Quốc gia biển phải có công dân biển
30 Tháng Giêng 2012 7:33 SA GMT+7
Vừa là một nhà khoa học, vừa là người hoạch định chiến lược kinh tế biển, vừa mang trọng trách quản lý biển đảo Việt Nam, khó có ai thích hợp hơn ông để nói về vai trò của người ngư dân Việt với biển ở cả ba góc độ: kinh tế, văn hoá và trách nhiệm công dân.

Nhìn vào lịch sử dân tộc, những cuộc di dân, lấn biển nào đã hình thành nên những vạn chài? Nông dân Việt vốn chỉ quen chuyện đồng áng, sống ở đồng bằng… đã làm thế nào để thích ứng với chuyện ra khơi?

Ba phần tư Việt Nam là biển, người Việt đã gắn bó với biển từ lâu đời. Câu chuyện Lạc Long Quân chia tay Âu Cơ mang 50 người con trai xuống biển để khai khẩn lập nghiệp đã xác lập xu hướng tiến ra biển của cha ông ta từ rất sớm. Các di chỉ khảo cổ biển cho thấy người Việt cổ khi sống trong hang núi đá vôi trên đảo Cát Bà đã làm nghề cá, dù rất thủ công. Nhưng người Việt vốn là cư dân nông nghiệp, gắn bó với cây lúa, nên dù mang khát vọng ra biển làm giàu, trong tâm thức cũng như thực tế vẫn hướng về ruộng đồng. Quai đê lấn biển để “kéo dài văn hoá nông nghiệp” ra biển, tạo nên những cánh đồng bát ngát, những xóm làng trù phú dọc ven biển là thói quen ứng xử biển cả của cư dân Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Thế kỷ 17, Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn biển trên diện tích rộng lớn ở ven biển châu thổ sông Hồng mà làm nên nghiệp lớn. Trong lịch sử của nước ta có tới hai triều đại xuất thân từ dân chài: nhà Trần (1226 – 1400) và nhà Mạc (1527 – 1592). Phần rất nhỏ nông dân tiến ra biển kiếm sống bằng nghề đánh cá và dần hình thành các vạn chài. Ở ven biển Đồ Sơn xưa đã hình thành tám làng chài có tên bắt đầu chữ “Vạn” và vẫn còn tới bây giờ, như: Vạn Hương, Vạn Sơn, Vạn Ngang... Lối tư duy nông nghiệp và phong cách nông dân trong ứng xử với biển cả còn đậm nét đến ngày nay.

Làng chài có gì đặc biệt so với ngôi làng khác của người Việt? Những biến động thời cuộc nào đã phá vỡ sự gắn kết chặt chẽ của người dân xóm chài? Để gầy dựng lại nền tảng đó, theo ông chúng ta phải làm gì?

Làng chài là nông dân sống ở nông thôn, địa bàn canh tác ngay đầu làng, còn ngư dân sống ở nông thôn, nhưng đánh cá ở những ngư trường xa nhà, đôi khi xa bờ cả ngàn cây số, đối mặt và chống chọi với những rủi ro khốc liệt từ biển. Tính bất định và độ rủi ro trên biển cao, nên người khai thác biển có “tính mạo hiểm”, tính chuyện làm ăn lớn vì suất đầu tư vào một đơn vị biển đòi hỏi rất lớn, nhưng hiệu quả cao và lâu dài. Tính cách này thường thiếu ở đa số người Việt vốn chịu ảnh hưởng của văn hoá và nếp sống ruộng đồng và của cái nghèo kéo dài bao thế hệ.

Văn hoá biển (điển hình là văn hoá vạn chài) được hình thành thông qua quá trình ứng xử của từng cộng đồng cư dân ven biển với từng vùng biển cụ thể. Cấu trúc cộng đồng bị phá vỡ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Mức độ phá vỡ lớn nhất rơi vào thời kỳ hợp tác hoá nghề cá, khiến vạn chài mất dần khả năng tự điều chỉnh linh hoạt trong các tình huống rủi ro cụ thể, đồng nghĩa với việc tăng “tính ỳ” của cộng đồng.

