An toàn hàng hải, nền tảng cho tiến trình phát triển kinh tế biển
28 Tháng Ba 2012 5:45 CH GMT+7
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tiềm lực kinh tế biển nước ta không ngừng lớn mạnh. Trong Nghị quyết IX về "Chiến lược biển Việt Nam" được thông qua tại Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng (khóa X) nêu rõ: Đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp 53-55% GDP, và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Thực tế hiện nay, kinh tế biển và vùng ven biển đã đóng góp 48-49% tổng GDP. Để thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược biển Việt Nam, an toàn hàng hải đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập, duy trì môi trường an toàn hàng hải, tạo điều kiện cho phát triển thương mại, kinh tế biển, kết hợp bảo vệ quốc phòng - an ninh, tìm kiếm cứu nạn, phối hợp bảo vệ môi trường biển, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.

Khẳng định năng lực và hội nhập quốc tế

Hình thành ngay sau thời điểm miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, và trải qua nhiều giai đoạn chia tách, đến năm 2005, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải II ra đời trên cơ sở bộ máy quản lý của Bảo đảm an toàn hàng hải khu vực IV; các đơn vị trực thuộc Bảo đảm an toàn hàng hải, tính từ vùng biển phía nam cây đèn Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi, đến Kiên Giang, cùng bộ phận còn lại của Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông  và hải đảo. Song song đó, Công ty cũng chuyển đổi mô hình hành chính - sự nghiệp, sang mô hình kinh tế sự nghiệp, rồi tiếp tục chuyển sang mô hình Công ty TNHH một thành viên vào năm 2010. Tháng 5-2011, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Quyết định số 1099/QĐ-BGTVT, chính thức thành lập Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam.

Từng bước lớn mạnh, mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hoạt động, đến nay, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam được Nhà nước giao trọng trách: quản lý vận hành 17 tuyến luồng tàu biển, với tổng chiều dài gần 600 km, cùng hệ thống báo hiệu luồng, với 52 đèn biển, trong đó có 12 trạm đèn trên khu vực Biển Đông, và Trường Sa; nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải; tổ chức khảo sát ra thông báo hàng hải; xây dựng các công trình hàng hải; đóng mới và sửa chữa các phương tiện thủy; dẫn dắt tàu biển ra vào các cảng, khu neo đậu; tham gia tìm kiếm cứu nạn, trục vớt cứu hộ trên biển; phối hợp các ngành chức năng bảo vệ môi trường biển và quốc phòng an ninh.

Không ngừng khẳng định vị thế, hội nhập sâu rộng với ngành hàng hải trong khu vực và trên thế giới, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam hiện là thành viên của Hiệp hội Hàng hải quốc tế IALA; có quan hệ chặt chẽ với Tổ chức Thủy đạc quốc tế IHO, tổ chức Thủy đạc Đông Á-EAHC, Hiệp hội Lãnh đạo các cơ quan hàng hải châu Á-Thái Bình Dương. Trên cơ sở này, tổng công ty thường xuyên cập nhật tài liệu, tham khảo thiết bị mới và công nghệ quản lý tiên tiến của các nước để nghiên cứu, ứng dụng. Đến nay, hệ thống báo hiệu hàng hải trên vùng biển do Tổng công ty quản lý có 100% số phao báo hiệu dẫn luồng và các đèn biển đã được vận hành bằng hệ thống năng lượng mặt trời. Hàng loạt thiết bị hiện đại như: máy đo sâu hai tần số, máy định vị vệ tinh vi sai DGPS, máy toàn đạc điện tử, triều ký tự động phát sóng, phần mềm xử lý số liệu khảo sát  được trang bị, nhằm tự động hóa lĩnh vực khảo sát và ra thông báo hàng hải với độ chính xác cao. Hệ thống thông tin liên lạc cũng được tăng cường, hoàn thiện, góp phần đắc lực trong quản lý, điều hành công tác bảo đảm an toàn hàng hải.

Cùng hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải, nhiều năm qua, các Công ty Hoa tiêu hàng hải và Trục vớt cứu hộ Việt Nam đã phối hợp Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam khai thác hiệu quả các tuyến luồng; tạo môi trường an toàn cho ngành kinh tế biển phát triển. Phát huy hơn nữa hiệu quả này, cuối tháng 10-2011, Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển các Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực phía nam và Trục vớt cứu hộ Việt Nam về Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam. Đây là phần việc nằm trong lộ trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng quản lý ngành của Bộ GTVT. Mô hình này cũng phù hợp cơ cấu tổ chức Bảo đảm an toàn hàng hải của các nước tiên tiến.

Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam hiện có mười phòng ban nghiệp vụ và 16 đơn vị thành viên, chi nhánh đứng chân tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Hoạt  động bảo đảm an toàn hàng hải không ngừng được tăng cường thêm quy mô, năng lực, nhất là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành và phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tể biển trong bối cảnh mới. Các sản phẩm dịch vụ của tổng công ty theo đó cũng ngày càng đa dạng, phong phú.

Một trong những thế mạnh của tổng công ty là thiết kế, khảo sát, đo đạc các công trình hàng hải, luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải, và các công trình khác có liên quan, như thiết kế nạo vét luồng, thiết kế lập phương án điều tiết bảo đảm an toàn giao thông hàng hải... Trong thời gian qua, đơn vị đã thành công với phương án điều tiết lưu thông bảo đảm an toàn hàng hải phục vụ thi công các công trình trọng điểm quốc gia như: cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu và hầm dìm Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, nạo vét tuyến luồng Vũng Tàu-Thị Vải, Cái Mép-Thị Vải... Song song đó, Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam còn thực hiện các dịch vụ đo vẽ, lập bình đồ; khảo sát địa hình phục vụ thiết kế thi công cảng, nạo vét luồng; rà tìm tàu  đắm, bãi cạn, đá ngầm... Đặc biệt, với thế mạnh trong nghiên cứu, sáng chế, tổng công ty đã chế tạo, ứng dụng, thực hiện thành công nhiều giải pháp, thiết bị phục vụ đắc lực cho hoạt động chuyên ngành. Tiêu biểu như: hệ thống giám sát, điều khiển báo hiệu hàng hải từ xa thông qua mạng điện thoại di động GMS; phần mềm xử lý sóng để nâng cao độ chính xác đo sâu; ứng dụng công nghệ định vị động cho quy trình đo sâu không quan trắc mực nước; đèn báo hiệu gắn trên phao sử dụng đi-ốt phát quang. Đặc biệt, đơn vị đã thực hiện thành công Hải đồ điện tử luồng Sài Gòn-Vũng Tàu phục vụ quá trình khảo sát luồng và quản lý hàng hải. Sản phẩm này cung cấp cho người đi biển bản đồ và các thông tin cần thiết, như xác định vị trí con tàu trong từng thời điểm; cảnh báo những nguy hiểm, chướng ngại vật và cả việc quy hoạch theo dõi lộ trình hàng hải. Năm 2007, Hải đồ điện tử luồng Sài Gòn-Vũng Tàu được Hội đồng khoa học công nghệ Cục Hàng hải Việt Nam nghiệm thu. Và không chỉ ứng dụng trong phạm vi Tổng công ty, nhiều đơn vị chuyên ngành như Cảng vụ Hàng hải, Hoa tiêu cũng đã sử dụng hải đồ trong quản lý, lai dắt tàu một cách hiệu quả.

Mở rộng quy mô, năng lực hoạt động

Với lĩnh vực cơ khí, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam có nhiều kinh nghiệm, năng lực thực hiện thiết kế, gia công chế tạo, sửa chữa các sản phẩm cơ khí: đóng mới và sửa chữa các phương tiện thủy, gia công chế tạo các báo hiệu hàng hải, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Không ngừng đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hiện đại, như: máy lốc tôn thủy lực 3 trục, máy ép thủy lực, máy hàn điện 1 chiều, hàn điện TIC, thiết bị kiểm định thử kéo xích, cáp, cùng việc nâng cấp, mở rộng nhà xưởng, kho bãi, tổng công ty ngày càng nâng cao quy mô, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đồng thời ký nhiều hợp đồng với đối tác bên ngoài.

