Vấn đề Biển Đông soi vào lịch sử
Wednesday, July 11, 2012 7:14 PM GMT+7
Trung Quốc ngày càng muốn giải quyết những tranh chấp Biển Đông hiện tại bằng quân sự. Tuy nhiên, lịch sử Trung Hoa cổ đại hay những cuộc chiến tranh lãnh hải khác trên thế giới cho thấy giải pháp quân sự đều dẫn đến giá phải trả đắt hơn lợi ích thu được rất nhiều.

Từ lịch sử cổ đại giải quyết tranh chấp của Trung Quốc với các nước láng giềng…

Thời kỳ nhà Tống chính là giai đoạn Trung Quốc lớn mạnh nhất so với thế giới trong cùng thời kỳ lịch sử. GDP của Trung Quốc lúc đó ít nhất chiếm 65% tổng lượng GDP của thế giới. So với ưu thế của các bá chủ thế giới trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, con số trên của Trung Quốc cũng đều lớn hơn.

Tuy nhiên, triều đình nhà Tống lại luôn phải đối mặt với nguy cơ về an ninh quốc gia. Ở phía bắc có một số đối thủ mạnh, tạo nên sức ép nghiêm trọng khiến nhà Tống phải mất đi một nửa giang sơn vốn đã bị thu hẹp đến thảm hại, sau đó bị đổ vỡ hoàn toàn. Dù vậy, nhà Tống bề ngoài dường như vẫn không làm theo lôgích cơ bản của các nước phương Tây như mọi người đã quen thuộc, đó là thôn tính các nước nhỏ ở ngoài phạm vi ảnh hưởng truyền thống để đạt mục đích tăng cường thực lực, chống lại đối thủ phương Bắc. Cách làm của nhà Tống là sự thể hiện điển hình về phương pháp truyền thống của Trung Quốc cổ đại trong xử lý quan hệ với các nước xung quanh.

Từ thời Tần – Hán cho đến lúc đó, vì sao Trung Quốc chưa bao giờ có những việc làm dính dáng đến khu vực xung quanh? Theo ý nghĩa thông thường, người ta thường cho rằng trong khi xử lý quan hệ với các chính quyền xung quanh, vương triều trung ương thường áp dụng chính sách “trói buộc”, nghĩa là dùng sức ép quân sự và chính trị để kiểm soát, đồng thời lấy lợi ích kinh tế và vật chất để vỗ về. Đối tượng của chính sách trói buộc vừa bao gồm các khu vực biên giới xa xôi và các nước trực thuộc trong phạm vi nội bộ mà ở những nơi đó có thể trực tiếp thiết lập các đơn vị châu, huyện, cũng vừa bao gồm các nước kẻ thù và “nước xa xôi bên ngoài”, thừa nhận hoặc sắc phong cho các chính quyền bản địa, những nước kẻ thù và “nước xa xôi bên ngoài” đó phải có nghĩa vụ triều cống cho chính phủ trung ương, như vậy tối thiểu trên danh nghĩa các nước đó cũng đã thừa nhận chính quyền trung ương, còn chính quyền trung ương không can thiệp vào bất cứ công việc nào còn lại của những nước đó. Cốt lõi của chính sách nói trên là vương triều trung ương lung lạc, lôi kéo chính quyền các khu vực xung quanh, giữ yên khu vực xung quanh, đảm bảo cho chế độ thống trị quyền lực tập trung ở trung ương.

Rõ ràng, khái niệm gọi là “thống trị” nói trên là hết sức mong manh, vừa không có quân đội trú đóng, cũng vừa không có quan hệ trực thuộc, khái niệm xưng thần nộp cống bằng lời nói và trên giấy tờ, thực tế hoàn toàn xa vời. Trong lịch sử, Miến Điện, thậm chí Triều Tiên, những nước có quan hệ mật thiết nhất với Trung Quốc đều đã nhiều lần quấy nhiễu ở khu vực xung quanh của vương triều trung ương, cuối cùng dẫn đến việc trung ương phải có hành động chinh phạt. Các nước này thực tế còn tiếp tục được tặng lại nhiều hơn với danh nghĩa triều cống, vui vẻ được lợi. Thực tế như vậy đã nói lên một mặt khác trong chính sách ràng buộc của vương triều trung ương. Mềm mỏng vỗ về là sách lược của vương triều trong xử lý vấn đề ở xung quanh. Sự thực lịch sử là không thể bịa đặt, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh luôn ở trạng thái động, trạng thái được miêu tả trong hệ thống triều cống chẳng qua chỉ là một mặt trong đó.

