“Sức mạnh mềm” của Việt Nam
Wednesday, February 15, 2012 9:33 AM GMT+7
"Sức mạnh mềm” của Việt Nam từng được vận dụng vô cùng khéo léo trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của cha ông ta hàng ngàn năm qua. Ngày nay, khái niệm "sức mạnh mềm” của Việt Nam lại được sử dụng khéo léo trong cuộc đấu tranh chống "đường lưỡi bò" rất gần gũi với quan điểm "dĩ đức phục nhân”, lấy đức để thu phục lòng người trong tư tưởng phương Đông. Trong lịch sử giữ nước, có thể coi Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng văn đỉnh cao thể hiện "sức mạnh mềm” của người Việt Nam với tư tưởng "Đem đại nghĩa thắng hung tàn; Lấy chí nhân thay cường bạo”.
Trong Bình Ngô Sách dâng lên Lê Lợi trình bày sách lược đánh đuổi quân Minh, Nguyễn Trãi đã vạch ra nền tảng tư tưởng cho toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bằng chiến lược phối hợp nhịp nhàng ba mặt trận là chính trị, binh vận và ngoại giao, nêu cao chính nghĩa dân tộc và sức mạnh quyết định của nhân dân để giành chiến thắng. Đó là kế đánh vào lòng người, không xông trận mà vẫn khuất phục được đối phương (Ngã mưu phạt nhi công tâm, bất chiến tự khuất). Chiến lược hòa bình của ông cha ta được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn. Khi 10 vạn quân Vương Thông bị quân ta vây hãm ở thành Đông Quan, nếu Lê Lợi và Nguyễn Trãi hạ lệnh tấn công, chắc chắn quân giặc sẽ bị tiêu diệt sạch. Nhưng tư tưởng "lấy chí nhân thay cường bạo”, bằng chiến lược hòa bình Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương "dập tắt muôn đời chiến tranh – mở nền thái bình muôn thuở” đã mở đường cho quân Minh rút về nước với Hội thề Đông Quan lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Đó là một cách kết thúc chiến tranh độc đáo, sáng tạo, sáng ngời nhân nghĩa gắn liền với chiến lược hòa bình của ông cha ta.


GS Joshep Nye (cha đẻ của khái niệm "sức mạnh mềm”) trả lời báo giới khi tới thăm Việt Nam năm 2007 đã từng nhận định, Việt Nam có nhiều thứ có thể thu hút, lôi kéo các quốc gia khác như sự nổi danh từ lịch sử đấu tranh giành độc lập bảo vệ chủ quyền, sự chuyển đổi thành công sang một nền kinh tế có mức tăng trưởng ấn tượng... Ông cho rằng, những điều này đã giúp gia tăng "sức mạnh mềm” của Việt Nam. Điểm hấp dẫn nhất của "sức mạnh mềm” Việt Nam hiện nay nằm ở tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc và phát triển kinh tế. Cũng theo GS Joshep Nye, văn hóa của Việt Nam luôn hấp dẫn, có sức lôi cuốn các nước phương Tây, điều này thật quan trọng vì "có 3 nguồn lực chính để tạo nên "sức mạnh mềm”: một là văn hoá quốc gia, hai là hệ giá trị quốc gia và ba là chính sách quốc gia”.

Do điều kiện địa lý, Việt Nam trở thành chướng ngại tự nhiên của Trung Quốc trên con đường chiếm lĩnh Biển Đông để vươn ra Thái Bình Dương. Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã để lại nhiều bài học quý giá và phù hợp với thực tế khách quan của một đất nước khiêm nhường buộc phải tồn tại và phát triển bên cạnh một người hàng xóm khổng lồ và đầy tham vọng. Ngày nay, trước sự xuất hiện của một siêu cường Trung Quốc đang lên, tham vọng bành trướng và cách hành xử hung hăng của họ trong thời gian gần đây đã gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng thế giới, đặc biệt là tình hình an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế đó, theo các nhà phân tích lại tạo thêm một thời cơ thuận lợi cho Việt Nam, với truyền thống độc lập tự chủ, yêu chuộng hòa bình và khát vọng vươn lên đang được minh chứng bằng sự đổi mới mạnh mẽ hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Có thể nói, tình thế hiện nay thúc đẩy sự mong muốn của cộng đồng thế giới trước sự "trỗi dậy” đầy đe dọa của Trung Quốc là cần thiết xuất hiện một Việt Nam mạnh mẽ, trở thành một quốc gia cầu nối có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển. Đồng thời, khi trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng thế giới, Việt Nam mới có thể trở thành đối tác được tôn trọng và bình đẳng của Trung Quốc.

Tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi” bằng yêu sách "đường lưỡi bò” bao chiếm 80% Biển Đông của Trung Quốc trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng với các hành động hung hăng gần đây của nước này trên Biển Đông dù muốn hay không muốn cũng đã đặt dân tộc Việt Nam vào một tình thế buộc phải đối phó. Các chuyên gia lịch sử nhận định, kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có lẽ đây là lần thứ tư nước ta phải đối mặt với sự thách thức lớn như vậy. Riêng trên phương diện quân sự, qua 3 cuộc chiến tranh chống xâm lược ở thế kỷ trước, Việt Nam đã trải nghiệm thực tế là vấn đề tổng số lực lượng quân sự của đối phương và vấn đề lực lượng tại chỗ của ta là hai vấn đề khác nhau, không thể đơn thuần dùng số lượng đo đếm mạnh - yếu của nhau để luận thế thắng bại. Trong thời kỳ đối đầu, sức mạnh của các quốc gia thường được cân đong đo đếm bởi sức mạnh quân sự và kinh tế, tức là "sức mạnh cứng”. Dù vậy, "sức mạnh mềm” quốc gia vẫn không thể xem nhẹ, mà những "câu chuyện kể” về chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước là một minh chứng. Đó là một trong những câu chuyện hấp dẫn và sống động nhất, thu hút được những tình cảm và sự ủng hộ to lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới dành cho Việt Nam. Sức mạnh ấy góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, làm tiền đề cho những chiến thắng quân sự, giúp non sông Việt Nam quy về một mối.

Đường lối đối ngoại của Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia, trở thành một thành viên có trách nhiệm và đáng tin cậy trong cộng đồng thế giới như đã được đề ra lâu nay chỉ có thể trở thành hiện thực trên cơ sở Việt Nam phải có khả năng đi cùng với xu thế phát triển của cả thế giới, cùng với cả thế giới phấn đấu cho trào lưu của hòa bình, tiến bộ, dân chủ, văn minh; cùng phấn đấu như thế để tự phát triển và để có khả năng hợp tác được, hợp tác có thực chất với mọi đối tác. Cần nhấn mạnh, đấy chính là đường lối đối ngoại dấn thân, dựa trên cơ sở tạo ra cho mình khả năng dấn thân – phấn đấu vì lợi ích chính đáng của chính mình, và đồng thời phấn đấu vì các lợi ích của cộng đồng thế giới. Về lâu dài, dân tộc ta ngày nay vẫn phải noi gương cha ông mình "đem đại nghĩa thắng hung tàn”, phải có bản lĩnh và thực lực để thực hiện được bài học này, phải thúc giục nhau làm cho đất nước sớm giầu mạnh lên để mau chóng trở thành một quốc gia mẫu mực trong việc "lấy chí nhân thay cường bạo”.

Chiến lược hòa bình của Việt Nam luôn là thành tố quan trọng trong tư tưởng "dĩ bất biến ứng vạn biến”. Ngày nay, trước sự đe dọa, hung hăng của việc áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam vẫn luôn giữ vững tinh thần "dĩ bất biến” kiên trì tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan và tôn trọng các giá trị văn minh của nhân loại, tức là luôn luôn coi trọng đàm phán và giải quyết vấn đề trên nền tảng công pháp quốc tế. Từ "muốn là bạn” (Đại hội VII, VIII), "sẵn sàng là bạn” (Đại hội IX), "là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội X), Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung thêm là "thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, thể hiện quá trình trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động và có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu. Điều đó thực tế đã góp phần làm gia tăng "sức mạnh mềm” của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, tạo ra thế và lực cân bằng trong việc xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực cho Việt Nam trong những năm gần đây. Trong mối quan hệ với người láng giềng khổng lồ, cần lưu ý rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hay bất kỳ phản ứng cảm tính nào khác đều là sai lầm, chẳng hạn như tâm lý "bài Hoa”, chỉ làm mất đi sự tỉnh táo cần thiết và chỉ có thể gây thêm nguy hại mới cho đất nước. Mặt khác, nuôi dưỡng tinh thần hữu nghị và hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc đòi hỏi rất nhiều nỗ lực lớn, trong đó cần thiết phải hết sức tỉnh táo, kiên trì và dũng cảm. Lịch sử quan hệ hai nước Việt-Trung ghi lại nhiều trang lẫm liệt, ngay sau khi đưa được "khách không mời mà đến” ra khỏi nhà mình, Việt Nam đã phải nghĩ đến cầu hòa. Không ai có thể phủ nhận nhân dân ta có nguyện vọng sâu xa và truyền thống quý báu trong xây dựng mối quan hệ đời đời này với Trung Quốc. Bản lĩnh ấy ngày nay càng quan trọng hơn bất cứ giai đoạn nào khác. Ngoại giao dấn thân vì lợi ích quốc gia, dân tộc và có trách nhiệm với thế giới chính là một nền ngoại giao mạnh của một quốc gia có nền nội trị lành mạnh và đầy sức sống. Và cũng chỉ một nền ngoại giao dấn thân như thế mới bảo vệ được đất nước ta và luôn luôn tạo ra cho nước ta sức phát triển mới.

