“Nhà giàn phố” giữa thềm lục địa
18 Tháng Ba 2012 7:16 CH GMT+7
Nhà giàn DK1/15 (Phúc Nguyên 2B) hiện nay là một trong hai nhà giàn hiện đại nhất trong hệ thống nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Đây là nhà giàn thế hệ thứ ba được sửa chữa, nâng cấp và đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2011. Việc sửa chữa 2 nhà giàn DK1/14 và DK1/15 hiện đại giữa thềm lục địa vừa khẳng định sức mạnh làm chủ vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc, vừa động viên cán bộ, chiến sĩ yên tâm tư tưởng "bám biển giữ nhà”.
Không gian hiện đại

Sự khác biệt giữa nhà giàn DK1/15 so với nhà giàn thế hệ thứ nhất (xây dựng năm 1989) và nhà giàn thế hệ thứ 2 (xây dựng năm 1990) là có kết cấu vững chắc, liên hoàn. Nếu nhà giàn thế hệ thứ 2 rộng 80m2 thì nhà giàn DK1/15 gấp ba lần như thế. Với thiết kế xây dựng mẫu giàn khoan nước sâu, nhà giàn DK1/15 có 6 chân cắm sâu xuống đáy san hô, cao hơn 1/3 so với nhà giàn cũ. Với nhiều phòng kết cấu liên hoàn khép kín, thoáng mát, che nắng, ngăn mưa gió, các chiến sĩ ở đây gọi là "Nhà giàn phố giữa trùng khơi”.

 
Tập thể dục sáng ở nhà giàn DK1/15

Để đáp ứng yêu cầu huấn luyện, học tập của cán bộ, chiến sĩ, đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân ra đánh bắt, khai thác hải sản trên vùng biển thềm lục địa của Việt Nam, nhà giàn DK1/15 có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp từ năm 2009. Qua hơn 3 năm "thai nghén” xây dựng, lắp ráp các công đoạn, tháng 4 năm 2011, nhà giàn DK1/15 được hoàn thành. Nhà giàn này vừa đủ sức chống chọi với bão tố, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, khẳng định sức mạnh của Hải quân Việt Nam làm chủ vùng biển của Tổ quốc, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo nơi ăn, nghỉ, học tập và huấn luyện của các chiến sĩ nhà giàn.

Trung tá Đinh Công Trung - Chính trị viên nhà giàn DK1/15 cho biết: "Nếu nhà giàn thế hệ cũ khi chịu đựng sóng gió cấp 9 có hiện tượng rung lắc, thì nhà giàn mới khi gặp sóng gió cấp 10, cấp 11 cũng chưa "xi nhê” gì. Hệ thống kết cấu liên hoàn, cầu thang nối liền càng thêm vững chắc”. Trung tá Nguyễn Thế Dĩnh - Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên khung quản lý nhà giàn cho biết: "So với các nhà giàn DK1 của hai thế hệ trước, thì DK1/15 và DK1/14 là 2 nhà giàn hiện đại nhất từ trước đến nay. Chúng tôi hoàn toàn yên tâm tư tưởng và phấn khởi ở nhà giàn này”.

Điện "xài” thoải mái, điện thoại vô tư
Sự vượt trội của hai nhà giàn mới so với các nhà giàn khác là hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 3 lần. Mùa mưa bão không có ánh mặt trời, hoặc sương mù, các chiến sĩ vẫn có điện dùng để chiếu sáng, nấu cơm, chạy tủ lạnh, xem ti vi trong một tháng, trong đó các nhà giàn khác chỉ khoảng 10 ngày.
Thiếu úy Nguyễn Văn Tuấn, vừa từ nhà giàn Phúc Nguyên 2B về chia sẻ: "Trước kia khi chưa có điện từ pin năng lượng mặt trời, cả nhà giàn chìm trong bóng đêm, chỉ mỗi chiếc hải đăng trên trần nhà chớp sáng, nấu cơm bằng dầu madut. Nhiều khi anh em câu được cá tươi, không có tủ lạnh đành phơi khô, hoặc làm mắm. Từ ngày có pin năng lượng mặt trời, chúng tôi nấu cơm, kho cá bằng điện. Có tủ lạnh ướp cá, xem ti vi được nhiều hơn, anh em rất phấn khởi. Nói chung điện xài vô tư”.
Hiện tại, các nhà giàn DK1 được Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tặng 1 máy điện thoại cố định không dây gọi nội mạng để liên lạc về đất liền. Ngoài ra, mạng điện thoại Vinasat cũng được phủ sóng. Riêng 2 nhà giàn DK1/14, DK1/15 được "biên chế” 5 máy điện thoại bàn cố định miễn phí cho mỗi bộ phận. Sau những giờ huấn luyện, các chiến sĩ lại "a lô” về đất liền gặp gỡ người thân nên mọi thông tin liên lạc về đất liền cũng được "cập nhật” một cách nhanh nhất. Nói chuyện đi nhà giàn, chiến sĩ nào cũng "chọn” DK1/15, DK1/14 vừa rộng rãi, vững chắc, vừa lắm cá, nhiều điện. "Điện xài thoải mái, điện thoại vô tư đã nối liền khoảng cách với đất liền” - Thiếu úy Tuấn chia sẻ.
 
(Theo Daidoanket)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.