Xuân về nhớ những người lính biển
09 Tháng Ba 2010 11:32 CH GMT+7
Giờ đây, khi những cánh đào thắm tươi, những cành mai vàng rực rỡ khoe sắc báo mùa xuân mới đang về trên khắp mọi miền đất nước, những kỷ niệm nhớ mãi trong hành trình “Về với Trường Sa thân yêu” trung tuần tháng 4/2009 lại ùa về trong tôi.

Titan -tên gọi khác của tàu HQ 960 thuộc Lữ đoàn 125, đơn vị 2 lần anh hùng, gắn bó với đoàn chúng tôi cả hành trình vượt biển đến với các điểm đảo trong quần đảo Trường Sa.Titan - gợi nhớ đến hình ảnh “Người khổng lồ”. Vững vàng và hiên ngang.

 
Đoàn công tác vượt qua một hành trình khá dài để nắm tình hình tư tưởng, thăm hỏi, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa cùng như vùng chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Khác với nhiều lịch trình theo hình vòng cung, đoàn công tác của chúng tôi vượt qua một lịch trình hình mũi tên với chiều dài 1038 hải lý, xấp xỉ 2000km đường biển đến với 9 điểm đảo và nhà giàn trên thềm lục địa phía Nam với những cảm nhận đi từ bỡ ngỡ đến thân thuộc, từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác và luôn trong một sự cảm phục vô cùng với những người chiến sỹ hải quân và những người công dân đất Việt ra sinh sống tại đảo…

Đại tá Nguyễn Hữu Vinh, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân say mê bên những câu chuyện đi biển, vui vẻ và nhiệt tình chỉ dẫn cho bất cứ thắc mắc của thành viên nào về những kiến thức liên quan đến biển, đến lực lượng hải quân. Bằng một giọng hóm hỉnh đầy lạc quan, ông nói: vào ngành hải quân, được đi xuống tàu, đi khắp đây đó trên vùng biển. Cũng có say sóng, cũng có bỏ cơm nhưng không bao giờ bỏ nhiệm vụ. Có những lúc, vị đại tá lại trầm ngâm và đầy suy tư, giọng kể như lạc đi khi kể lại cho chúng tôi câu chuyện vô cùng cảm động về những hy sinh mất mát của người lính hải quân. Đó là câu chuyện về vụ bão biển tàn khốc đánh đổ nhà giàn DK 1/6 Phúc Nguyên năm 1999. Khi ấy, ông trực tiếp giữ vị trí chỉ huy lực lượng cứu nạn khu nhà giàn. Những hình ảnh ngày đó như hiện lại rất sống động trước mắt chúng tôi. Bão tố đầy khốc liệt và hình ảnh người lính kiên trung… Tròn hai mươi năm qua mất mát ấy, ông vẫn đau đáu một nỗi niềm: người lính hải quân khi mất đi thì về với biển cả mênh mông, không còn tìm được di thể. Lời chào “vĩnh biệt đất liền” của các anh gửi lại, để đến tận hôm nay, chúng tôi nghe lại vẫn thấy nghẹn ngào xúc động và kính phục.

Trung tá Trần Đức Dục, Thuyền trưởng tàu Titan, với cương vị là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm toàn bộ về việc quản lý con tàu, chia sẻ tầm quan trọng của công việc mình phụ trách, nhất là với tàu Titan, một trong 2 con tàu cứu hộ cứu nạn hàng đầu Đông Nam Á do Đức sản xuất còn đến ngày nay (1 thuộc Singapore và 1 thuộc Việt Nam) – chịu sóng đến cấp 12 với hệ thống kho đông lạnh bảo quản rau củ quả vào loại tốt nhất, càng hơn lúc nào hết cần sự thống nhất cao của tập thể cán bộ, chính trị viên, thuỷ thủ đoàn làm sao để tàu luôn trong trạng thái tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào. Tất cả các quy định được đặt ra, giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập, rèn luyện phải là một khối thống nhất được đặt dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng. Thành công hay thất bại, bất cứ có sự cố nào trên tàu, người thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm. Khi tổ chức đưa đoàn hoặc cứu hộ, cứu nạn, tàu luôn phải được đảm bảo an toàn lịch trình và muốn vậy là cả một sự thống nhất, phối kết hợp của các khâu: hàng hải, vận chuyển, chuẩn bị mọi điều kiện về kỹ thuật, tàu, hậu cần, cơ điện, boong, cơ yếu, máy…

Trong khi đó, Chính trị viên là người trực tiếp triển khai Nghị quyết của Chi bộ, thường là Bí thư Chi bộ lãnh đạo mọi mặt tư tưởng, chính trị, nhiệm vụ cấp trên giao phó. Đại úy Lại Thế Công, Chính trị viên HQ 960 cho biết: việc nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ chiến sỹ cũng như chăm lo bồi dưỡng, giáo dục chính trị, lý luận cho anh em chiến sỹ trên tàu giữ một vai trò quan trọng. Những chuyến công tác xa nhà, xa đất liền, lênh đênh trên biển, yếu tố tinh thần giữ vai trò quyết định. Bởi thể, hơn lúc nào hết, chúng tôi luôn chú trọng quan tâm đến mọi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của anh em, kịp thời động viên tập thể cán bộ, chiến sỹ trên tàu vượt khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mỗi một lần rời tàu lớn xuống xuồng để vào các điểm đảo, chúng tôi rất ấn tượng với hình ảnh một người cán bộ hải quân làm công tác điều động, đó là Đại tá Mai Đức Trân, 19 năm liền đưa các đoàn ra với đảo. Và còn nhiều những câu chuyện cảm động khác nữa mà chúng tôi được các anh chia sẻ, tâm sự trong những ngày lênh đênh trên biển cả mênh mông. Giữa biển trời, mọi cá nhân tự kết thân, tìm điểm tựa tinh thần qua những câu chuyện về gia đình, về đất liền, những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống. Đầy san sẻ, một cách trân trọng và nâng niu.