Phát huy ưu thế trong lĩnh vực xây dựng công trình hàng hải, hầu hết các công trình: trạm quản lý luồng, trạm đèn biển - từ trước đến nay đều do đơn vị đảm nhận. Những công trình này thường nằm nơi xa xôi, biệt lập; địa hình lẫn thời tiết hết sức khắc nghiệt. Tiêu biểu là nhóm công trình trạm đèn biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Xác định tầm quan trọng về vị trí chiến lược, tiềm năng kinh tế, an ninh quốc phòng nơi đây, từ những năm đầu thập niên 90 - thế kỷ 20, đơn vị đã đề xuất với Nhà nước và các bộ, ngành liên quan kế hoạch xây dựng các trạm đèn biển khu vực Trường Sa, và DK1. Và việc hình thành những trạm hải đăng nơi Trường Sa, DK1 là nỗ lực lớn đối với tổng công ty. Nỗ lực trong tìm kiếm giải pháp xây dựng cơ sở vật chất; bố trí đội ngũ cán bộ có thể sống và làm việc tại nơi không chỉ là gian khổ, mà còn chấp nhận nhiều hiểm nguy. Các trạm đèn, vừa mang ý nghĩa "an toàn hàng hải"; vừa mang lại cảm giác không đơn độc cho mỗi con tàu trên những hải trình thăm thẳm, mà còn khẳng định cột mốc chủ quyền vùng lãnh hải Tổ quốc.

Một thành viên vừa mới gia nhập Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam - Công ty Trục vớt cứu hộ Việt Nam (Visal), được biết đến với nhiều thành công trong hoạt động trục vớt và kỹ thuật ngầm, đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy, xử lý neo cho quá trình thăm dò, khai thác dầu khí. Visal đã và đang là đối tác tin cậy của các khách hàng lớn trong và ngoài nước như: Vietsovpetro, PTSC Marine, cảng Lotus, Công ty Smit Singapore, Nippon Salvage-Nhật Bản... Hiện nay, Visal đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn, an ninh cho đội tàu; các chính sách an toàn và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế-ISM Code và Bộ luật  An ninh tàu biển quốc tế ISDS Code.

Ngành hoa tiêu hàng hải cũng vừa được chuyển giao về Bảo đảm an toàn hàng hải, trong đó có năm Công ty hoa tiêu tại các khu vực: Bình Định, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu về làm thành viên của tổng công ty. Không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đến nay đội ngũ hoa tiêu hàng hải miền nam đã có hơn 100 hoa tiêu các hạng, trong đó có 53 hoa tiêu ngoại hạng. Dày dạn, vững vàng dẫn dắt tàu biển ra vào vùng nước thuộc trách nhiệm quản lý, đội ngũ hoa tiêu đã giúp lượng tàu biển trong và ngoài nước ra vào các hệ thống cảng trên địa bàn tăng đáng kể. Đặc biệt, không ít hoa tiêu đã khẳng định bản lĩnh khi thực hiện xuất sắc nhiệm vụ dẫn dắt tàu biển ra vào các tuyến luồng nhiều khúc quanh, chướng ngại, mật độ tàu thuyền dày đặc, hoặc ngay trong đêm tối, trong điều kiện thời tiết có mưa bão. Riêng Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực I - TP Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ dẫn tàu tại khu vực giàn khoan; cũng là đơn vị lai dắt thành công bốn đốt hầm Thủ Thiêm, công trình trọng điểm vượt sông Sài Gòn, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam.

Với sự lớn mạnh về cơ cấu tổ chức, hiện tổng công ty đã đưa vào sử dụng trụ sở làm việc mới tại số 10, đường 3/2, TP Vũng Tàu; Văn phòng làm việc của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung Bộ tại TP Nha Trang; Công ty Cơ khí hàng hải miền Nam tại cảng Rạch Bà, TP Vũng Tàu và đang triển khai đầu tư xây dựng văn phòng làm việc của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Tây Nam Bộ tại TP Cần Thơ. Tổng công ty cũng đang tích cực triển khai kế hoạch nâng cấp, mở rộng các trạm quản lý, các cơ sở sản xuất phụ trợ, xây dựng khu hậu cứ bảo đảm an toàn hàng hải, xây dựng cầu cảng và phân xưởng sửa chữa, đóng mới các phương tiện thủy; xây dựng nhà máy sản xuất, sửa chữa các thiết bị báo hiệu hàng hải; xây dựng trung tâm kiểm định các thiết bị công nghiệp, sân bãi để hàng, công-ten-nơ ở những địa phương có các đơn vị thành viên đứng chân.

Với những bước tiến mạnh mẽ cùng nguồn lực, kinh nghiệm sẵn có, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh; đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo hướng hiện đại và tự động hóa; duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác trong nước và nước ngoài... để tiếp tục xây dựng tổng công ty ngày càng phát triển bền vững, đồng thời góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo đảm quốc phòng an ninh  của đất nước.

ĐCSO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.