Đi tìm dấu tích Đội hùng binh Hoàng Sa (Phần 1)
Sunday, January 12, 2014 7:03 PM GMT+7
Đội Hoàng Sa kiêm Bắc Hải là một chương vô cùng quan trọng trong nỗ lực của nhà Nguyễn nhằm thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Trải qua năm tháng và những biến động thời cuộc, thời gian đã phủ bóng lên các sự kiện, song từ những di sản văn hóa, lễ hội và từ những văn bản cổ còn lại - đặc biệt là từ các sắc chỉ của nhà Vua và tờ tấu của quan lại đương thời còn lại, nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã dày công phục dựng hiện thực lịch sử, cho chúng ta một sự hình dung ngày càng rõ nét và chính xác hơn về các giai đoạn mà cha ông chúng ta đã thực thi việc xác lập chủ quyền đối với các vùng biển đảo của đất nước.

Như một đóng góp trong nỗ lực tìm tòi này, xin trân trọng trích giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, quê hương của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Bằng cấp đi Hoàng Sa thời Minh Mạng và mấy điều suy luận

Sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới địa phương về việc đi Hoàng Sa – Trường Sa thể hiện rõ trong các bộ chính sử của triều Nguyễn, như “Đại Nam thực lục”, “Quốc triều chính biên toát yếu”, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”…, hoặc trong các châu bản triều Nguyễn. Nội dung của văn bản này cũng đã thể hiện rõ điều đó, vì ngay chính ở dòng đầu của trang đầu tiên cũng đã ghi là (quan Bố - Án) “vâng lệnh của Bộ Binh”!

alt

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa truyền thống đã trở thành di sản văn hóa quốc gia

Xác lập niên đại, nội dung và chủ thể văn bản

Trong suốt thời gian qua, kể từ ngày 31/3/2009, ngày chúng tôi được gia tộc họ Đặng làng An Hải, huyện Lý Sơn bàn giao văn bản cổ của dòng họ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong nước lẫn ngoài nước đã đưa tin, bình luận về việc phát hiện, cũng như sự tự nguyện hiến tặng, bàn giao cho nhà nước một văn bản cổ mà gia tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, làng An Hải, huyện Lý Sơn đã gìn giữ suốt 175 năm qua…

Về nội dung văn bản cổ này, chắc hẳn nhiều người đã biết qua thông tin đại chúng. Một vài sai sót nhỏ mà báo chí đã đưa tin ngay sau ngày chúng tôi tiếp cận văn bản cũng không phải làm mất đi giá trị đích thực của văn bản (như về niên đại, một vài tờ báo, vài trang Web ghi là năm Ất Mùi – 1835, mà đúng ra phải là năm Giáp Ngọ - 1834; hoặc về chủ thể văn bản, không phải là của vua Minh Mạng mà là của “quan Bố - Án”, tức của quan Bố chánh và Án sát, như có viết ở trang đầu văn bản, và vì thế cũng không thể gọi là “sắc chỉ”).

Dù không phải sắc chỉ của vua, hoặc lệnh của Bộ Binh, nhưng chúng ta cũng thấy rằng, việc đi Hoàng Sa lẫn Trường Sa để đo đạc, vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền, trồng cây trên đảo là có sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước phong kiến Việt Nam, đặc biệt là vào thời Minh Mạng.

Sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới địa phương về việc đi Hoàng Sa – Trường Sa thể hiện rõ trong các bộ chính sử của triều Nguyễn, như “Đại Nam thực lục”, “Quốc triều chính biên toát yếu”, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”…, hoặc trong các châu bản triều Nguyễn. Nội dung của văn bản này cũng đã thể hiện rõ điều đó, vì ngay chính ở dòng đầu của trang đầu tiên cũng đã ghi là (quan Bố - Án) “vâng lệnh của Bộ Binh”!

Nhưng vì sao lại chỉ có quan Bố chánh và Án sát đồng đóng dấu triện trên văn bản cổ này? Sao không thấy sự hiện diện của quan Tuần phủ? Chúng ta biết rằng, tỉnh Quảng Ngãi được chính thức thành lập (là đơn vị cấp tỉnh) là vào năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13).

Theo “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, và cả những ghi chép trong “Hải Nam tạp trứ” của Thái Đình Lan - một nho sinh Đài Loan bị gió bão đánh trôi giạt vào bờ biển tỉnh Quảng Ngãi vào thời điểm này, mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu, lúc bấy giờ, tỉnh Quảng Ngãi chưa có quan Tuần phủ riêng. Mãi đến tháng 6 (nhuận) năm Minh Mạng thứ 16 (1835) tiến sĩ Phan Thanh Giản mới được bổ nhiệm làm Bố chính Quảng Nam kiêm Tuần phủ Nam –Ngãi (cả Quảng Nam lẫn Quảng Ngãi, nhưng chỉ đóng dinh thự ở Quảng Nam).

Hai vị quan trực tiếp xử lý toàn bộ công việc chính trị, hành chính, quân sự... tại Quảng Ngãi là Bố chánh (mà lúc đó Ty Bố chánh gọi là Ty Phiên) và Án sát (Ty Án sát gọi là Ty Niết). Hai ty Phiên và Niết đều đặt tại tỉnh thành Quảng Ngãi (nằm trong khu vực cổ thành). Bố chánh Quảng Ngãi 1834 là Lê Nguyên Trung, rồi sau đó là Trương Văn Uyển, 1835 là Tôn Thất Bạch; Án sát Quảng Ngãi 1834 và 1835 là Nguyễn Đức Hội rồi Nguyễn Thế Đạo, và sau đó là Đặng Kim Giám (hiện nay gia tộc họ Đặng huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa cũng đã cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu Hán Nôm liên quan đến ông Đặng Kim Giám, rất tiếc chưa có điều kiện kê cứu trong bài viết này).

Khi cần ban một quyết định cơ mật, thì cả quan Bố chánh và Án sát cần phải hiệp y. Vì thế ta không có gì ngạc nhiên khi trên văn bản cổ này có đóng dấu của quan Án sát lẫn quan Bố chánh. Và cũng chính từ 2 con dấu đỏ đóng trên văn bản này chúng ta cũng có thể suy luận thêm, việc cử các ông Võ Văn Hùng, Đặng Văn Siểm, và nhiều người khác (có ghi trong văn bản) đi Hoàng Sa còn là một việc hết sức quan trọng và cơ mật.

(Còn tiếp)

* TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi

Theo BDN

 

 
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.