“Lính nhà giàn”
Saturday, December 24, 2011 8:43 AM GMT+7
Những ngày tháng lênh đênh trên tàu cùng các chiến sỹ hải quân vượt cả nghìn hải lý để đến thăm và làm việc với các đảo trong quần đảo Trường Sa có lẽ sẽ là những kỷ niệm đầy đẹp đẽ của tôi. Để một lần nữa tôi có sự trải nghiệm, hình dung sự bất chấp khó khăn của lính biển, lính đảo, những người đại diện cho sức mạnh Việt với tình yêu với quê hương đất nước của mình!

Trong đời làm nghề của mình, tôi là người có duyên gặp lính và nhờ lính. Từ chốn rừng xanh núi đỏ, nơi biên viễn xa xôi, thượng nguồn âm u... tôi đã nhiều lần nhờ ăn, nhờ ngủ và thậm chí nhiều việc tôi cũng đã nhờ họ.

Gặp nhiều, mỗi cánh lính, mỗi binh chủng tôi thấy họ có những gian khổ riêng. Hết bộ binh, công binh, pháo binh... với những khó khăn mang tính đặc thù, được tận mắt chứng kiến, tôi thấy thương nhất cánh lính biên phòng.

Ngỡ tưởng với lính, lính biên phòng là khổ nhất nhưng chuyến ra Trường Sa vừa rồi tôi thấy những "đúc kết” của mình đã có phần "lạc hậu”. Gặp gỡ họ, tôi lại nghiệm ra, trong các cái khổ của lính thì có lẽ lính đảo là... khổ nhất. Và trong cái khổ này của lính đảo, có lẽ khổ nhất và cô quạnh nhất vẫn là các chiến sỹ nhà giàn.

Con người ta sợ nhất là những hạn chế về giao lưu. Lính biên phòng, do đặc thù của công việc, hay đóng gần biên giới, xa dân nên họ đã kiệm giao lưu lắm rồi. Thế nhưng, so với lính nhà giàn, họ vẫn còn sướng hơn về khoản giao lưu của mình.

Cánh lính ở các nhà giàn trên thềm lục địa, dù có ở vị trí nào, về mặt giao tiếp họ cũng thiệt thòi nhiều lắm! Vì ngó mặt lên là trời, nhòm xuống là biển cả ngày đêm sóng vỗ. Có muốn chạy, có muốn nhẩy cũng đành chịu. Vì muốn đi lại đều phải có thuyền bè. Dù bơi giỏi đến mức nào cũng chả ai có đủ sức để vượt tới vài chục, vài trăm hải lý để tìm người và tìm dân mà chuyện trò. Vậy nên trong cái sự giao lưu giữa con người và con người thì có lẽ lính nhà giàn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Để khai thác thế mạnh và khẳng định chủ quyền của chúng ta trên thềm lục địa, hàng chục nhà giàn, với không ít tiền của và sự gian nan đã được dựng lên. Có đến mới thấy những sáng tạo của thế hệ chúng ta ngày nay trong việc nối nghiệp cha ông giữ biển.

Thông thường, để có một nhà giàn với độ rộng khoảng vài trăm m2 trên biển, ngoài việc khảo sát, đặt vị trí thì việc "cắm” cho được một cột thép to đến cả chục người ôm xuống thềm lục địa là những cái không tưởng với những người không thuộc chuyên ngành khi đến đây. Bốn trụ thép đặc biệt được "cắm” vào thềm lục địa, sắt thép, khung giàn được gia cố tiếp, mới có chỗ an toàn để cho cánh lính đảo đến bám trụ và canh giữ biển. Sầm sập bão quật, ầm ào sóng vỗ ngày đêm, các loại động vật có sức phá hủy các công trình mang văn minh như bê tông và sắt thép là hàu, nước mặn... đều phải "bó tay” với nhà giàn.

Trong các sự tiếp cận ngày nay trên biển, có lẽ việc tiếp cận với các nhà giàn là khó khăn nhất. Chuyến tàu tôi đi, vào cữ tháng ba Âm lịch, mà như các cụ ta nói, "tháng Ba bà già đi biển”, nhưng việc tiếp cận để đem quà, "đem tình cảm” của đất liền đến với các chiến sỹ Nhà giàn DK1 – 2 vẫn khó khăn rất nhiều. Theo các chiến sỹ đưa đoàn, hôm nay trời lặng sóng lắm, ấy thế mà khi tiếp cận nhà giàn, chiếc xuồng của chúng tôi vẫn trồi lên, ngụp xuống so với chiếc thang sắt để nối lên nhà giàn tới cả chục thước. Đảm bảo cho khách đất liền lên rồi xuống nhà giàn an toàn là cả một kỳ công của các chiến sỹ hải quân.
 
Với sự đầu tư chăm chút của đất liền, "quân nhà giàn” giờ đây, về vật chất và phương tiện có thể nói chả thiếu thứ gì. Ti vi, tủ lạnh, hội trường, đất trồng rau xanh, sân thượng, các đồ phục vụ cho rèn luyện cơ thể đến cả sóng điện thoại họ đều có. Nhưng có một cái, ấy là sự giao lưu giữa những con người bằng xương, bằng thịt, không phải cánh lính với nhau thì có lẽ chả bao giờ cuộc sống hiện đại có thể phủ lấp được cho họ.
 

