Bộ hồ sơ đèn biển – minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
21 Tháng Tư 2014 7:10 SA GMT+7
Vừa qua trên truyền hình Thông Tấn xã Việt Nam có phát một phóng sự về việc ông Nguyễn Thái Phong đã hiến tặng cho Chính phủ Hà Nội tập “Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nam” của Pháp về hệ thống đèn biển ở miền Trung Việt Nam, trong đó có đèn biển trên đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

 

Hiện ông Nguyễn Thái Phong đang sống cùng con cháu ở địa chỉ 16/33 Nguyễn Đức Cảnh, TP. Hải Phòng, trước đây ông Phong công tác tại Cục bảo đảm an toàn Hàng hải Việt Nam.

Theo lời kể của ông Phong, năm 1976 trong một chuyến đi công tác phía Nam khảo sát bến bãi ở Đà Nẵng và Quy Nhơn, ông đã gặp 1 người đồng nghiệp, qua nói chuyện thấy ông là người am hiểu về biển đảo và cũng có tâm huyết với biển đảo, nên người bạn đó đã giao cho ông tập tài liệu “Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nam” của Pháp và chỉ nhắn lại 1 câu là “Paracel là quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam đấy. Ông Phong đã giữ tập tài liệu, vật kỷ niệm của một ông bạn gặp trên đường đi công tác từ ngày đấy đến nay.

Ông Phong đã đọc đi đọc lại cẩn thận những nội dung ghi trong tập tài liệu này và nhận thấy đây là bộ tài liệu rất có giá trị liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa nên ông đã giữ gìn cẩn thận. Ông Phong kể rằng ông đã cất công đi nhiều nơi tìm đến những cơ quan có liên quan để trao tặng bộ tài liệu này, nhưng không đơn vị nào tiếp nhận. Tháng 7/2013, nhờ xem truyền hình, ông Phong biết được Ủy Ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao là nơi tiếp nhận những tài liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam và ông đã quyết định trao tặng tập tài liệu Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nammà ông đã gìn giữ trong suốt hơn 30 chục năm nay

Tập tài liệu Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nam là tài liệu gốc bằng tiếng Pháp, ghi năm 1950, trên bìa có đóng dấu tiếng Pháp màu đỏ và chữ ký, gồm 36 trang kể cả trang bìa. Nội dung ghi chép trong tài liệu này là các tờ khai theo mẫu về thông số kỹ thuật của 33 phao tiêu và đèn biển thuộc 10 khu vực ở miền Trung Việt Nam. Đặc biệt, tại trang ghi số 306 là lý lịch và thông số kỹ thuật của đèn biển trên đảo Pattle (Hoàng Sa) được viết tay bằng mực tím, có bản đồ và sơ đồ minh hoạ.

Kèm theo trong cuốn tài liệu này có một sơ đồ chỉ rõ vị trí xây dựng đèn biển ở đảo Hoàng Sa và một bản đồ quần đảo Hoàng Sa, bên cạnh có hình vẽ thiết kế thể hiện hình dáng và chiều cao đèn biển Hoàng Sa.

Mặc dù một số trang của cuốn tài liệu này đã mủn rách, ố màu và nhòe chữ do thời gian, nhưng các chi tiết liên quan đến đèn biển Hoàng Sa vẫn cho thấy được thiết kế chi tiết về cây đèn biển quan trọng này.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Pháp nhân danh Việt Nam thực thi chủ quyền và quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo các tài liệu lịch sử, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm nhiều bãi ngầm rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại trên Biển Đông. Pháp đã cho xây dựng đèn biển này vừa để đánh dấu điểm Tây Nam của đảo Hoàng Sa vừa để đảm bảo cho tàu thuyền qua lại vùng biển này tránh được những tai nạn rủi ro. Theo nhiều tài liệu còn ghi chép trước khi cho thi công xây dựng đèn biển tại Hoàng Sa, Pháp đã cử kỹ sư công trình Gauthier ra quần đảo Hoàng Sa nghiên cứu vị trí xây dựng đèn biển. Đèn biển trên đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được khởi công xây dựng từ năm 1937 và hoàn thành năm 1938. Pháp đã khai thác và quản lý khá hiệu quả cây đèn biển này phục v cho an toàn hàng hải qua khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý từ vĩ tuyến 17o. Cây đèn biển này nằm ở vị trí 16o32'2 nên thuộc quyền quản lý và khai thác của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Người bạn trao cho ông Phong Tập tài liệu Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nam chắc là một người lính của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã có mối liên hệ với cây đèn biển này khi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đang quản lý nó.

Trong Tập tài liệu Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nam đã nêu rõ đèn biển trên được đặt tại vị trí có tọa độ 16o32'2 Vĩ Bắc, 111o35'8 Kinh Đông, phía Tây Nam của đảo Pattle (Hoàng Sa) thuộc nhóm Lưỡi Liềm, trong quần đảo Hoàng Sa. Đèn do Công ty Barbier, Bénard et Turenne, có trụ sở tại Paris xây dựng tháng 10/1937.

Theo hồ sơ thiết kế, đèn biển là một cột kim loại bốn góc đặt trên khối bê tông, có chiều cao 17m60 tính từ móng. Đèn được đốt bằng ga xúc tác, phát ra ánh sáng trắng chiếu khắp xung quanh; nhấp nháy phát ánh sáng 8 giây/lần. Tàu thuyền có thể thấy tín hiệu đèn từ khoảng cách 14 dặm (khoảng 22,5 km); đài quan sát đặt ở độ cao 4m50. Sở Hải đăng Hải Phòng phụ trách việc bảo trì và quản lý đèn biển này.

Dưới thời Pháp thuộc, Chính quyền Pháp đã nhân danh Việt Nam thực hiện quyền quản lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hồ sơ chi tiết về đèn biển tại Hoàng Sa do ông Nguyễn Thái Phong hiến tặng cho Chính phủ Hà Nội là một tài liệu quan trọng khẳng định việc Pháp đã tiến hành xây dựng và quản lý đèn biển tại Hoàng Sa. Đây là một bằng chứng xác thực nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc làm của ông Nguyễn Thái Phong cho thấy ý thức về chủ quyền biển đảo của người dân rất cao, đồng thời thể hiện rõ mong muốn của mỗi người dân Việt muốn sớm đòi lại quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm bất hợp pháp năm 1974. Chính quyền Hà Nội cần sử dụng có hiệu quả những tài liệu này, xây dựng hồ sơ pháp lý đưa ra Tòa án quốc tế vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Đây là biện pháp tốt nhất để có thể giành lại Hoàng Sa từ tay kẻ cướp. Đến nay, quần đảo này đã bị Bắc Kinh xâm chiếm 40 năm. Nếu Chính quyền Hà Nội không sớm đưa vấn đề này ra Tòa án quốc tế thì sau 10 năm nữa sẽ không thể làm được nữa.

Thời gian gần đây, Chính phủ Hà Nội đã có nhiều việc làm tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước như tích cực sưu tầm, tìm kiếm những tư liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam; tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đi thăm quần đảo Trường Sa… Là một người Việt sống xa đất nước tôi muốn viết lại những gì đã được nghe về cây đèn biển này để bà con ta sống ở khắp nơi trên thế giới nếu có được những tài liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì hãy cùng lên tiếng để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, tặng lại cho Chính phủ Hà Nội để bổ sung vào hồ sơ pháp lý đòi lại quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta.

Theo BDN

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.