Hoàng Sa: Đảo của Việt Nam đừng gọi bằng tên Trung Quốc
03 Tháng Tư 2014 11:06 SA GMT+7
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số thực thể địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Phạm vi quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây

Cách đâu không lâu, trên số báo lớn, khi đưa tin về sự kiện “40 năm Hoàng Sa bị chiếm đóng bất hợp pháp 1974” cũng đã nhầm tên đảo do phía Trung Quốc đặt. Đây là một sai lầm nguy hại, không chỉ mắc một lần với các phương tiện truyền thông. 

Ngoài ra, cũng có không ít người không biết quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có bao nhiêu đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm. Xin hãy tham khảo những thông tin đã công khai xuất bản hiện nay của Việt Nam và quốc tế để có sự so sánh và có thể  tìm ra được  lời giải thoả đáng.

Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp

Quần đảo Hoàng Sa bao gồm Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Phạm vi quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây như sau:

Vị trí các cực của quần đảo

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

Cực Bắc: đảo Đá Bắc

17o06' 0"

111o30' 8"

Cực Nam: Bãi ngầm Ốc Tai Voi

15o44' 2"

112o14' 1"

Cực Đông: Bãi cạn Gò Nổi

16o49' 7"

112o53' 4"

Cực Tây: đảo Tri Tôn

15o47' 2"

111o11' 8"

Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi 123 là hải lý. Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.

Quần đảo Hoàng Sa gồm 2 cụm đảo chính là cụm Lưỡi Liềm ở phía Tây; cụm An Vĩnh ở phía Đông.

1. Cụm Lưỡi Liềm có hình cánh cung hay lưỡi liềm, nằm về phíaTây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, gồm 08 đảo chính là Đá Bắc, Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn và các bãi ngầm, mỏm đá.

- Đảo Đá Bắc có toạ độ địa lý 17o06' 0" vĩ độ Bắc và 111o30' 8" kinh độ Đông.

- Đảo Hoàng Sa nằm ở tọa độ 1632' 0" vĩ độ Bắc và 111o36' 7" kinh độ Đông, có hình bầu dục, độ cao 9m, diện tích 0,5km2, dài khoảng 950m, rộng khoảng 650m, có vòng san hô bao quanh. Tuy không phải là đảo lớn nhất nhưng Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Trên đảo Hoàng Sa từng có bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Francise- Empire d' Annam- Archipel des Paracel (Cộng hoà Pháp – Đế chế An Nam- Quần đảo Hoàng Sa). Ngoài ra trên đảo còn có Miếu Bà, một số ngôi mộ của binh lính triều Nguyễn ra canh giữ đảo bị chết tại đây.

- Đảo Hữu Nhật mang tên Đội trưởng của một suất đội thủy quân triều Nguyễn được vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền của Việt Nam. Đảo Hữu Nhật nằm về phía Nam và cách đảo Hoàng Sa 3 hải lý, ở tọa độ 1630' 3" vĩ độ Bắc và 11135' 3" kinh độ Đông, dáng đảo hình tròn, đường kính 800m, độ cao 8m, diện tích 0,6km2, có vòng đai san hô bao ngoài, giữa là vùng biển lặng.

- Đảo Duy Mộng nằm về phía Đông Nam đảo Hữu Nhật và phía Đông Bắc đảo Quang Hoà, ở tọa độ 16o27'6" vĩ độ Bắc và 111o44'4" kinh độ Đông, do san hô cấu tạo thành, bãi san hô nằm xa đảo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng 4m, có hình bầu dục, diện tích 0,5 km2.

- Đảo Quang Hòa nằm ở tọa độ 1626'9" vĩ độ Bắc và 11142'7" kinh độ Đông, do san hô cấu tạo thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm, diện tích gần 0,5 km2, trên đảo có nhiều cây cối, xung quanh đảo là một bãi san hô màu vàng nhạt, nhô ra rất xa đảo, nối với một số đảo nhỏ khác thành đảo Quang Hoà Đông và Quang Hoà Tây.

- Đảo Quang Ảnh mang tên nhân vật lịch sử Phạm Quang Ảnh - Đội trưởng Đội Hoàng Sa thời Nguyễn, theo lệnh vua Gia Long ra Hoàng Sa để thu hồi hải vật. Đảo nằm ở tọa độ 1627'0" vĩ độ Bắc và 11130'8" kinh độ Đông do san hô cấu tạo thành, độ cao 6m. Chung quanh đảo là bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể thả neo gần đảo mà phải neo ở ngoài khơi, muốn vào đảo phải sử dụng thuyền nhỏ. Đảo có hình bầu dục, diện tích khoảng 0,7 km2.