"Tướng quân” Trang Hải Âu, Thiếu tá, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1 – 2 tâm sự: Nếu so sánh sự gian khổ của cánh lính với nhau thì hết sức khập khiễng. Mỗi binh chủng, mỗi cánh lính đều có cái khổ riêng. Nhưng khổ nhất về sự giao lưu phải dành cho cánh lính nhà giàn. Ngoài này, so với các đảo chưa có dân thì lính nhà giàn vẫn khổ nhất. Vì ở các đảo, dù đảo to, đảo nhỏ thì họ vẫn còn không gian tự nhiên để hoạt động. Ngoài giờ huấn luyện, ngoài ca trực, kíp trực thì họ còn có thể tắm biển, tổ chức đánh bắt các loại thủy hải sản để cải thiện bữa ăn và có thời gian để thư giãn. Những nhu cầu này với cánh lính nhà giàn thì đành chịu.

So với anh em sống ở Nhà giàn DK1 – 2 thì "tướng quân” Trang Hải Âu vẫn là người "lì” và chịu đựng "thiệt thòi trong giao tiếp” nhất. Hơn chục năm bám biển, có thâm niên "đăng ký thường trú” tại các nhà giàn, nhưng anh vẫn chưa khắc phục được "nhược điểm” là luôn muốn được giao tiếp, thèm một tiếng nói của dân. Anh bảo, mình quen đã vậy, nhưng thương nhất là cánh lính trẻ. Nhiều "em” ra đây, chưa quen với sự "cô đơn” nên những ngày đầu có cậu "đốt” đến vài chiếc "thẻ” để "buôn dưa” với người thân trong đất liền.

Dẫu rằng vẫn biết, kỷ luật quân đội và tài chính cá nhân có hạn nên các cậu lính trẻ cũng nhanh chóng từ bỏ "giao tiếp” theo kiểu này. Nhưng lính có câu, "tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi”. Để cánh lính trẻ an tâm và làm quen môi trường nhà giàn thì anh lại phải đóng vai trò là người anh, người chị, kiếm đủ chuyện trên trời dưới đất để "mua vui” cho anh em. "Định hướng” cho cánh lính trẻ làm quen dần với những thiệt thòi trong giao tiếp của mình.

Ngang ngửa với "chiến tích” bám biển của Chỉ huy trưởng Trang Hải Âu, Thiếu tá Nguyễn Hữu Thuận, đã có thâm niên 14 năm bám đảo và ở nhà giàn cho biết: Chúng tôi sống trên biển thật đấy nhưng để tắm biển theo đúng nghĩa thì năm chỉ có được một đôi lần. Vì phần lớn các nhà giàn đều có độ sâu đến cả chục thước, lại do vị trí các nhà giàn thường xuyên là chỗ sóng tìm đến "tấn công” nên để tổ chức tắm được biển là cả một kỳ công. Anh em ở đây phần lớn tắm biển đều theo kiểu "chuồn chuồn đạp nước”. Nghĩa là để tiết kiệm nước ngọt, anh em dùng gầu, nối dây mà vục nước biển để tắm. Sau đó dùng nước ngọt tắm tráng sau.

So với lính đảo thì chuyện nghỉ phép của lính nhà giàn là "phức tạp” và có nhiều chuyện "dở khóc, dở cười” nhất. Một lính ở đây đến kỳ nghỉ phép hay gia đình có chuyện cần về thì thời gian để xắp xếp cho họ về là cả một kỳ công. Vì không phải lúc nào tàu cũng có thể thả neo rồi cho thuyền cặp mạn đón họ được. Không có việc đột xuất, thông thường kỳ nghỉ phép của anh em đều được lên lịch trước đó vài tháng. Ngoài điện về đất liền xin ý kiến thì cái khó nhất là "can thiệp” được cho họ đi nhờ tàu về.

Nhiều người, các lịch trình nghỉ rồi ra, đi nhờ tàu nào, tàu nào ra đón đều thuận cả rồi. Hôm trước liên hoan chia tay anh em, lại được anh em nhờ đủ thứ, quân tư trang chuẩn bị sẵn rồi nhưng trớ trêu thay hôm sau "biển trở mình đột xuất”. Thế là tàu không thể thả neo, xuồng không thể cặp mạn được. Lại đành ôm ba lô leo cầu thang ở lại với anh em trong tiếng còi tàu chia sẻ chuyến về đất liền bị lỡ nhịp. Với cánh lính ở nhà giàn, họ đều có quan niệm: chưa bước chân được xuống boong tầu thì chớ nói chuyện về đất liền.

Ấy thế mà trong gian khó và thiếu vắng ấy, tình người, tình đồng chí đã được các anh "nhóm lửa” trên mặt biển, ở các nhà giàn. Theo anh Trang Hải Âu, nhiều anh em ở đây đã quên cả nghỉ phép và sẵn sàng nhường nhau các kỳ về với đất liền của mình. Đơn giản là họ biết, mỗi người trong họ ra đây đều đã được nhân dân, Tổ quốc gửi gắm một trách nhiệm đầy thiêng liêng và cao cả: Giữ biển!
Ghi chép của Đơn Thương (daidoanket)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.