Nhịp sống đảo chìm Trường Sa: Pháo đài vững chắc giữa ngàn khơi
Thursday, June 25, 2020 11:09 PM GMT+7
Với đặc thù là đảo xa nhất trong số 21 đảo của Việt Nam tại huyện đảo Trường Sa, đảo Đá Thị được ví như pháo đài vững chắc giữa ngàn khơi. Dù quanh năm phải đón sóng gió khắc nghiệt, vậy nhưng cán bộ, chiến sĩ nơi đây luôn kế thừa và phát huy truyền thống của đoàn Trường Sa anh hùng, vững vàng tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Từ vị trí tàu Kiểm ngư neo đậu an toàn, phải đợi khi thủy triều lên thì những chiếc xuồng cao tốc loại nhỏ mới có thể cập đảo Đá Thị một cách an toàn. Tránh không để bị mắc cạn giữa các bãi đá ngầm hoặc bãi san hô.

nhip song dao chim truong sa phao dai vung chac giua ngan khoi

Đảo Đá Thị hay còn được gọi là đảo chìm.

Ở Trường Sa, có những đảo hoặc điểm đảo được hình thành từ những bãi san hô hoặc bãi đá bồi đắp. Có một điều hết sức đặc biệt là khi thủy triều lên, đảo sẽ ngập dưới nước từ 1 - 3 mét. Vậy nên, những người lính Hải quân gọi những nơi đóng quân như vậy là đảo chìm.

Tuy có diện tích không lớn nhưng đảo Đá Thị lại có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn những hoạt động của tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trong vùng biển quần đảo Trường Sa. Tuy còn gặp nhiều khó khăn do địa hình nơi đóng quân phức tạp, khí hậu lại khắc nghiệt quanh năm. Vậy nhưng vượt lên tất cả, cán bộ và chiến sĩ trên đảo đã vượt qua mọi gian nan, thử thách để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với Tổ quốc.

nhip song dao chim truong sa phao dai vung chac giua ngan khoi

Mốc chủ quyền đảo Đá Thị.

Được sinh sống, làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên đảo chìm có lẽ là quãng thời gian khó quên nhất của nghiệp lính hải quân. Bởi đại đa số với những người lính trẻ ngày đầu mới xa nhà, xa đất liền, những cánh thư có khi phải chờ đợi đến nửa năm mới đến được tận tay cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo. Giữa bốn bề sóng nước, tình đồng chí, đồng đội đã gắn kết, tạo ra nguồn sức mạnh nội sinh mạnh mẽ để họ xem “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”.

nhip song dao chim truong sa phao dai vung chac giua ngan khoi

 Tình đồng đội nơi đảo xa.

Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự giúp đỡ của nhân dân cả nước, nơi ở của cán bộ, chiến sĩ trên đảo Đá Thị đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời đã góp phần quan trọng phục vụ công tác huấn luyện và nâng cao đời sống sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ.

Tuy nhiên, thứ khan hiếm nhất trên đảo là nước ngọt. Vì vậy, nguồn nước sau khi phục vụ sinh hoạt đã được cán bộ chiến sỹ tận dụng để gia tăng sản xuất. Mọi không gian chật hẹp nhất cũng đã được tận dụng để trồng rau xanh cải thiện cho bữa ăn mỗi ngày.

nhip song dao chim truong sa phao dai vung chac giua ngan khoi

Chiến sỹ chăm sóc vườn rau xanh trên đảo.

Những năm gần đây, trước những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường trên khu vực biển Đông, mỗi cán bộ và chiến sỹ đảo Đá Thị càng đặt quyết tâm cao độ, kế thừa, phát huy truyền thống đoàn Trường Sa anh hùng. Với đặc thù là đảo xa nhất trên huyện đảo Trường Sa, đảo chìm Đá Thị thực sự trở thành pháo đài vững chãi của Tổ quốc giữa ngàn khơi. Sóng gió Trường Sa đã tôi rèn ý chí người lính đảo, khiến các anh luôn kiên trung với Tổ quốc trước muôn trùng bão tố, hiểm nguy.

Theo thoidai.com.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.