nẵng đã bị “xóa sổ” hoàn toàn, còn lại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu như không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì e rằng, một ngày không xa, nghề khai thác mực xà sẽ biến mất.

Bài 1: Hình thành hạm đội “tàu sân bay”

“Mấy năm trước, khi tàu câu mực xà của tụi tui xòe cánh đi câu ở vùng biển từ quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) đến Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), có nhiều lần máy bay trực thăng của nước ngoài bay sát xuống, giống như muốn đậu trên giàn phơi mực của tàu luôn. Rồi mấy ông phi công bay vòng tròn quanh tàu quan sát. Trời ơi, mực phơi trên giàn bay tung tóe, nước biển bắn lên như mưa”.

b02z_12a

Tàu câu mực xà của ngư dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Hải Luận

Đó là đoạn đầu cuộc nói chuyện của thuyền trưởng Nguyễn Xuân Văn, ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ông Văn kể tiếp: “Mấy ông nước ngoài thấy tàu câu mực lạ quá, phía trên có sân phơi rộng giống như “tàu sân bay”, phía trong bụng tàu có mấy chục cái thúng chai cỡ bự. Các ông tưởng đó là trận địa chiến đấu hay trạm quan sát trên biển? Về sau, chắc họ nghiên cứu hình ảnh chụp lại, xác định đó là tàu của ngư dân đi khai thác biển, nên họ giảm dần số lần máy bay quần đảo trên đầu tụi tui”.

“Luật ăn chia” ra đời

“Ban đêm, mỗi chiếc “tàu mẹ” thả xuống biển 40 – 50 chiếc thúng câu mực, trên mỗi thúng có một thợ câu. Gặp vùng biển có mực dày đặc, sẽ có 3 - 4 chiếc tàu tập trung lại câu. Mấy trăm chiếc thúng tản ra theo từng nhóm, phía dưới thúng có những bóng đèn chớp chớp “dụ” mực, phía trên có đèn báo hiệu màu đỏ, trông giống như “trận địa”  giữa biển Đông” - Thuyền trưởng Văn nhớ như in. 

Ngược dòng thời gian, đi tìm nguồn gốc hình thành nghề câu mực xà độc đáo ở Việt Nam. Theo như lời kể của các thuyền trưởng tàu câu mực xà Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều thừa nhận nó xuất phát từ những ông làm nghề lưới chuồn tỉnh Quảng Ngãi. “Có một ông trong làng đi thả lưới chuồn, thả ánh đèn bên mạn tàu để gỡ cá, tình cờ phát hiện từng đàn mực ở dưới biển trồi lên “đóng đèn”. Ông lấy lưỡi câu bỏ xuống, mực bu tới, ông giật lia lịa được nhiều con. Từ đó về sau, bạn trên tàu sắm dụng cụ mang theo câu mực, mỗi buổi tối cũng kiếm vài ký. Ban đêm, bạn thả xong lưới, mười mấy người đứng giàn hàng ngang câu mực, tranh giành nhau chỗ đẹp, chỗ xấu” - Ông chủ và thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Trai, ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tường thuật khá hấp dẫn. 

“Luật bất thành văn”, số lao động làm nghề lưới chuồn ngồi trên tàu câu nhiều mực cỡ nào đi nữa, chủ tàu không có quyền ăn chia với số mực câu được. Tiền dầu chạy tàu thì chủ chịu, ngược lại, không thu tí gì “hoa lợi” từ bạn câu mực. Chủ tàu lưới chuồn mới nghĩ ra cách, bỏ vài thúng chai theo tàu, ra khơi thả xuống câu thử như thế nào, ai ngờ mực nhiều quá trời.

fiqx_12b

Tàu câu mực xà hoạt động ở khu vực nhà giàn DK1 của Việt Nam. Ảnh: Ngư dân cung cấp

