Chạy khắp Biển Đông bằng hải đồ giấy
Tuesday, May 05, 2020 6:18 PM GMT+7
30 năm trước, ngư dân Huỳnh Văn Minh ở xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi lái tàu xuôi ngược trên Biển Đông và dựa hoàn toàn vào tấm hải đồ giấy.

Bảo vật đó vẫn được ông lưu giữ để nhớ hoài thời thanh niên mạnh mẽ, thích khám phá, đầy mạo hiểm. Ông chưa một lần lạc lối trên biển, dù đi vòng nửa Biển Đông thì cũng dựa vào hải đồ giấy để cắt hướng trở về nhà.

Ngư dân Huỳnh Văn Minh với tờ hải đồ có khoanh vô số cung tròn, đánh dấu điểm cá.

Ngư dân Huỳnh Văn Minh với tờ hải đồ có khoanh vô số cung tròn, đánh dấu điểm cá.

Đã xa rồi, còn xa hơn nữa...

Tháng 7/1989, những cơn giông thỉnh thoảng xuất hiện trên vùng biển Trường Sa. Tàu thuyền thời đó lắp máy 33 mã lực nên chỉ rướn cách bờ trên 100 hải lý rồi quay về.

Giữa bức tranh yên bình của biển đột nhiên xuất hiện bóng dáng một con tàu cô đơn, lạc lõng nhằm thẳng hướng nhà giàn. Người ngồi quay bánh lái là chàng ngư dân trẻ Huỳnh Văn Minh, 28 tuổi. Cập tàu vào chân nhà giàn buộc neo, thuyền trưởng mang tặng anh em bộ đội 2 chai rượu gạo, túm cá ngon và vài quả bí đỏ.

Sau thủ tục chào hỏi, thuyền trưởng Minh chia sẻ với đại úy Nguyễn Văn Nam về việc đưa anh em xuôi từ Quảng Ngãi vô tỉnh Bình Thuận, sau đó cắt ra đảo Phú Quý, chấm hải đồ để ra Trường Sa.

“Vậy người anh em định đi đâu nữa, vì chỗ này cũng nhiều cá lắm rồi đó?” – nghe đại úy Nam hỏi, ông Minh lôi trong lưng áo ra tấm bản đồ cũ nhàu in những vòng tròn kỳ lạ. Ông đặt chiếc compa rồi chỉ về hướng Đông Nam và nói “anh em sẽ đi xa, xa hơn nữa, đi thêm khoảng 200 hải lý, gần bằng từ đất liền tới Trường Sa”.

Theo hướng chỉ tay của cánh lính trẻ, ông Minh tiếp tục nổ máy tàu, rong ruổi đi về hướng Đông Nam. Ngư dân Võ Mới, Cao Trung, Cao Tận... đều là những thuyền viên trẻ trên tàu. Họ tin vào tài ước lượng của thuyền trưởng Minh.

Trên biển, chỉ cần ước lượng sai thì tàu sẽ chạy vòng tròn cho đến khi hết dầu và cả tàu sẽ chết đói, nếu không may mắn gặp được tàu vận tải. Cánh lính trẻ lúc chia tay đều nói, “các bác quá giỏi, chỉ có hải đồ giấy, không có máy định vị mà đi khắp Biển Đông”.

Các ngư dân tưởng thuyền trưởng Minh chỉ loanh quanh ở các đảo rồi quay trở về. Nhưng chàng thanh niên này giở hải đồ, khoanh thêm vòng tròn và quyết định ra một vùng biển cách rất xa các đảo. Vùng này khá hiểm trở, nhưng sau này được đánh dấu là “điểm cá cực phong phú ở Trường Sa”.

Con tàu QNg 9221 TS rời nhà giàn và đi xuyên đêm. Các ngư dân ngủ say và giao phó mọi việc cho thuyền trưởng điều khiến con tàu đi giữa chốn mịt mù.

Nhưng rồi tàu vẫn đến đúng điểm, cập vào đảo Phan Vinh, vòng sang Tốc Tan, xuống đảo Núi Le. Tiếng cười sảng khoái của ngư dân trong âm thanh xào xào của cá nhảy.

Xuyên qua Hoàng Sa

Đánh bắt cá thành công, ngoài tài đi biển của thuyền trưởng thì đội ngũ ngư dân trên tàu phải là những kình ngư thiện chiến, chấp nhận cuộc hành trình rong ruổi không bờ bến của con tàu.

Thời 30 năm về trước, sau mỗi phiên biển phiêu lưu thì chiếc máy công suất 33 mã lực không thể đưa con tàu về tới quê nhà, mà chỉ vào bờ theo hướng gần nhất. Tàu vào Nha Trang, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cả đoàn ngư dân đen nhẻm, tuổi 18 - 25 lang thang giữa vùng đất lạ chờ bán cá rồi lại kéo nhau xuống tàu để đi khơi, khám phá vùng biển mới.

Thuyền trưởng Huỳnh Tấn Nghĩa (bên phải), con trai của ông Minh đi tàu được trang bị đầy đủ hệ thống định vị nhưng vẫn thường hỏi ý kiến cha.

Thuyền trưởng Huỳnh Tấn Nghĩa (bên phải), con trai của ông Minh đi tàu được trang bị đầy đủ hệ thống định vị nhưng vẫn thường hỏi ý kiến cha.

Thuyền trưởng Minh đã khám phá ra tọa độ cá nằm cách xa đảo Trường Sa lớn, đó là vùng phía Tây Nam, nằm cùng kinh độ đông của Đá Sác Lốt. Trong chuyến trở lại Trường Sa năm đó, thuyền trưởng Minh mang theo chiếc compa của học sinh và liên tục vẽ những đường tròn lạ mắt ở khu vực này.