Có thể thấy Biển Đông là một mặt trận nóng, thậm chí có lúc có thể rất nóng, nhưng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặt trận chính quyết định giành thắng lợi ở mọi mặt trận khác, là nhân dân ta phải xây dựng bằng được nền nội trị lành mạnh làm nền tảng cho mọi quốc sách phát triển kinh tế, xã hội, ngoại giao và quốc phòng. Đây mới là vấn đề, là mặt trận quyết định vận mệnh của Tổ quốc. Thực tế ngày càng làm rõ, "dĩ bất biến ứng vạn biến” cho mọi tình huống là quan trọng hơn bao giờ hết - xây dựng nội trị lành mạnh là mặt trận chính yếu hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đấy sẽ là bức trường thành bất khả xâm phạm bảo vệ Tổ quốc và là nền tảng xây dựng đất nước phồn vinh. Không thể ngồi chờ đợi và cũng sẽ không có chuyện một ngày đẹp trời Trung Quốc bỗng nhiên rút yêu sách "đường lưỡi bò”. Nhưng ngoại giao dấn thân và thái độ công khai minh bạch có thể huy động được dư luận trong nước và thế giới ngăn cản sự lấn tới của Trung Quốc, và trên cơ sở đó tiếp tục giữ được hòa bình trên Biển Đông, mở đường cho những triển vọng mới sau này. Đây còn là hướng đi cụ thể thúc đẩy quá trình hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), cũng như tiến tới các hiệp định về hòa bình và an ninh khu vực có tính ràng buộc pháp lý cụ thể và chặt chẽ hơn.

Các chuyên gia đều cho rằng, cái gốc của "sức mạnh mềm” suy cho cùng là sự đồng lòng, là kết tinh của sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc. Nhưng muốn có sự đồng lòng, phải biết bao dung, biết dung hòa những khác biệt để hợp sức cho mục tiêu chung là sự giàu mạnh, phát triển bền vững cho muôn đời con cháu mai sau của cộng đồng dân tộc. Một trong những thành tố của sức mạnh tổng hợp tạo nên "sức mạnh mềm” của quốc gia trong lĩnh vực nội trị được cha ông chúng ta sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử là sự khoan thư sức dân, lấy dân làm trọng, ý niệm mạnh mẽ về chính nghĩa của dân tộc. Với những điều đó, cha ông chúng ta đã phát huy và động viên được tất cả những tiềm năng, sự sáng tạo của mỗi thành viên trong cộng đồng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế - xã hội đến quân sự - quốc phòng và văn hóa – nghệ thuật. Lịch sử cho thấy, thời đại nào nắm vững và thực hành nghiêm túc bài học nội trị như trên luôn là thời thịnh trị với minh quân, thế nước vững chắc cùng sự no ấm của muôn dân khiến cho bao nhiêu mưu toan xâm lược đều phải tiêu vong.

Trước những hành xử hung hăng của Trung Quốc trong âm mưu bá chiếm Biển Đông, áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” phi pháp và phi khoa học, trong tư thế tự vệ chính nghĩa, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, chủ trương cùng hợp tác, ổn định và phát triển với các nước liên quan của Việt Nam đang thực sự chuyển hóa thành "sức mạnh mềm”. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang sở hữu một "sức mạnh mềm” từ lịch sử oai hùng, bất khuất được khắc ghi bởi những người con anh hùng của dân tộc, anh dũng hy sinh trong suốt chiều dài hàng mấy thế kỷ qua để thực thi chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó mãi mãi khắc ghi hình ảnh những dân binh của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thời các vua chúa nhà Nguyễn đến các binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận năm 1974 trong cuộc hải chiến Hoàng Sa, các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất cùng nắm tay nhau thành "vòng tròn bất tử” coi nhẹ cái chết trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988...

"Sức mạnh mềm” của Việt Nam cũng cần được hỗ trợ bởi truyền thông tích cực và kiên trì. Cần phải làm cho mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước, cộng đồng thế giới, kể cả nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; hiểu rõ về chủ trương "dĩ bất biến ứng vạn biến” kiên trì với chiến lược hòa bình của người Việt Nam trong việc giải quyết mọi tranh chấp quốc tế; kế thừa và thực hiện sáng tạo tư tưởng của cha ông "Đem đại nghĩa thắng hung tàn; Lấy chí nhân thay cường bạo” để "mở nền thái bình muôn thuở” không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn vì hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

N.L. (Theo Daidoanket)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.