Ông Bùi Mông, ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nhớ lại buổi ban đầu: “Lúc đó, tui đi bạn cho tàu chú Bảy Hoa, thả lưới chuồn xong, chủ tàu hạ 7 thúng chai xuống biển, 7 người tự bơi đi câu, rạng sáng đưa mực lên tàu “nhập chung”, chia đều cả chủ và người câu. Tối nào tui cũng câu được trên dưới 10 ký mực, có ông được 5 ký, có ông 2 ký, rồi có ông bỏ câu nằm ngủ chỉ câu được vài con, nhưng tiền chia giống nhau. Thấy bất hợp lý, tui nói với chủ tàu: “Chủ tàu muốn đạt sản lượng cao phải khoán và ăn chia trên đầu ký với mấy ông câu”. Nghe có “lý”, chú Bảy Hoa họp anh em lại, đưa ra giao khoán sản phẩm và chia phần trăm lợi nhuận”.

“Luật ăn chia” và “giao khoán” sản phẩm nghề câu mực xà được ra đời từ đây. Chính ông Bảy Hoa, ở huyện Đức Phổ, áp dụng đầu tiên theo phương thức giao khoán, chủ tàu được hưởng 30%/kg/người, thợ câu hưởng 70%. “Luật ăn chia” này được tồn tại và vận hành trong thực tiễn nghề câu mực xà suốt thời gian khá lâu. “Người dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn bắt đầu đóng tàu làm nghề câu mực xà, một số chủ tàu đã hạ mức chia xuống 25%, để thu hút lao động về tàu mình, kể cả những tay thợ câu giỏi. Đà Nẵng thiếu lao động nghiêm trọng, một số chủ tàu buộc phải hạ mức chia xuống 20%. Sau đó, cả Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều thực hiện thống nhất mức ăn chia với tàu là 20%. Mấy năm gần đây đang hạ xuống 17%” - Thuyền trưởng Mông thông tin thêm. 

“Phân lô bán nền” trên nóc tàu

Luồng gió “giao khoán” được thực hiện 100% trên tàu câu mực xà, mọi người đều nỗ lực câu, mỗi đêm sản lượng đạt 1 - 2 tạ mực. Thuyền trưởng Mông kể tiếp: “Tàu câu mực hồi đó chỉ dài 12 - 15m, phần để thúng chai, phần để nước, để dầu..., hở chỗ nào là cho mực vào phơi. Rồi ngư dân bắt đầu nghĩ ra việc làm giàn phơi mực trên tàu, khi không đủ chỗ phơi, mấy ông câu tranh giành chỗ phơi, đôi khi có đụng tay, đụng chân với nhau”.

Nhiều chủ tàu đã nghĩ ra cách đóng giàn cây đà thêm một tầng cao hơn khoảng 2m so với boong tàu, rồi “phân lô bán nền” cho các thợ câu, theo phương thức chia đều theo diện tích chiều dài. Lại lộn xộn, vì tranh nhau “mặt tiền” phơi mực. Phía đầu mũi tàu là vị trí đẹp nhất, nơi hứng gió nhiều, mực nhanh khô; chỗ hạng bét là sau đuôi tàu, bị ca bin che chắn, mực lâu khô hơn. Chủ tàu nghĩ ra cách bốc thăm theo từng lô phơi mực. “Lô nền” của ai người đó lo giữ, nhiều ông lại cơi nới thêm tầng phơi thứ 2, thứ 3. Có ông lại nghĩ ra cách nới rộng ra khỏi thân tàu 2 - 3m, tàu nhỏ mỗi khi có gió to như muốn lật úp. Thuyền trưởng phải “hạ lệnh” cho phép nới rộng ra 1m để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, mấy ông câu mực đâu có nghe, thuyền trưởng vác cưa ra “cắt ngọn” phần vượt ra “lộ giới” cho phép” - Thuyền trưởng Mông thuật lại câu chuyện mọi sáng kiến trong gian khó.

Từ câu chuyện trên, sau mỗi lần đóng tàu mới, chủ tàu luôn nghĩ cách gia cố và tăng thêm nhiều đà cây, nới thêm chiều rộng và chiều dài sàn phơi mực so với kích thước của tàu hiện có. 

(còn tiếp)

Bài 2: Sinh mạng “treo” đầu ngọn sóng

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.