“Trận địa” thúng chai giữa Biển Đông (bài 3)
02 Tháng Ba 2020 12:13 SA GMT+7
Biên phòng - Nghề khai thác mực xà (mực khơi) được xếp vào “ngoại hạng” về sức chịu đựng sóng gió, kiên cường bám trụ 3 tháng liên tục và độ bao phủ rộng khắp vùng biển Việt Nam. Trở thành nghề “độc nhất vô nhị” trên thế giới, chỉ có người dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng... mới dùng thúng chai câu mực trong đêm ở giữa đại dương. Nghề khai thác mực xà Đà Nẵng đã bị “xóa sổ” hoàn toàn, còn lại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu như không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì e rằng, một ngày không xa, nghề khai thác mực xà sẽ biến mất.

Đà Nẵng đã gây dựng được 300 chiếc tàu câu mực xà hoạt động ở vùng Biển Đông với hàng nghìn lao động được tôi luyện trong môi trường khắc nghiệt nhất của biển cả. Bây giờ bị xóa sổ 100%, đây là một tổn thất rất lớn đối với ngư dân và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bài học “xương máu” cho nghề câu mực xà còn lại ở Quảng Nam và Quảng Ngãi, cũng đang có xu hướng suy giảm mức báo “động đỏ”.

tu13_12a

Thuyền trưởng Lê Dũng, ở quận Thanh Khê hào hứng kể chuyện đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Hải Luận

Nghe cán bộ Đồn Biên phòng Phú Lộc, BĐBP thành phố Đà Nẵng giới thiệu ông Đỗ Hữu Tâm, ở quận Thanh Khê, là chủ chiếc tàu câu mực xà còn sót lại cuối cùng, tôi gặp bằng được ông Tâm để nghe ông tâm sự: “Thời vàng son của nghề câu mực xà, tàu lớn neo đậu đầy dưới biển, trên bờ thúng chai, giàn phơi mực để san sát. Mỗi lần tàu đi biển về, phố xá nhộn nhịp hẳn lên. Bây giờ, nghề câu mực xà tan hoang, nhìn cả vùng biển trống trơn không có chiếc tàu lớn nào nữa”.  

Nghe lời vợ bám trụ đến cùng

Tôi hỏi ông Tâm: “Vì sao Đà Nẵng tăng số tàu câu mực xà rất nhanh lên 300 chiếc, nhưng cũng sụp đổ rất nhanh, trong khi đó, Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn còn nhiều tàu đang hoạt động?”. Câu hỏi này như đã đụng đến tâm can sâu thẳm của ông chủ mấy chục năm gắn bó với nghề câu mực xà, ông Tâm trả lời: “Nguồn gốc nghề câu mực xà do người dân Quảng Ngãi làm trước, dân Đà Nẵng bắt chước làm theo. Đà Nẵng có nhiều Việt kiều gửi tiền về làm ăn, tại địa phương cũng có nhiều người “gan lớn” bung vốn đóng tàu lớn, sắm giàn phơi mực to và dài. Từ đó, hút nguồn lao động nghề biển từ Quảng Ngãi, Quảng Nam đổ về đây làm. Lúc đầu, thấy nghề này làm ăn được, nhiều người tiếp tục rót vốn làm theo, một số chủ tàu mực làm ăn có lãi cao, tái đầu tư đóng thêm chiếc tàu thứ 2, thứ 3. Phải khẳng định rằng, trong khắc nghiệt biển cả, người lao động đã có nhiều “phát minh” và cải tiến rất tuyệt vời”.

Nhiều thuyền trưởng tàu mực xà hiện nay đang hoạt động ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đã từng ra Đà Nẵng đi theo tàu làm “tàu lọt” và “đô đốc” thúng chai, họ tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng đóng tàu của riêng mình, thậm chí họ đã mua lại tàu của chính ông chủ tại Đà Nẵng, chạy về quê làm ăn. 

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc xóa sổ hoàn toàn “hạm đội” tàu mực xà hùng mạnh trên biển của thành phố Đà Nẵng. Thứ nhất, cơn bão Chanchu (2006) đã phá hủy nhiều chiếc tàu làm nghề câu mực xà, làm chết và mất tích gần 100 người ở quận Thanh Khê, khi các tàu chạy về hướng Hồng Kông (Trung Quốc) trú ẩn. “Sau cơn bão Chanchu, nghe nói đi làm trên tàu mực xà, ở lại 2 – 3 tháng ngoài biển, nhiều lao động tại Đà Nẵng “chờn” ngay. Sự nguy hiểm của nghề câu mực xà, cộng thêm bão tố gây ra quá khủng khiếp, nó đã hằn sâu trong lòng và tạo nên nỗi sợ hãi cho đến bây giờ. Đa số lao động làm nghề câu mực xà ở Đà Nẵng bỏ đi làm nghề khác kiếm ăn” – Ông Tâm nêu lý do.

