"Bảo tàng sống" về chủ quyền Hoàng Sa
Sunday, April 22, 2012 12:34 AM GMT+7
Tròn 80 - ở độ tuổi lẽ ra nghỉ ngơi phận già, thế nhưng nghệ nhân Võ Hiển Đạt ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn cần mẫn sưu tầm tư liệu chủ quyền lãnh hải, góp phần bảo tồn di tích Hải đội Hoàng Sa cho đời sau.

Thuở nhỏ, lúc còn là cậu bé tóc còn để chỏm, ông Đạt được cha đưa đến các bậc cao niên ở trên đảo Lý Sơn học chữ Hán. Những con chữ thâm thúy tự bao giờ đã cuốn hút, đeo đuổi mãi đến khi có vợ rồi có con, ông vẫn tiếp tục mày mò, nghiên cứu học tập để bây giờ trở thành ông đồ duy nhất ở huyện đảo Lý Sơn. Người dân trên đảo hay trìu mến hay gọi ông Đạt là "ông Đồ Hoàng Sa".Ở huyện đảo Lý Sơn có hàng chục đền chùa, đình làng, lăng, miếu được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó hơn một nửa di tích liên quan trực tiếp đến chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biết ông giỏi Nho học, mỗi lần trùng tu đình làng hay nhà thờ hay hệ thống ngôi nhà cổ, các tộc họ thường mời ông Đạt giúp chạm khắc, tạc chữ "thổi hồn" cho di tích. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhiều người lại đến nhà xin ông chữ để cầu mong phúc, lộc cho gia đình mình.
Ông Võ Văn Út, hậu duệ đời thứ 4 của Cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết ở thôn Tây, xã An Vĩnh, bộc bạch: " Từ lâu, người dân trên đảo kính mến cụ Đạt như người thầy, người cha. Ai nhờ việc gì cũng tận tụy giúp đỡ hết sức không một chút đắn đo, suy nghĩ. Cụ có công rất lớn trong việc tu sửa, khôi phục, gìn giữ di tích của Hải đội Hoàng Sa trên đất đảo suốt nhiều năm qua".
Ông Đạt còn nhớ như in, vào khoảng năm 1945, trong một lần tộc họ Nguyễn mời vẽ lại đôi liễn đối tại nhà thờ họ Nguyễn ở xã An Hải, ông đã phát hiện mô hình chiếc thuyền của đội hùng binh Hoàng Sa vẽ trên giấy bản khổ lớn đã ố màu thời gian được tộc họ này cất giữ lâu năm. Ngay lập tức, ông xin phép tộc họ cho ghi chép tỉ mỉ hình dáng, kích thước, chất liệu để làm nên khinh thuyền Hoàng Sa này. Từ bản vẽ này, suốt hai tháng ròng rã, ông Đạt chạy đôn, chạy đáo khắp nơi tìm vật liệu trên đảo và một số địa phương ven biển ở đất liền, phục chế lại chiếc thuyền buồm của ông cha ra biển Đông năm xưa.Dù tuổi đã tròn 80 nhưng ông Đạt vẫn thuộc lòng, tỉ mỉ liệt kê hàng trăm chi tiết để làm nên chiếc thuyền câu khơi hay còn gọi là Khinh thuyền của đội hùng binh Hoàng Sa. Từ năm 1990 đến nay, ông đã phục dựng nhiều khinh thuyền Hoàng Sa phục vụ lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cho các tộc họ; trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ngãi và ở Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa.

 
Nghệ nhân Võ Hiển Đạt đang phục dựng khinh thuyền Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín

Bà Đặng Thị Lãnh- vợ ông Đạt kể: "Tuổi ổng đã cao rồi nhưng mỗi lần nghe tui khuyên nghỉ ngơi kẻo ảnh hưởng sức khỏe là ổng la rầy, nói rằng: Bà con có việc nhờ đến mình, không giúp thì lòng không chịu được. Tết, tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm là khoảng thời gian ổng bận rộn nhất".
Đến thăm Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn, nhiều du khách lấy làm kinh ngạc những dòng chữ Hán do ông Đạt góp sức chạm khắc tinh xảo trên quần thể tượng đài đội hùng binh.Nhiều bậc cao niên ở huyện đảo Lý Sơn từng ví ông Đạt là “bảo tàng sống” của quê hương Hải đội Hoàng Sa, bởi ngoài vốn chữ Hán uyên thâm ông còn phát hiện nhiều chứng cứ về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Những lúc thư nhàn, ông phiên dịch rồi viết tay cả cuốn Kinh Thi, tự soạn "Gia lễ tổng hợp" (liễn đối, hoành phi, tang tế, hôn lễ..) dày hơn 500 trang. Sáng tác nhiều câu liễn đối có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tri ân đội hùng binh Hoàng Sa được các tộc họ mời chạm khắc trên đình làng, nhà thờ họ như là "thông điệp" lưu lại cho đời sau.
Trao đổi với PV, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi nhận định: “Cụ Đạt có công rất lớn trong việc tái hiện, phục dựng lại khinh thuyền Hoàng Sa. Ngoài ra, ông còn góp phần trùng tu, gìn giữ nét văn hóa biển đặc trưng ở Lý Sơn; phát hiện, dịch nhiều tài liệu quý liên quan chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa".
Theo ông Vũ, Sở Văn hóa đang lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận ông Đạt là một trong 2 nghệ nhân văn hóa dân gian của Quảng Ngãi.

Trí Tín/Theo Vnexpress

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.