Những chiến binh trong lòng Biển Đông: Nồng hậu nước Nga
23 Tháng Sáu 2021 7:58 CH GMT+7
TP - Theo kế hoạch, các kíp tàu ngầm phải học cách làm chủ “Hố đen đại dương” Kilo 636 trong 4 năm ở xứ sở Bạch Dương. Thế nhưng, những người lính tàu ngầm Việt Nam đã lập “kỳ tích” khiến các chuyên gia, giảng viên ở Học viện Hải quân Liên bang Nga thán phục khi hoàn thành xuất sắc khóa học sớm tới gần 2 năm.

Cuối tháng 8/2011, Kíp huấn luyện Chỉ huy - Nghiệp vụ và Kíp tàu ngầm đầu tiên lên đường sang Nga huấn luyện. Ngày 1/9/2011, tại Trung tâm 650 (Trung tâm đào tạo Hải quân nước ngoài) ở thành phố Saint Petersburg, Học viện Hải quân Liên bang Nga tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo học viên tàu ngầm Kilo 636 cho các học viên thuộc Kíp Chỉ huy cơ quan, nghiệp vụ và Kíp Trung tâm huấn luyện tàu ngầm.

Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam (bên phải) trong thời gian học tập ở Liên bang Nga

Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam (bên phải) trong thời gian học tập ở Liên bang Nga.

Nỗ lực luyện rèn

Xác định trọng trách được Tổ quốc giao phó, sau khi ổn định nơi ăn chốn ở, Đoàn Việt Nam vào học tập ngay. Ngoài thời gian học chính khóa theo thời khóa biểu, các kíp tàu còn tích cực huấn luyện, học tập thêm vào các buổi tối và sáng ngày nghỉ cuối tuần. Đồng thời, tổ chức huấn luyện cho những người trái chuyên ngành những kiến thức cơ bản, kiến thức nền.

Vừa học vừa rèn, các sĩ quan được phân công nhiệm vụ cụ thể theo các khoa mục huấn luyện, tổ chức soạn giáo án huấn luyện chuyên sâu cho quân nhân chuyên nghiệp theo các vị trí chiến đấu sẽ đảm nhiệm trong tương lai. Để kiến thức được “thẩm thấu” tốt, cả đoàn còn tổ chức các nhóm học thảo luận do trưởng, phó ngành duy trì, quân nhân sau mỗi buổi thảo luận đều phải có bài thu hoạch. Tất cả đã cùng thể hiện ý chí, quyết tâm rất cao.

Nhớ về quãng thời gian học tập với “200% công suất” này, thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Trọng Nghiêm, Tiểu đội trưởng hầm tàu, Tàu ngầm 187 - Bà Rịa-Vũng Tàu chia sẻ, các kíp tàu đi trước có kinh nghiệm, tài liệu gì thì truyền lại cho các kíp tàu sau để học hỏi lẫn nhau nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Anh em còn tích cực nâng cao trình độ tiếng Nga để sau này làm chủ tàu ngầm thuận lợi nhất. Phương pháp được áp dụng là hàng ngày, các thủy thủ nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga khi trao đổi công việc, trong mỗi buổi giao ban hay những lúc rảnh rỗi…

“Khi đã thành thạo thì mỗi khi xin được tài liệu từ phía bạn, thủy thủ ta lại tích cực dịch tài liệu ra tiếng Việt. Mỗi cán bộ, chiến sĩ khi được giao nhiệm vụ đi học ở Nga đều xem đây là vinh dự, tự hào rất lớn khi được Đảng, Nhà nước, Quân đội chọn lựa. Chúng tôi xác định phải không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để xứng đáng với niềm tin yêu đó”, thượng úy Nghiêm nói.

Chiếc compa bạc màu

Học xong lý thuyết, kíp cơ quan và trung tâm huấn luyện được xuống tàu ngầm trước. Sau khi đi thực tế trên tàu ngầm và đi biển, họ ghi lại tất cả kinh nghiệm, kiến thức học được truyền lại cho các kíp tàu ngầm sau theo kiểu băng chuyền, giúp các kíp tàu sau học rất nhanh và thuận lợi.

Thượng tá Đoàn Anh Kỳ, Thuyền trưởng tàu ngầm 185 - Khánh Hòa cho biết, bài học ban đầu của thủy thủ là làm quen với không gian trên tàu ngầm. Đó là nghiên cứu cách bố trí khoang, nơi ăn nghỉ, sinh hoạt, các vị trí chiến đấu sau khi tốt nghiệp được đảm nhiệm ra sao trên “con cá voi” dài gần 74m với lượng giãn nước hơn 3.000 tấn này.