Những chàng trai của biển trên con tàu Titan tuổi đời còn rất trẻ, được đào tạo chuyên môn về hải quân, về hàng hải… từ khắp các vùng quê của dải đất hình chữ S thân thương tụ họp về đây, đem lại một sức trẻ, thanh xuân cho con tàu này. Đó là 2 thuyền phó trẻ tuổi nhưng bản lĩnh vững vàng. Gặp các anh, thấy được nét rắn rỏi và mặn mòi của biển cả: Thượng uý Vũ Văn Minh, quê Thanh Hoá, vào ngành được 15 năm - Thuyền phó 1 phụ trách huấn luyện. Thiếu uý Nguyễn Văn Hùng, quê Hải Phòng - Thuyền phó 2 phụ trách hậu cần, kỹ thuật. Đó là Trưởng ngành hàng hải, Thiếu uý Nguyễn Văn Phong, quê Hải Phòng, 25 tuổi… Đó là những Nguyễn Văn Nam, quê Hà Nội; Lê Văn Thuận, quê Thanh Hoá; Nguyễn Văn Ngự, Thủy thủ trưởng, Nguyễn Anh Tấn, nhân viên máy; Đặng Đức Thiện, nhân viên hàng hải…



 Kiểm tra máy móc và  điều khiển đảm bảo an toàn cho tàu trong suốt  hành trình - Ảnh: Cát Tường



Xuống buồng trực máy, sức nóng của động cơ không làm nản tinh thần làm việc hăng say và chăm chú của từng cán bộ, chiến sỹ. Các ca kíp trực thay phiên nhau, quan sát thông số máy móc, kiểm tra động cơ… đảm bảo cho tàu chạy an toàn. Thiếu tá Đặng Quang Sử, Máy trưởng cùng các anh: Khuê, Sùng, Sâm, Điệp, Hải… ở tổ máy đã để lại trong chúng tôi nhiều ấn tượng khó phai. Dường như với các anh, buồng trực máy trở thành một phần không thể thiếu. Nhiều khi thiếu đi cái ầm ào của động cơ, sức nóng của buồng máy… lại thấy thiếu đi một phần tất yếu của cuộc sống. Mọi thứ gắn bó và rất đỗi tự nhiên hóa thành thân thuộc.


 

 Cùng làm bữa  - Ảnh: Cát Tường

Rôm rả nhất có lẽ là lúc các anh chị em trong đoàn cùng nhà bếp của tàu chuẩn bị bữa ăn. Những cọng rau xanh, những củ quả vốn dĩ quá quen thuộc trong đất liền, mang ra đến biển cả mênh mông trở thành một thứ đặc sản quý giá đến vô ngần. Cùng nhau quây quần bên rổ rau, nhặt loại rau này, gọt loại củ quả kia, những tiếng cười đùa vang vọng cả góc biển trời. Biển ở rất gần, sóng vỗ ngay dưới thân tàu và những con người không thân quen, gặp gỡ nhau, tự kết nối nhau lại…

Đồng chí Trần Quốc Thành (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An) chia sẻ, lên tàu, vượt qua sóng, vượt qua gió, tất cả chúng ta đều rõ ràng có những cảm nhận bằng chính tâm hồn và tình cảm của mình. Đồng chí Trần Bình Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An thì tâm sự: có những người đến với Trường Sa lần này là lần đầu tiên, có những người đi lần này có thể là là lần thứ hai, thứ ba, thứ tư và nhiều hơn thế. Nhưng điều quan trọng không phải là ở chặng đường đi đến mà chính là sự cảm nhận ở chính mỗi người, mỗi cá nhân trong mỗi chuyến đi đó. Rất khác biệt!

Trong những câu chuyện trên tàu, người ta dễ dàng nhận thấy chủ đề chính xoay quanh những vấn đề về hải đảo, về chủ quyền biển đảo, về biển trời và những người lính hải quân cũng như số phận con người, đau đáu những nỗi niềm tình cảm về một “tình yêu gửi mãi nơi quê nhà”, về một “đảo thương quê hương xin gửi cả tấm lòng” làm sức mạnh để vượt qua mọi sóng gió Trường Sa, vững vàng, kiên gan đứng vững nơi biển trời mênh mông này để trọn vẹn nhiệm vụ với Đảng, với quê hương, đất nước, giữ gìn vùng biển, đảo yêu thương.

Trên cả chặng hành trình, phần lớn thời gian mặt biển rất lặng sóng. Chúng tôi được ngắm cá heo nổi lên, từng đàn, từng đàn tung tăng theo những bọt sóng tàu Titan tạo ra. Mũi tàu rẽ sóng và đàn cá heo theo đó bơi lội, đùa giỡn… Có những hôm mặt biển phẳng lặng như mặt hồ. Hiền hoà và êm ả đến lạ lùng! Và ở những phút giây đó, mấy thuỷ thủ đoàn trên tàu tếu táo: biển phải có sóng gió ầm ào… Thế mới đúng là biển. Biển lặng như thế này tẻ ngắt và nhạt lắm!

Mùa xuân mới đang về. Những kỷ niệm trong chuyến đi Trường Sa gợi nhớ, nhắc nhở mỗi chúng tôi, trong năm mới, cần sống và làm việc tốt hơn nữa để xứng đáng với những hy sinh thầm lặng của những người lính biển – những người đang canh gác, bảo vệ sự bình yên của biển đảo quê hương./.

Lê Nguyễn (Theo Dangcongsan)
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.