Biển Đông: Cần chấn chỉnh những sai lầm khi nói về chủ quyền Nhận thức sai về chủ quyền Trường Sa- Thiếu hiểu biết hay ngụy biện?
06 Tháng Tư 2014 10:59 SA GMT+7
Cách đây không lâu, trong lần báo cáo kết chuyến đi Trường Sa, một cán bộ của bộ nọ đã nhầm lẫn gán tên đảo thuộc chủ quyền Việt Nam cho nước chiếm đóng bất hợp pháp. Cả hội trường phản ứng....

Đó là một trong những sai lầm khi nói về chủ quyền Trường Sa. Đáng ngại hơn, một số nhà nghiên cứu vẫn mơ hồ về phạm vi các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm (thực thể) thuộc chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Để hiểu hơn về phạm vi chủ quyền quần đảo Trường Sa, TS Trần Công Trục có bài viết dưới đây.

Quần đảo Trường Sa bao gồm khoảng 138 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 6030’ đến 120  Bắc và khoảng từ kinh tuyến từ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý. Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao từ 4 – 6m lúc triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2).

Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) và cụm Bình Nguyên.

Cụm Song Tử:

Cụm Song Tử là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phần tây bắc của quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tử vì hai đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây như một cặp đảo song sinh, vừa nằm gần nhau vừa có kích thước gần như tương đương. 

Cặp đảo này hợp cùng các rạn đá san hô như Đá Nam, Đá Bắc ở khu vực lân cận để tạo nên một vòng cung san hô lớn mà tài liệu hàng hải quốc tế gọi là (cụm) rạn Nguy Hiểm Phía Bắc (tiếng Anh: North Danger Reef(s).

Tuy nhiên, Việt Nam còn gộp hai rạn vòng ngầm dưới nước ở phía đông của rạn Nguy Hiểm Phía Bắc vào cụm Song Tử, cụ thể là bãi Đinh Ba và bãi Núi Cầu.

Đá Nam, một thực thể thuộc quần đảo Trường Sa, Hải quân Việt Nam đang ngày đêm canh giữ (ảnh Hồng Chuyên)

Cụm Thị Tứ:

Cụm Thị Tứ là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta. 

Cụm này chỉ có một đảo san hô là Thị Tứ (đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo), còn lại đều là các rạn đá như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi... Đá Xu Bi là trường hợp cá biệt do tách biệt hẳn về phía tây nam so với tất cả các thực thể còn lại. Trừ đá Xu Bi thì đảo Thị Tứ và các rạn đá lân cận cùng nhau tạo thành cụm rạn Thị Tứ (tiếng Anh: Thitu Reefs; theo tài liệu hàng hải quốc tế)

Cụm Loại Ta

Cụm Loại Ta là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết. Cụm này có hai đảo lớn là Loại Ta và Bến Lạc. 

 
Đảo Loại Ta là trung tâm của bãi san hô Loại Ta (tiếng Anh:Loaita Bank) theo cách gọi của tài liệu hàng hải quốc tế; về hai phía đông-tây của đảo là các cồn cát và rạn san hô như bãi An Nhơn, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta,...
 
Về phía đông bắc của bãi san hô Loại Ta là một rạn đá ngầm lớn có tên là bãi Đường; tại đầu mút phía bắc của bãi này là một rạn đá ngầm với tên gọi đá An Lão. Trong khi đó, đảo Bến Lạc (đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo) và đá Cá Nhám lại nằm tách biệt hẳn về phía đông của các thực thể trên.

Cụm Nam Yết

Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn, gồm hàng loạt thực thể nổi bật như đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo), đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đá Én Đất, đá Ga Ven,... 

Đa số các thực thể địa lí thuộc cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng có tên gọi bãi san hô Tizard (tiếng Anh: Tizard Bank),theo tài liệu hàng hải quốc tế. Ngoài ra, về phía tây của bãi san hô Tizard còn có một số thực thể nằm riêng biệt như đá Lớn, đá Chữ Thập,...

Cụm Sinh Tồn

Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm Union Bank/Reefs theo nghĩa tiếng Anh); Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Sinh Tồn, một cồn cát là đảo Sinh Tồn Đông, còn lại là rất nhiều rạn đá như đá Cô Lin, đá Gạc Ma, đá Len Đao,...Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất.

Cụm Trường Sa

Cụm Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lí nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. 
 
Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Trường Sa (biệt danh: Trường Sa Lớn), còn lại đều là rạn thường nói chung và rạn vòng nói riêng như đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa Đông...
 
Bốn thực thể theo thứ tự từ tây sang đông gồm đá Tây, đảo Trường Sa Đông, đá Đông và đá Châu Viên cấu thành khái niệm cụm rạn Luân Đôn (tiếng Anh: London Reefs)theo tài liệu hàng hải quốc tế.