Xưa kia, mỗi cộng đồng ngư dân chỉ khai thác “đơn loài”, rất chọn lọc, tạo nên sự cân bằng tương đối giữa ngư dân với nguồn lợi thuỷ sản và cân bằng tương đối về mặt xã hội. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc khai thác ồ ạt khiến cư dân bản địa mất nguồn lợi, buộc phải di cư đến nơi khác hoặc phải đi làm thuê, chấp nhận cuộc sống nghèo khó... Chênh lệch giàu nghèo ở các làng chài xưa vì thế càng ngày càng giãn cách. Cần xem xét phục hồi tính liên kết tự nhiên của cộng đồng đã bị mất, giúp họ tự thích ứng với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Khi đó vạn chài sẽ trở thành một đơn vị sản xuất tự quản, năng động hơn, có khả năng liên kết “làm ăn lớn” để tự thoát nghèo, vươn khơi xa. Trong quy hoạch phát triển các ngành nghề kinh tế biển, cần hài hoà lợi ích giữa các ngành và hãy giữ lấy vạn chài, như một mô hình hợp tác xã nghề cá để hướng tới mô hình bền vững hơn – làng chài kiểu mới, coi đó là yếu tố không thể tách rời trong tổng thể bình đồ phát triển kinh tế ven biển.

Các nhóm quyền lực kinh tế đang chiếm đoạt không gian biển và ven biển một cách ngang nhiên, huỷ hoại môi sinh... Làm thế nào để có thể bảo vệ được những quy hoạch về bờ biển mà chúng ta đã vạch ra?

Vùng ven biển đang tràn ngập các khu kinh tế, khu công nghiệp, resort, khách sạn nhiều sao, các quán ăn nhậu và không ít dự án trên giấy, ăn địa tô chênh lệch, dư thừa so với nhu cầu... Người dân chài mất làng, nghề cá truyền thống vấp phải khó khăn, đẩy các khu vực bờ vào thế xung yếu, rủi ro cao khi có thiên tai. Điều này có thể bắt gặp ở ven biển vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Phan Thiết, và có vẻ đang tiến dần về Tuy Hoà, Quy Nhơn. Đến nay, biển vẫn được sử dụng và quản lý theo kiểu “điền tư, ngư chung”. Quy hoạch sử dụng biển giờ mới đang manh nha xin thực hiện, chưa có vị trí pháp lý và tên gọi trong các chính sách về quy hoạch ở Việt Nam, cần thể chế hoá và đưa loại hình quy hoạch mới mẻ này vào luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đang soạn thảo.

Khi người đàn ông ra khơi không trở về, tất cả gánh nặng dồn lên vai người phụ nữ. Ông suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ và trẻ thơ trong những làng chài?

Gần đây, tình hình trên biển phức tạp, các tranh chấp chủ quyền biển đảo nóng lên, không gian hoạt động của ngư dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bị thu hẹp. Bão tố rình rập, “kẻ thù” rình rập và quấy nhiễu, bỗng dưng đang đêm có “tàu lạ” đâm vô, tàu bị đắm, bị thủng, ngư lưới cụ bị cắt, không chết người thì cũng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Chưa hết, số lượng tàu thuyền của ngư dân bị bắt khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống từ bao đời của gia đình họ ngày một nhiều, thật vô lý. Cá trong vùng biển gần bờ ngày một ít, bị khai thác đến cạn kiệt, hy vọng vươn ra khơi xa đổi gian khổ lấy nhiều tôm cá hơn, song ra khơi khi không rõ ngư trường, không ai chỉ cho đánh cá ở nơi nào, và kiến thức về biển và luật pháp quốc tế về biển còn rất hạn chế, nên không ít tàu ngư dân ta bị các nước láng giềng bắt giữ, xử tù cũng có. Gánh nặng lại trút vào bờ vai người phụ nữ và người thân trong gia đình. Lo chồng con ra biển gặp thiên tai, giờ lại lo gặp nhân tai, còn gì khổ hơn người phụ nữ làng chài? Cả nước đến nay vẫn còn gần 160 xã bãi ngang ven biển thuộc diện nghèo nhất nước, phần lớn là các làng chài.

Vậy theo ông phải làm gì cho người ngư dân Việt?

Ngày xưa, cán bộ tuyên truyền của ta làm gì có nhiều dự án Chính phủ cấp tiền như bây giờ, thế mà các đoàn chiếu bóng lưu động căng phông ngay trên tàu thuyền đánh cá để chiếu cho dân xem, dân thấy và dân hiểu biển, yêu biển hơn, làm cho biển xanh đẹp hơn. Tuyên truyền là cần, nhưng phải hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm công quỹ, nhất là trong lúc ngư dân còn quá nghèo.

Quốc gia biển phải có công dân biển! Ngư dân là lực lượng bám biển, là lực lượng không thể thiếu trong việc hiện diện dân sự trên vùng biển chủ quyền của tổ quốc, cho một thế trận chiến tranh nhân dân trên biển khi “biển động”. Trong bối cảnh hiện nay, ngư dân ra biển không chỉ để đánh cá mưu sinh cho gia đình, làm giàu cho đất nước, mà còn là lực lượng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn các vùng biển của tổ quốc!

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi,
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.