Tổ quốc giữa trùng khơi: Nghĩa tình giữa biển
Wednesday, January 04, 2012 9:10 AM GMT+7
Tham gia đánh bắt giữa biển Đông với sóng gió trùng trùng lớp lớp và muôn vàn hiểm nguy chực chờ, hành trình bám biển của ngư dân ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi… sẽ gặp rất nhiều gian nguy nếu không có sự hỗ trợ tích cực của lực lượng Hải quân vùng 4. Tại quần đảo Trường Sa, những câu chuyện, hình ảnh thấm đẫm ân tình giữa người lính Trường Sa với ngư dân gặp nạn thực sự là những chuyện cổ tích thời nay.

Câu chuyện ân tình giữa biển bắt đầu từ việc ghé thăm lính hải quân trên đảo Trường Sa Lớn bất chợt của ông Bùi Văn Minh, người tỉnh Khánh Hòa, chủ tàu đánh bắt cá thu số hiệu KH 91250. Do sóng lớn không thể cập cầu tàu để lên đảo nên ông Minh phải neo tàu đánh cá ngoài xa, rồi cùng 2 thuyền viên chèo thuyền thúng trong gió thổi quật ngược.

Nỗ lực vượt sóng hơn nửa giờ đồng hồ, rồi ông chủ tàu cá cũng cập được đảo trong sự trợ giúp của các chiến sĩ Hải quân. Lên bờ, sau những cái tay bắt mặt mừng, ông Minh xăng xái lấy từ khoang thuyền thúng con cá thu vừa đánh bắt, tươi roi rói, nặng gần chục ký lô tặng ban chỉ huy đảo.

Dưới tán bàng vuông nơi đảo xa, trò chuyện với chúng tôi, ông Minh tâm sự rằng nhiều năm qua, bản thân ông cùng bạn biển trên tàu cá của mình, cả những tàu cá khác của ngư dân các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi… đang tham gia đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa đã nhận nhiều sự giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của người lính hải quân trên các đảo nổi, đảo chìm những khi gặp hoạn nạn.

“Giữa biển khơi có nhiều bất trắc dẫn đến chết người như tàu chết máy, cạn lương thực, hết nước ngọt, cạn nhiên liệu, tai nạn trong quá trình lao động trên biển… rình rập. Những lúc nguy nan như thế chúng tôi cập đảo nhờ sự trợ giúp của chiến sĩ Hải quân và lần nào cũng được các anh giúp đỡ tận tình” – ông Minh tâm sự và nhớ lại: “Giữa tháng 11 vừa rồi, sau hơn 10 ngày trú bão, chúng tôi cạn nước ngọt, hết nhu yếu phẩm nên cập đảo Trường Sa Lớn nhờ bộ đội Trường Sa giúp đỡ và được hỗ trợ tận tình. Nay đánh bắt gần đảo, sẵn dịp tôi ghé thăm để bày tỏ sự tri ân”.

Tại điểm đảo Thuyền Chài B, Đại úy Lê Ngọc Công đang thực hiện nhiệm vụ trên đảo cho biết, trong quá trình lênh đênh trên biển săn bắt thủy hải sản, ngư dân thường xuyên ghé đảo khi tặng quà, lúc nhờ chiến sĩ Trường Sa hỗ trợ nhu yếu phẩm, nhiên liệu, nước ngọt… để có điều kiện tiếp tục chẻ sóng vượt gió: “Điểm đảo Thuyền Chài B nằm ở khu vực ngư trường lớn nên bà con ngư dân mình thường xuyên ra đây đánh bắt. Thường sau khi núp bão, tránh gió, tránh áp thấp nhiệt đới bị cạn nhiên liệu, hết nhu yếu phẩm, chủ yếu là rau xanh, bột ngọt…, ngư dân ghé đảo nhờ được hỗ trợ để hoặc tiếp tục hành trình đánh bắt, hoặc trở về đất liền”.

Tại điểm đảo Thuyền Chài A, điểm đảo Thuyền Chài C, đảo Đá Lát…, chúng tôi cũng ghi nhận những câu chuyện thấm đẫm ân tình biển Đông giữa người lính Hải quân Trường Sa với ngư dân tham gia đánh bắt tại phiên giậu biển Đông của Tổ quốc.

Thượng úy Nguyễn Văn Ngọc, điểm trưởng đảo Thuyền Chài B, cho biết: “Trên đường đi đánh bắt, bà con thường ghé đảo để đóng dấu xác nhận đánh bắt ở ngư trường Trường Sa để được hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ của Chính phủ. Nhiều trường hợp ngư dân ghé đảo nhờ giúp đỡ thuốc chữa bệnh như cảm, đau bụng, đứt tay chân trong quá trình lao động trên biển…

Có trường hợp rường câu mực móc vào da thịt, bị trượt chân té ngã do sóng dập gió xô va vào mạn thuyền, do tình trạng vết thương nặng nên chúng tôi sơ cứu, sau đó giúp bà con đến điểm đảo Thuyền Chài A, điểm chính của cụm đảo Thuyền Chài để bác sĩ điều trị”.

Ở đảo nổi, cuộc sống của người lính khó một thì tại các đảo chìm, khó khăn gấp chục, gấp trăm lần. “Ở đảo chìm, hàng tháng trời mới có tàu đến cung cấp nhu yếu phẩm, nước ngọt khan hiếm, mọi thứ đều khan hiếm nhưng hễ khi bà con ngư dân cần, người lính hải quân không ngần ngại, không đắn đo mà sẵn lòng sẻ chia mọi thứ có thể. Cái tình quân dân giữa biển khơi khó tả lắm, nó dạt dào như sóng gió biển khơi. Mà ở biển, sóng có khi nào dứt, gió có khi nào dừng!”.

Ở đảo xa, giữa biển trời lồng lộng, cá không thiếu nhưng ngư dân vẫn thường hay ghé tặng cá cho chiến sĩ đảo xa. Hình ảnh ấy khiến chúng tôi nhớ lại tâm tình của Thượng tá Phạm Quang Trung, Chính trị viên đảo Trường Sa Lớn rằng, món quà nhỏ quen thuộc ấy tưởng tầm thường nhưng đọng trong nó những tình cảm khó diễn đạt. Chỉ đơn giản như thế nhưng là minh chứng rõ nét về sự chân thành, mộc mạc, đong đầy ân tình mà quân dân sinh sống, làm việc, tham gia đánh bắt trên quần đảo Trường Sa luôn trân trọng khắc ghi, gìn giữ!

(Theo cand)

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.