Mưu toan độc chiếm Biển Đông chỉ là "lợi bất cập hại"

Hiện nay nhìn lại những sự kiện lịch sử cụ thể như vậy, chúng ta đã chỉ nghĩ đến sự thực về “kẻ nào xúc phạm đến đại Hán thì thế nào cũng phải tru di” và sự thực Hán Vũ đại đế sát phạt khắp bốn phương mà quên đi sự thực khác vẫn luôn tồn tại, đó là Trung Quốc không, hoặc luôn không coi sách lược mang tính tấn công là phương thức chủ yếu để xử lý quan hệ với các nước xung quanh trong lịch sử vương triều phong kiến hơn 2.000 năm. Về nguyên nhân của vấn đề này, học giả Chu Phương Ngân thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, người Trung Hoa cổ đại thấy được rằng cái giá bỏ ra để thống trị những vùng đất xung quanh còn lớn hơn nhiều so với những gì thu lại được. Vương triều trung ương không được lợi gì về chính trị và kinh tế để phải có ý đồ thống trị. Vì thế, chỉ áp dụng lẽ ràng buộc, giữ được ổn định nơi biên giới, cả hai đều yên ổn vô sự là được.

…Đến bài học lịch sử nước ngoài

Đối với người dân Trung Quốc, quần đảo Malvinas ở Tây Bán cầu quá xa xôi, nhưng chiến tranh Malvinas (giữa Anh và Argentina) đã trở thành khởi điểm tìm hiểu chiến tranh hiện đại của Trung Quốc, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Ở góc độ quân sự đơn thuần, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không chỉ cần phải tính tới sự can dự của “nhân tố Mỹ”, mà còn phải đối mặt với chiến tuyến dài vài nghìn kilômét, làm thế nào tổ chức và hiệp đồng về chỉ huy, trinh sát, thông tin, hậu cần trong chiến tranh giữa hải quân và không quân trở thành chủ đề lớn.

Ở khía cạnh ngoại giao, nếu muốn sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông, Trung Quốc phải giống như Anh khi xưa có trong tay lý do, chứng cứ ở “tầm cao đạo đức”. Trong chiến tranh Malvinas, Anh nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, không chỉ là sự khác biệt giản đơn về hình thái ý thức (Anh là nước dân chủ, Argentina là nước độc tài chuyên chế quân sự), mà còn là bởi Anh đã thuyết phục các bên bằng nhận thức chung trên thế giới rằng “tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết qua đàm phán hòa bình”. Ngược lại, “Argentina đã sử dụng vũ lực chiếm đoạt lãnh thổ tranh chấp, tạo ra tiền lệ nguy hiểm, phá hoại trật tự hòa bình quốc tế” và điều này đã thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) thông qua Nghị quyết 502. Nghị quyết này đã trở thành thanh “thượng phương bảo kiếm”, giúp Anh ngăn chặn được sự chỉ trích của không ít quốc gia đối với quyết định tiến hành chiến tranh của họ.

Như vậy, trong phương án sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cần phải vận dụng trí tuệ để tạo ra môi trường bên ngoài có lợi.

Một điểm nữa cần phải là lưu ý là tuy Anh cuối cùng đã giành chiến thắng, nhưng phải trả giá đắt trong chiến tranh. Ngoài 2,16 tỉ USD cho các khoản quân phí trực tiếp, Anh đã bị tổn thất 4 tàu mặt nước, 2 tàu đổ bộ, 1 tàu vận tải cỡ lớn, cùng một lượng lớn tàu chiến bị phá hoại và hơn 2.500 người bị thương vong. Sau chiến tranh, Anh cũng không giải quyết được tranh chấp chủ quyền ở Malvinas. Bên cạnh đó, tuy khống chế được Malvinas, nhưng Anh lại mất đi sự qua lại với Argentina và Tổ chức Thương mại Nam Mỹ, Tổ chức Thị trường chung phương Nam gồm 4 nước là Argentina, Brazil, Paragoay và Uragoay quyết định không mở cửa cảng cho các tàu treo cờ quần đảo Falkland. Và điều làm Anh lo lắng hơn là sau đó vài năm, Bộ Ngoại giao Anh phải đóng cửa 6 sứ quán tại khu vực Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải toàn bộ, Malvinas đã trở thành gánh nặng lớn đối với Anh. Cùng với sự đi xuống về quốc lực của Anh, quần đảo Malvinas chắc chắn sẽ rơi vào tay Argentina. Người Argentina sẽ không vì bại trận mà từ bỏ yêu cầu lãnh thổ của mình. Trên thực tế, họ đã viết yêu cầu đó vào trong Hiến pháp.

Kinh nghiệm và bài học đến từ Malvinas cho thấy, không thể giải quyết vấn đề Biển Đông dựa vào chiến tranh một cách đơn giản. Trên thực tế, Trung Quốc đã cột tuyến đường máu về an ninh năng lượng và kinh tế với tuyến hàng hải ở Biển Đông. Vấn đề Biển Đông nếu chỉ giải quyết hoàn toàn bằng biện pháp quân sự sẽ chỉ làm xấu thêm tình hình an ninh khu vực và gây hậu quả mang tính thảm họa đối với Trung Quốc.

Biện pháp quân sự là con dao hai lưỡi, làm bị thương người khác, tương tự cũng làm bản thân chấn thương. Biện pháp quân sự chỉ có thể là biện pháp bổ trợ giải quyết vấn đề Biển Đông chứ không phải là toàn bộ. Vì thế, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cần phải phát huy thêm trí tuệ.

S.T.L (Theo PetroTimes)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.