Cụm Thám Hiểm

Cụm Thám Hiểm hay cụm An Bang là một tập hợp các thực thể địa lí ở phía nam của quần đảo Trường Sa. Cụm này không có đảo san hô nào ngoài một cồn cát nổi bật là An Bang (quen gọi là đảo An Bang). 
 
Nhìn chung phần lớn thực thể của cụm này tạo thành một vòng cung lớn với phần lõm hướng về phía đông nam, trải dài từ đá Sác Lốt, qua đá Công Đo đến bãi Trăng Khuyết gần sát với Philippines. Một máng biển ngăn cách vòng cung này với thềm lục địa của đảo Borneo.

Cụm Bình Nguyên

Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lí hợp thành từ phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan. 
 
Tuy cụm này có nhiều thực thể địa lí nhất so với các cụm còn lại nhưng số này lại phân tán rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Vĩnh Viễn và Bình Nguyên là hai đảo duy nhất của cụm, trong đó đảo Bình Nguyên đang chịu tác động của hiện tượng xói mòn. Số thực thể còn lại đều là những dạng rạn đá (ví dụ rạn vòng) và các bãi cát ngầm/bãi cạn cùng bãi ngầm.

Thiết nghĩ, những thông tin nói trên cũng có thể đã giải đáp được phần nào những quan niệm phiến diện cho rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chỉ bao gồm các đảo nổi; các đá, bãi cạn, không phải là những “thực thể” thuộc 2 quần đảo này. Những ai có kiến thức về địa lý, bản đồ, hải đồ chắc chắn không thể hiểu ngô nghê như vậy. Rõ ràng là không thể, trừ phi thiếu kiến thức hay cố tình ngụy biện….!

Danh sách các đảo, đá, bãi của Quần đảo Trường Sa (trích sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Chủ biên: TS Trần Công Trục, NXB: Thông tin và Truyền thông)

STT

Tên gọi

Tọa độ địa lý

 

 