Những chiến binh trong lòng Biển Đông: Nồng hậu nước Nga ảnh 1

Một trong 6 tàu ngầm rời Liên bang Nga về Việt Nam.

“Cảm giác lần đầu được xuống tàu ngầm rất hồi hộp, vì đây chính là con tàu mà sau này chúng tôi sẽ làm chủ khi đưa về nước. Mới đầu cũng ngợp bởi hệ thống khí tài rất hiện đại của tàu cùng hàng nghìn nút điều khiển. Tuy nhiên, do có quá trình huấn luyện tốt nên chúng tôi làm quen rất nhanh và nhanh chóng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành”, thượng tá Đoàn Anh Kỳ tâm sự.

Đến giờ, trung tá Lê Trung Hiếu, Phó Thuyền trưởng tàu ngầm 187 - Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn luôn giữ chiếc compa mà thầy giáo Vladimir tặng anh từ năm 2013 như một kỷ vật thiêng liêng của tình thầy trò, tình bạn thủy chung Việt - Nga. Khi đó, thiếu tá Hiếu đang là Trưởng ngành 4-7 (thông tin, radar, sona) thuộc Kíp tàu ngầm số 2.

Anh kể: “Thầy Vladimir tặng tôi món quà này khi tôi trong quá trình thực tập trên tàu ngầm 183 - TPHCM ở Nga và tận tình hướng dẫn cách sử dụng compa tác nghiệp dưới tàu. Thầy dạy tôi từ cách cầm compa để đo, kẻ, vẽ, rà, xác định trên bản đồ. Trở về nước, tôi luôn sử dụng chiếc compa này để tác nghiệp. Bây giờ nó đã bong tróc hết lớp sơn nhưng tôi vẫn luôn trân quý tình cảm của người thầy đã truyền kiến thức chuyên ngành, tiếp thêm động lực để tôi vươn lên trong học tập”.

Vui - buồn nơi xứ lạnh

Thiếu tá Nguyễn Tiến Đoạt, Thuyền trưởng tàu ngầm 187 - Bà Rịa-Vũng Tàu nhớ lại: Lúc mới sang, mọi người choáng ngợp trước vẻ đẹp cổ kính của thành phố Saint Petersburg với những cung điện nguy nga, những con phố cổ kính… Dường như mọi giá trị lịch sử của đất nước Nga đều được giữ lại, đặc biệt là các hiện vật lịch sử của Hải quân Nga.

“Được tiếp xúc với nền văn hóa, con người Nga, chúng tôi nhận thấy họ rất hiếu khách, trân trọng tình bạn thật sự, thích giao tiếp và đùa vui. Họ dành tình cảm đặc biệt cho phụ nữ và có ý thức kỷ luật rất cao”, thiếu tá Nguyễn Tiến Đoạt kể.

Với thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Đỗ Văn Nhẫn, thủy thủ tàu ngầm 183 - TPHCM, trước khi sang Nga học tập, anh xem truyền hình và rất thích khung cảnh tuyết rơi phủ trắng các mái nhà, con đường và làm đóng băng các cành cây: “Trước đây, tôi từng ước muốn một lần được sang nước Nga. Mong ước đã trở thành hiện thực khi tôi được trải nghiệm mùa đông tuyết trắng với nhiệt độ âm 20 độ C, mặc áo khoác dày mà vẫn lạnh run người, rồi được đắp người tuyết, thật thú vị”.

Học tập nơi đất khách, dù tập trung cao độ cho nhiệm vụ quan trọng này, nỗi nhớ quê nhà, người thân vẫn âm thầm len lỏi trong tâm trí mỗi người lính tàu ngầm. Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Ngô Bá Tình, thủy thủ tàu ngầm 184 - Hải Phòng chia sẻ, ngoài vinh dự và trách nhiệm thì gia đình, vợ con luôn là chỗ dựa vững chắc để anh vượt qua khó khăn gian khổ.

“Mỗi khi rảnh rỗi, tôi gọi về nhà bằng mạng xã hội. Tuy không ôm được vợ, không bế được con, nhưng nghe con kể những câu chuyện hồn nhiên, ngây thơ là thấy hạnh phúc lắm”, thượng úy Tình hồi tưởng lại. (Còn nữa)

Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Trọng Nghiêm kể: “Tôi nhớ mãi kỷ niệm khi hỏi thầy giáo Nga về các vấn đề chuyên ngành máy hầm tàu mà tôi đảm nhiệm. Thấy tôi hỏi nhiều “Vì sao lại thế này? Vì sao lại thế kia?”, thầy nổi cáu, nói “Hỏi gì mà hỏi nhiều thế?”. Chúng tôi xác định học để có kiến thức thì không gì phải ngại, cái tôi cá nhân phải bỏ qua một bên.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.