Trung Quốc dạy gì trong sách giáo khoa? (Kỳ 2): Trung Quốc dạy kiểu “đối ngoại”
11 Tháng Sáu 2014 6:23 SA GMT+7
Luận điệu của Trung Quốc về vấn đề biển Đông không những được hệ thống hóa trong chương trình giáo dục trung học, mà còn được lồng ghép trong giáo trình dành cho sinh viên nước ngoài học tập tại nước này.

Giáo trình Khái quát Trung Quốc đương đại dành cho sinh viên cao học Trung Quốc và sinh viên cao học nước ngoài ghi rõ cực nam Trung Quốc nằm ở bãi đá ngầm Tăng Mẫu - Ảnh do lưu học sinh cung cấp

Theo phản ảnh của nhiều lưu học sinh, giáo trình của Trung Quốc không chỉ gây ra sự ngộ nhận cho chính học sinh trong nước mà còn khiến nhiều sinh viên nước ngoài hiểu sai lệch hoàn toàn về biển Đông.

Lồng ghép khéo léo

Phần lớn lưu học sinh học tập tại Trung Quốc đều được học môn cơ bản “Khái quát Trung Quốc” (môn học bao gồm địa lý, lịch sử, văn hóa Trung Quốc). Đây có thể là môn tự chọn hoặc môn bắt buộc tùy chuyên ngành mà lưu học sinh theo học.

Giáo trình dạy cho sinh viên nước ngoài cho thấy vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa không được bố trí thành một mục trong sách, nhưng bản đồ và các tài liệu trong giáo trình luôn nhất quán với những gì học sinh trong nước được học.

Cụ thể, trang 2 và trang 3 cuốn Khái quát Trung Quốc đương đại dành cho sinh viên cao học Trung Quốc và sinh viên cao học nước ngoài của NXB Đại Học Ký Nam (tái bản năm 2008) đưa ra luận điệu cực nam Trung Quốc nằm ở bãi đá ngầm Tăng Mẫu (có tên tiếng Anh là bãi ngầm James).

Các bản đồ minh họa trong giáo trình này còn ngang nhiên chú thích rằng cả một khu vực biển Đông rộng lớn đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Tương tự, trang 1 và 2 giáo trình Khái quát Trung Quốc dành cho sinh viên nước ngoài (NXB Đại học Bắc Kinh, tái bản năm 2007) còn trắng trợn tuyên bố biển Đông cùng với hàng ngàn đảo lớn nhỏ là một trong bốn vùng biển lớn nhất mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.

Cuốn Văn hóa Trung Quốc - giáo trình Hán ngữ đối ngoại (NXB ĐH Ngôn Ngữ Bắc Kinh, tái bản năm 2006) cũng khẳng định cực nam của Trung Quốc nằm ở bãi ngầm James. Các giáo trình trên tuy khác nhau về hình thức trình bày, nhưng đều khẳng định luận điệu dối trá của Trung Quốc về cực nam và về “đường lưỡi bò”.

“Gài bẫy” sinh viên nước ngoài

Không những bị nhồi nhét “đường lưỡi bò”, nhiều lưu học sinh cho biết kiến thức phi lý về cực nam Trung Quốc còn được đưa vào đề thi kết thúc môn. Không ít sinh viên tỏ ra vô cùng bức xúc trước sự bịa đặt trắng trợn trong giáo trình địa lý Trung Quốc.

“Câu hỏi về các cực của Trung Quốc là nội dung chính trong phần khái quát địa lý nước này. Nếu không trả lời cực nam nằm ở bãi ngầm Tăng Mẫu, chúng tôi bị mất điểm. Nếu chọn cực nam Trung Quốc nằm ở bãi ngầm Tăng Mẫu, chúng tôi gián tiếp thừa nhận đường lưỡi bò do Trung Quốc ngang ngược công bố” - một sinh viên Việt Nam đang học tập tại Quảng Tây chia sẻ.

Sinh viên này cho biết nhiều bạn bè đã từ chối trả lời câu hỏi về cực nam Trung Quốc hoặc các câu hỏi mang tính chất “gài bẫy” về biển Đông. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số sinh viên Việt Nam khá mập mờ đối với vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa.

Do vậy, khi được hỏi về cực nam Trung Quốc, các bạn vẫn vô tư trả lời mà không biết rằng mình đang gián tiếp công nhận “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ra sức tuyên truyền.

Theo một lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh, các giáo viên Trung Quốc thường tránh giảng giải chi tiết về “đường lưỡi bò”, đặc biệt khi trong lớp có lưu học sinh Việt Nam hoặc Philippines. Dù vậy, kiến thức về cực nam Trung Quốc vẫn là một phần không thể thiếu trong chương trình học.

Do đó, các giáo viên thường khéo léo đưa vào bài giảng bằng nhiều cách khác nhau. Về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, giáo viên không lý giải nhiều. Lưu học sinh do vậy cũng không thắc mắc.

Cũng theo sinh viên này, một lý do nữa khiến các lưu học sinh Việt Nam không phản biện những điều được dạy là vì bản thân các bạn không hiểu rõ về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

“Trong khi ý thức về Trường Sa và Hoàng Sa trở thành tư tưởng thâm căn cố đế của đa số học sinh Trung Quốc thì hiểu biết của các sinh viên Việt Nam về Hoàng Sa - Trường Sa vẫn chưa thật sự thấu đáo. Đây là một điều hết sức nguy hiểm” - sinh viên này nhận định.

Các sinh viên nước ngoài tại Trung Quốc cũng mắc phải “cái bẫy” tương tự. Một sinh viên Trung Đông học tập tại Quảng Đông chia sẻ anh cảm thấy vô lý khi Trung Quốc tuyên bố vùng biển thuộc chủ quyền nước này không những nằm cách rất xa đảo Hải Nam mà còn lấn sát đến vùng biển nước khác: “Tôi không hiểu rõ về tranh chấp lãnh thổ giữa các nước. Nhưng khi nhìn bản đồ, tôi thấy vô lý”. Dù vậy, khi được hỏi cực nam Trung Quốc nằm ở đâu, sinh viên này vẫn trả lời là “bãi ngầm Tăng Mẫu”.

“Đó là những kiến thức chúng tôi được học, thật khó mà thay đổi, bạn chỉ tìm hiểu trừ khi bạn đặc biệt quan tâm các vấn đề về biển. Ở Trung Quốc, Internet được kiểm soát khá nghiêm ngặt, nên việc tìm hiểu các quan điểm trái chiều cũng gặp nhiều khó khăn” - một sinh viên Ấn Độ chia sẻ.

ĐÔNG PHƯƠNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.