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đá Bắc

11028,0

114023,6

2

Đảo Song Tử Đông

11027,4

114021,3

3

Đảo Song Tử Tây

11025,9

114019,8

4

Đá Nam

11023,3

114 17,9

5

Bãi Đinh Ba

11030,1

114038,8

6

Bãi Núi Cầu

11 21,0

114 33,7

7

Đá Vĩnh Hảo

11005,6

114022,5

8

Đá Tri Lễ

11004,5

114015,4

9

Đá Hoài Ân

11003,7

114013,3

10

Đá Trâm Đức

11003,5

114019,4

11

Đảo Thị Tứ

11003,2

114017,1

12

Đá Cái Vung

11002,0

114010,5

13

Đá An Lão

11009,1

114047,9

14

Bãi Đường

11001,3

114041,8

15

Đảo Bến Lạc

11004,7

115001,2

16

Đèn biển Song Tử Tây

11025,7

114019,8

17

Đá Đền Cây Cỏ

10015,4

113036,6

18

Đá Lớn

10003,7

113051,1

19

Đá Xu Bi

10055,1

114004,8

20

Bãi Loại Ta Nam

10042,1

114019,7

21

Đảo Loại Ta Tây

10043,5

114021,0

22

Đảo Loại Ta

10040,1

114025,4

23

Đá Sa Huỳnh

10040,7

114 27,6

24

Đá An Nhơn Nam

10 41,4

114029,7

25

Đá An Nhơn

10 42,8

114 31,9

26

Đá An Nhơn Bắc

10046,4

114035,4

27

Đá Cá Nhám

10052,8

114055,3

28

Đá Tân Châu

10051,5

114052,5

29

Đá Ga Ven

10 12,7

114 13,4

30

Đá Lạc

10009,9

114015,1

31

Đảo Nam Yết

10010,9

114021,6

32

Đảo Ba Bình

10022,8

114021,8

33

Đá Bàn Than

10023,3

114024,7

34

Đảo Sơn Ca

10 22,6

114028,7

35

Đá Núi Thị

10024,7

114035,2

36

Đá Én Đất

10021,3

114041,8

37

Đá Nhỏ

10001,5

114001,4

38

Đá Long Hải

10011,5

115018,0

39

Đá Lục Giang

10015,2

115022,1

40

Đảo Bình Nguyên

10049,2

115049,8

41

Đảo Vĩnh Viễn

10044,2

115048,5

42

Cụm Hải Sâm

10029,8

115045,7

43

Đá Hoa

10032,0

115044,1

44

Đá Triêm Đức

10032,1

115047,7

45

Đá Ninh Cơ

10029,9

115042,6

46

Đá Hội Đức

10027,7

114043,9

47

Đá Định Tường

10027,5

115047,2

49

Đá Hợp Kim

10048,5

116005,5

50

Đá Ba Cờ

10043,0

116010,0

51

Đá Khúc Giác

10037,1

116010,3

52

Đá Trung Lễ

10057,9

116025,3

53

Đá Mở Vịt

10053,7

116026,3

54

Đá Cỏ My

10047,3

116041,3

55

Đá Gò Già

10048,6

116051,5

57

Đá Chà Và

10032,8

116056,2

58

Đá Tây Nam

10018,8

116029,7

59

Đá Phật Tự

10007,1

116008,8

60

Bãi Hải Yến

10035,2

116059,9

61

Đá Chữ Thập

09039,8

112059,0

62

Đá Núi Mon

09012,7

113039,9

63

Đá Cô Lin

09046,4

114015,2

64

Đá Gạc Ma

09043,2

114016,6

65

Đá Tam Trung

09050,2

114016,1

66

Đá Nghĩa Hành

09051,3

114016,6

67

Đá Sơn Hà

09052,9

114018,2

68

Đảo Sinh Tồn

09053,2

114019,7

69

Đá Nhạn Gia

09053,9

114020,6

70

Đá Bình Khê

09054,0

114023,1

71

Đá Ken Nan

09053,7

114025,6

72

Đá Văn Nguyên

09050,1

114027,3

73

Đá Phúc Sỹ

09048,0

114023,8

74

Đá Len Đao

09046,8

114022,2

75

Đá Trà Khúc

09041,5

114021,3

76

Đá Ninh Hòa

09051,1

114029,2

77

Đá Vị Khê

09051,7

114033,0

78

Đá Bia

09052,2

114030,5

79

Đá Tư Nghĩa

09055,1

114030,9

80

Đảo Sinh Tồn Đông

09054,3

114033,7

81

Đá An Bình

09054,5

114035,7

82

Đá Bình Sơn

09056,2

114031,2

83

Đá Bãi Khung

09058,0

114033,7

84

Đá Đức Hòa

09058,8

114035,3

85

Đá Ba Đầu

09059,3

114039,0

86

Đá Suối Ngọc

09022,9

115026,5

87

Đá Vành Khăn

09054,3

115032,3

88

Bãi Cỏ Mây

09044,5

115052,0

89

Bãi Suối Ngà

09019,1

11056,2

90

Đá Long Điền

09036,3

116010,3

91

Bãi Sa Bin

09044,7

116030,0

92

Bãi Phù Mỹ

09010,1

116028,1

93

Bãi Đồi Mồi

09002,3

116040,2

94

Bãi Cái Mép

09027,2

116055,6

95

Đá Bồ Đề

09031,0

116023,5

96

Đá Lát

08040,7

111040,2

97

Đảo Trường Sa

08038,8

111055,1

98

Bãi Đá Tây

08051,5

112013,1

99

Đảo Trường Sa Đông

08056,1

112020,9

100

Bãi ngầm Chim Biển

08009,0

111058,0

101

Bãi ngầm Mỹ Hải

08033,0

111028,0

102

Cảng biển Trường Sa Lớn

08038,6

111055,0

103

Đèn biển Đá Lát

08040,0

111039,8

104

Đèn biển Đá Tây

08050,7

112011,7

105

Đá Đông

08049,7

112035,8

106

Đá Châu Viên

08051,9

112050,1

107

Bãi đá Thuyền Chài

08011,0

113018,6

108

Đảo Phan Vinh

08058,1

113041,9

109

Bãi đá Tốc Tan

08048,7

113059,0

110

Đá Kỳ Vân

08000,5

113055,0

111

Đá Núi Le

08042,6

114011,1

112

Đá Tiên Nữ

08051,3

114039,3

113

Đá Én Ca

08005,6

114008,3

114

Đá Sâu

08007,0

114034,4

115

Đá Gia Hội

08010,5

114042,7

116

Đá Gia Phú

08007,4

114048,3

117

Đá Công Đo

08021,5

115013,4

118

Bãi ngầm Ngũ Phụng

08027,0

115009,6

119

Đèn biển Tiên Nữ

08052,0

114039,0

120

Bãi Trăng Khuyết

08053,7

116017,1

121

Bãi ngầm Tam Thanh

08030,5

115032,0

122

Bãi ngầm Khánh Hội

08029,0

115056,0

123

Đảo An Bang

07053,8

112055,1

124

Đá Suối Cát

07038,6

113048,5

125

Đá Kiệu Ngựa

07039,0

113056,8

126

Đá Hoa Lau

07024,1

11050,2

127

Đèn biển An Bang

07052,2

112054,2

128

Bãi cạn Kiệu Ngựa

07044,3

114015,9

129

Đá Vĩnh Tường

07011,0

114049,0

130

Bãi ngầm Nguyệt Xương

09032,0

112025,0

131

Bãi cạn Đồ Bàn

10044,0

117018,3

132

Bãi cạn Rạch Vang

11004,0

117016,5

133

Đá Vĩnh Hợp

11004,5

117001,7

134

Bãi Cỏ Rong

11026,5

116021,1

135

Đá Đồng Thanh

11055,5

116047,0

136

Bãi Tổ Muỗi

11028,9

116012,5

137

Bãi cạn Na Khoai

10020,0

117017,7

138

Đá Sác Lốt

06056,5

113034,5

TS Trần Công Trục

Theo Infornet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.