Tấm hải đồ có in những đường tròn trở thành hải đồ cơ mật chỉ lưu truyền trong gia đình. Các ngư dân đi biển và trở về truyền miệng việc “mỗi vòng tròn giống như kho báu trên biển, xúc hoài không hết”.

Sau những năm tháng bám đảo Trường Sa, thuyền trưởng Minh nâng cấp chiếc máy 352 lên máy 4 AK có công suất 90 mã lực và chuyển ngư trường sang đảo Hoàng Sa. Tàu thay nghề câu bủa bằng nghề đánh lưới 5. Từ Quảng Ngãi ra Hoàng Sa gần hơn Trường Sa gần gấp 3 lần, vì vậy thuyền trưởng Minh có cơ hội tiến sâu vào từng hòn đảo.

Tàu ra đảo Lý Sơn để định hướng, sau đó hành trình từ chiều hôm trước đến trưa hôm sau đến đảo Tri Tôn, đi tiếp đến đảo Quang Ảnh (ngư dân hay gọi là đảo Hai Trụ). Tất cả các đảo ở Hoàng Sa được ông Minh cho tàu cập vào đánh cá. Mỗi khi có gió bão thì tàu cứ chạy thẳng vào đảo Phú Lâm để tránh gió. Trong cuốn nhật ký năm 1999 còn lưu giữ, ông Minh ghi rõ thông tin về những ngày hải trình Hoàng Sa.

Từ đảo Bom Bay nằm tận cùng phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, ông Minh nhìn ra xa hơn nữa, đó là Macclesfield, thiên đường cá trên Biển Đông. Tầm nhìn này giống như lần khám phá tọa độ cá ở khu vực cắt ngang Đá Sác Lốt ở quần đảo Trường Sa. 

Vòng compa cá

Macclesfield là vùng biển nằm giữa biển Đông. Từ đảo Bom Bay phải đi ròng rã 14 giờ đồng hồ, vượt quãng đường khoảng 75 hải lý thì ra tới bãi ngầm. Hành nghề ở một nơi nằm giữa Biển Đông sẽ gặp nguy hiểm khi có bão tố.

Hàng đêm, thuyền trưởng Minh vừa soi đèn nhìn hải đồ giấy, vừa chăm chú nhìn xuống mặt nước biển. Kinh nghiệm dân gian đã dạy cho anh bài học “hễ nước nổ thì trời nổi gió”.

Có nghĩa là ban đêm dưới mặt biển thỉnh thoảng ùn lên bong bóng giống như nồi nước sôi thì có nghĩa là 2 ngày nữa gió sẽ tới, cho tàu mau quay về hướng đảo Hoàng Sa.

Trong cuốn sổ nhật ký nghề biển ngư dân Huỳnh Văn Minh ghi cách đây 30 năm còn lưu tọa độ, thời gian, chi tiết tàu vào đảo Hoàng Sa, như: “ngày 14/12/1998, vào núp gió đảo Bom Bay (Hoàng Sa); vào đảo Hai Trụ (đảo Quang Ảnh - Hoàng Sa) 16-10-200 N – 111-34 – 00 E; tháng 6/1999, vào rạn nổi Đá Chim Yến (Hoàng Sa) 15-50 N – 111-28-100 E…”.

Đoàn tàu đánh cá ở thôn Tân Thạnh và Tân Mỹ ở xã Nghĩa An nhiều lần theo tọa độ tàu đánh cá của thuyền trưởng Minh.

Các ngư dân hỏi dò về những vòng tròn compa bí ẩn trên tấm hải đồ mà ông Minh sở hữu sau những chuyến đi dài, khám phá ra nhiều điểm cá. Hải đồ Singapore Strait to song Sai Gon, hải đồ của Dự án GIS Khánh Hòa… Đảo Đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang chiếm giữ, ông Minh khoanh vòng compa và đánh số 6, đảo Đá Đào Viên, Thuyền Chài là tháng 8, 9; vùng cắt ngang Đá Sắc Lốt là tháng 5…

“Tháng đó là cá về, mình đánh dấu tròn để trở lại, những vòng tròn này được đúc kết qua nhiều chuyến đi biển”, ông Minh bật mí cho những người ngoại đạo đọc các dòng chữ đó thấy khó hiểu.

Trong lúc ông Minh ngồi giở lại những tấm hải đồ cũ nhàu của 30 năm trước, ôn lại chuyện cũ và những vòng tròn compa thì những thuyền viên trẻ trên tàu của ông ngày đó đều đang có mặt trên những con tàu xuôi ngược biển khơi. Họ đều trở thành thuyền trưởng dày dạn và giỏi nhất của địa phương vì từng trải trong những chuyến đi liều lĩnh trên biển thời 30 năm trước.

Ông Minh gác tay chèo, hàng ngày tham gia công tác mặt trận thôn, cán bộ Nghiệp đoàn nghề cá xã Nghĩa An. Công việc của ông Minh bây giờ là gác đài canh Icom, chỉ đạo con trai Huỳnh Tấn Nghĩa và nhóm tàu trong tổ.

Mỗi khi người con trai điện về nói tọa độ, khu vực gần đảo Trường Sa, hoặc Hoàng Sa thì ông Minh lập tức đọc hàng loạt các vùng cá, bãi ngầm nguy hiểm: “Tới gần Bạch Quy ở Hoàng Sa coi chừng gió tấp vô rạng dính ở đó, vô đảo Bom Bay nếu gió lớn mà chạy vô lạch thì nguy hiểm, bể tàu…”.

“Trong đầu tôi giờ vẫn nhớ như in từng khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, vì hồi đó mà không nhớ thì bỏ tàu, anh em bỏ mạng, họ có cả gia đình, con cái phía sau”, ông Minh chia sẻ.

Theo nongnghiep.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.