- Đảo Bạch Quy nằm ở tọa độ 1603'5" vĩ độ Bắc và 11146'9" kinh độ Đông, đây là đảo có độ cao 15m, cao nhất trên quần đảo Hoàng Sa.

- Đảo Tri Tôn nằm ở tọa độ 15o47'2" vĩ  độ Bắc và 111o11'8" kinh độ Đông, nằm gần bờ biển Việt Nam nhất, có nhiều hải sâm, ba ba. San hô ở đây phát triển mạnh và đa dạng.

Ngoài ra, ở Cụm Lưỡi Liềm còn có một số đảo nhỏ, mỏm đá và bãi như sau:

- Đảo Ốc Hoa có toạ độ địa lý 16o 34'0" vĩ độ Bắc và 111o 40'0" kinh độ Đông;

- Đảo Ba Ba có toạ độ địa lý 16o 33'8" vĩ độ Bắc và 111o 41'5" kinh độ Đông;

- Đảo Lưỡi Liềm toạ độ địa lý 16o 30'5" vĩ độ Bắc và 111o 46'2" kinh độ Đông;

- Đá Hải Sâm có toạ độ địa lý 16o 28'0" vĩ độ Bắc và 111o 35'5" kinh độ Đông;

- Đá Lồi có toạ độ địa lý 16o 15'0" vĩ độ Bắc và 111o 41'0" kinh độ Đông;

- Đá Chim Én có toạ độ địa lý 16o 20'8" vĩ độ Bắc và 112o 02'6" kinh độ Đông;

- Bãi Xà Cừ có toạ độ địa lý 16o 34'9" vĩ độ Bắc và 111o 42'9" kinh độ Đông;

- Bãi Ngự Bình có toạ độ địa lý 16o 27'5" vĩ  độ Bắc và 111o 39'0"kinh độ Đông;

- Bãi ngầm Ốc Tai Voi có toạ độ địa lý 15o44'0" vĩ độ Bắc và 112o14'1" kinh độ Đông;

2. Cụm An Vĩnh:

Cụm đảo An Vĩnh đặt tên theo một xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Đông, bao gồm các đảo tương đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn đá.

- Đảo Phú Lâm nằm ở tọa độ 16o50'2" vĩ độ Bắc và 112o20'0" kinh độ Đông, là đảo quan trọng nhất của cụm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa, là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được. Đảo có chiều dài đến 1,7km, chiều ngang 1,2 km. Trên đảo có nhiều chim biển cư trú nên có một lớp phân chim khá dày, đã từng có một công ty Nhật Bản đến khai thác phân chim tại đây.

- Đảo Linh Côn mang tên một con tàu bị đắm ở đây, có tọa độ 1640'3" vĩ độ Bắc và 11243'6" kinh độ Đông, cao chừng 8,5m, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam đến 15 hải lý.

- Đảo Cây (còn có tên là Cù Mộc) nằm ở tọa độ 1659'0" vĩ độ Bắc và 11215'9" kinh độ Đông.

- Đảo Trung (còn gọi là đảo Giữa) nằm ở tọa độ 1657'6" vĩ độ Bắc và 11219'1" kinh độ Đông.

- Đảo Bắc nằm ở tọa độ 1658'0" vĩ độ Bắc và 11218'3" kinh độ Đông.

- Đảo Nam nằm ở tọa độ 1657'0" vĩ độ Bắc và 11219'7" kinh độ Đông.

- Đảo Đá nằm ở tọa độ 1650'9" vĩ độ Bắc và 112o 20'5" kinh độ Đông, diện tích 0,4 km2.