Thứ hai, lao động trên tàu mực xà mang tính đặc thù, người lao động phải tự sắm thúng chai, sàn phơi mực, bộ đàm, máy nhận dạng... Đồng thời, họ phải có kinh nghiệm câu mực, có sức chịu đựng sóng gió... Trước đây, lực lượng lao động ở huyện Núi Thành (Quảng Nam) và 2 huyện Bình Sơn, Đức Phổ (Quảng Ngãi) cung cấp khoảng 80% cho các tàu mực xà thành phố Đà Nẵng. Những năm gần đây, ở Quảng Ngãi, Quảng Nam đã có nhiều tàu mực xà được đóng mới, có trang thiết bị hiện đại đã “giữ chân” số lao động địa phương ở lại hợp tác làm việc, không ra Đà Nẵng làm nữa. Từ đó, dẫn đến Đà Nẵng “hụt” lao động khủng khiếp.

“Tàu mực xà sau này toàn sử dụng tàu lớn, có từ 45 - 50 lao động hoạt động trên tàu, kiếm đủ số lao động này cho mỗi chuyến đi biển là nỗi lo lớn của các chủ tàu. Nhiều người bị sạt nghiệp vì cho lao động mượn tiền trước để “hứa hẹn” đi biển, ngày tàu xuất bến, họ tắt máy điện thoại. Kiếm không đủ người đi biển, buộc chủ tàu phải cho tàu neo bờ, mấy trăm triệu tiền tổn và mấy trăm triệu tiền cho mượn trước cứ “treo” lơ lửng trước mặt, không biết xử lý thế nào?” – Ông Tâm nêu lên thực trạng đáng buồn. 

Thiếu nghiêm trọng lao động nghề câu mực xà, nên các chủ tàu chuyển đổi sang nghề lưới vây, giã cào bay, nghề lưới ven bờ... Nhiều người chuyển đổi nghề làm được một thời gian không hiệu quả, đành “cắn răng” bán tàu lên bờ đi làm thuê tứ xứ. Tàu ông Tâm cố bám trụ song cũng mới bán tàu năm ngoái. Ông Tâm giải thích: “Vợ tôi tính, nếu bỏ nghề câu mực, sang làm nghề khác phải mua lưới, cải tạo lại tàu tốn mất 1 tỉ đồng, bây giờ làm đến khi nào được 1 tỉ đồng, nếu làm đủ vốn, chiếc tàu nó cũng nát bét. Nghe vợ, tôi cố cầm cự, năm ngoái bán chiếc tàu mực xà được 500 triệu đồng, coi như chiếc tàu cuối cùng của Đà Nẵng, đặt dấu chấm hết một nghề câu mực xà được xem kiên cường, cự phách nhất trên biển”.

Hoàng Sa là “nồi cơm” của chúng tôi

Nhiều thuyền trưởng tàu mực xà cũ đều công nhận, nếu có lao động làm nghề câu mực xà vẫn “có ăn” hơn so với các nghề khác. Nghề này tuy vất vả, ở lại lâu ngày trên biển, nhưng khi tàu cập bờ, cả chủ tàu và lao động đều có được “tiền cục”, còn bỏ sang làm nghề khác chỉ là “tiền lẻ”. Vì lẽ đó, nhiều người ở Đà Nẵng vẫn còn tiếc nuối nghề câu mực xà hiên ngang giữa biển khơi.

Thuyền trưởng Lê Dũng, ở quận Thanh Khê, đã cải hoán chiếc tàu mực xà thành chiếc tàu lưới vây khơi, anh bày tỏ: “Trước đây, dân câu mực xà ở thành phố Đà Nẵng thường hay đưa tàu ra đánh ở vùng biển Hoàng Sa, bây giờ tui chuyển sang làm lưới vây cũng ra đánh ở Hoàng Sa. Phải khẳng định quần đảo Hoàng Sa giống như “nồi cơm” của chúng tôi, nên không đi đâu khai thác được nữa”. Nghề lưới vây khơi và tàu mực xà là “bạn hữu” của nhau, bởi vì tàu lưới vây chuyên chạy tàu đi tìm khúc chà (cục gỗ) trôi giữa biển. Đàn cá xem khúc chà là “ngôi nhà” cư ngụ của nó, tàu lưới vây đến bao vây vòng tròn bắt trọn toàn bộ đàn cá.

Vì lẽ đó, tàu mực xà của ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi đi khai thác ngoài biển thấy khúc chà, lập tức thông báo lên bộ đàm gọi cho ông Dũng chạy đến đánh bắt. Theo “luật bất thành văn”, tàu mực xà chỉ điểm khúc chà được ăn chia “tứ lục”, nghĩa là tàu mực xà ăn 4 phần, tàu lưới vây ăn 6 phần trên tổng sản lượng cá đánh bắt tại khúc chà đó. Nếu chở cá vào bờ bán thì tàu mực xà chỉ ăn 3 phần, còn lưới vây ăn 7 phần. Đa phần tàu mực xà chọn phương án “ăn tươi” ngoài biển cho tiện đôi bên, khỏi phải thương lượng qua lại.   

(Còn nữa)

Bài 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề câu mực xà

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.