Ngoài các đảo như trên, cụm An Vĩnh còn có nhiều mỏm đá, cồn cát và bãi, đó là:

- Đá Trương Nghĩa có toạ độ địa lý 16o58'6" vĩ độ Bắc và 112o15'4" kinh độ Đông;

- Đá Sơn Kỳ có toạ độ địa lý 16o34'6" vĩ độ Bắc và 111o44'0" kinh độ Đông;

- Đá Trà Tây có toạ độ địa lý 16o32'8" vĩ  độ Bắc và 11142'8" kinh độ Đông;

- Đá Bông Bay có toạ độ địa lý 16o02'0" vĩ  độ Bắc và 112o30'0" kinh độ Đông;

- Bãi Bình Sơn có toạ độ địa lý 16o46'6" vĩ  độ Bắc và 112o13'2" kinh độ Đông;

- Bãi Đèn Pha có toạ độ địa lý 16o32'3" vĩ  độ Bắc và 111o36'9" kinh độ Đông;

- Bãi Châu Nhai có toạ độ địa lý 16o19'6" vĩ  độ Bắc và 112o25'4" kinh độ Đông;

- Cồn Cát Tây có toạ độ địa lý 16o58'9" vĩ độ Bắc và 112o12'3" kinh độ Đông;

- Cồn Cát Nam có toạ độ địa lý 16o55'6" vĩ  độ Bắc và 112o20'5" kinh độ Đông;

- Hòn Tháp có toạ độ địa lý 16o34'8" vĩ  độ Bắc và 112o38'6" kinh độ Đông;

- Bãi cạn Gò Nổi có toạ độ địa lý 16o49'7" vĩ  độ  Bắc và 112o53'4" kinh độ Đông

- Bãi Thuỷ Tề có toạ độ địa lý 16o32'0" vĩ độ Bắc và 112o39'9" kinh độ Đông

- Bãi Quang Nghĩa có toạ độ địa lý 16o19'4" vĩ độ Bắc và 112o41'1" kinh độ Đông;

Quần đảo Hoàng Sa được chú thích tên gọi đầy đủ (Sách giáo khoa Địa lý lớp 9)

Danh sách các đảo, đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa (trích sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Chủ biên: TS Trần Công Trục, NXB Thông tin và Truyền thông. Thông tin này cơ bản thống nhất với bản đồ sách giáo khoa Địa lý lớp 9 hiện hành)

STT

Tên gọi

Toạ độ địa lý

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đảo Đá Bắc

17o06'0"

111o30'8"

2

Đảo Hoàng Sa

16o32'0"

111o36'7"

3

Đảo Hữu Nhật

16o30'3"

111o35'3"

4

Đảo Duy Mộng

16o27'6"

111o35'3"

5

Đảo Quang Hòa

16o26'9"

111o42'7"

6

Đảo Quang Ảnh

16o27'0"

111o30'8"

7

Đảo Bạch Quy

16o03'5"

111o46'9"

8

Đảo Tri Tôn

15o47'2"

111o11'8"

9

Bãi ngầm Ốc Tai voi

15o44'0"

112o14'1"

10

Đảo Ốc Hoa

16o34'0"

111o40'0"

11

Đảo Ba Ba

16o33'8"

111o41'5"

12

Đảo Lưỡi Liềm

16o30'5"

111o46'2"

13

Đá Hải Sâm

16o28'0"

111o35'5"

14

Đá Lồi

16o15'0"

111o41'0"

15

Đá Chim Én

16o20'8"

112o02'6"

16

Bãi Xà Cừ

16o34'9"

111o42'9"

17

Bãi Ngự Bình

16o27'5"

111o39'0"

18

Đảo Phú Lâm

16o50'2"

112o20'0"

19

Đảo Linh Côn

16o40'3"

112o43'6"

20

Đảo Cây

16o59'0"

112o15'9"

21

Đảo Trung

16o57'6"

112o19'1"

22

Đảo Bắc

16o58'0"

112o18'3"

23

Đảo Nam

16o57'0"

112o19'7"

24

Đảo Đá

16o50'9"

112o20'5"

25

Đá Trương Nghĩa

16o58'6"

112o15'4"

26

Đá Sơn Kỳ

16o34'6"

111o44'0"

27

Đá Trà Tây

16o32'8"

111o42'8"

28

Đá Bông Bay

16o02'0"

112o30'0"

29

Bãi Bình Sơn

16o46'6"

112o13'2"

30

Bãi Đèn Pha

16o32'

111o36'

31

Bãi Châu Nhai

16o19'6"

112o25'4"

32

Cồn Cát Tây

16o58'9"

112o12'3"

33

Cồn Cát Nam

16o55'

112o20'5"

34

Hòn Tháp

16o34'8"

112o38'6"

35

Bãi cạn Gò Nổi

16o49'7"

112o53'4"

36

Bãi Thuỷ Tề

16o32'

112o39'9"

37

Bãi Quang Nghĩa

16o19'4"

112o41'1"

TS Trần Công Trục- Hồng Chuyên

Theo Infornet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.