Bộ Atlas khẳng định chủ quyền của Việt Nam được bảo quản đặc biệt
21 Tháng Mười 2014 7:19 SA GMT+7
Chiều ngày 19/10 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ bàn giao và tiếp nhận bộ Bản đồ Atlas Thế giới Bruxelles 1827 cho Bộ Nội vụ quản lý, lưu trữ.

Tới dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và đại diện các cơ quan liên quan của 2 Bộ.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (tính từ phải qua trái)

Tại lễ bàn giao, giá trị Bộ bản đồ Atlas Thế giới Bruxelles 1827, một lần nữa lại được GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử) nhắc lại. 

Năm 1827 Philippe Vandermaelen (1795-1869), nhà địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội địa lý Paris xuất bản bộ Atlas Thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang bảng thống kê và nhiều thông tin về địa lý tự nhiên, chính trị, khoáng sản. 

Bộ Atlas được hoàn chỉnh trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thế giới lúc đó, cùng những thông tin từ quan sát thiên văn hay những chuyến du hành ở nhiều nơi trên trái đất và được vẽ thống nhất theo tỉ lệ 1/1641836, kích thước 53,5x37cm, có thể ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m. 

Đây thực sự là một cột mốc lớn đánh dấu giai đoạn phát triển trội vượt của cộng nghệ vẽ và in bản đồ hiện đại ở đầu thế kỉ XIX. Đã gần 200 năm nay, bộ Atlas đã trở nên hết sức nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Việt Nam được Bộ Atlas này giới thiệu thông qua bản đồ số 97, 105, 106, 110. 

Partie de la Cochinchine là tờ bản đồ số 106, vẽ đường biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi, PARACELS (quần đảo Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 đến 17 và kinh độ 109 đến 111. 

Quần đảo PARACELS trong bản đồ có các đảo Pattles, Duncan ở phía Tây; Tree và Lincoln, Rocher au desus de l’eau (Bãi đá ngầm) ở phía đông và Triton ở phía nam, ngay dưới vĩ độ 16; Investigateur ở sâu phía nam khoảng vĩ độ 14,5. 

Bên cạnh khu vực xác định PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam (Empire d’ An-nam).

Tiếp liền Partie de la Cochinchine ở phái trên là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18-21 và kinh độ 106-114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18. Điều này hoàn toàn trùng hợp với những bản đồ của Trung Quốc và của Phương Tây vẽ Trung Quốc đều thống nhất, lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam.

Bàn giao và tiếp nhận Bản đồ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ

Phát biểu tại lễ bàn giao, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, đánh giá cao những giúp đỡ của cá nhân, đơn vị đã góp công, góp của, góp trí tuệ để đưa bộ bản đồ hết sức có gia trị trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta. 

Thứ trưởng Tuấn cũng khẳng định: “Quá trình sưu tầm vất vả là sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp. Điều này thể hiện sự đoàn kết của toàn dân trong qua trình sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu, tìm tòi phát hiện những tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam”. 

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cũng chia sẻ sẽ phát huy giá trị của bộ Atlas trong quá trình tuyên truyền bảo vệ chủ quyền đến với người dân Việt Nam đồng thời sẽ đưa thông tin quý giá về Bộ Atlas này ra nước ngoài.

Đáp lại những phát biểu của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng bày tỏ sự cảm ơn đến những người đã tìm tòi phát hiện và dày công đưa bộ Atlas này về Việt Nam. 

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh: “Từ nay, Việt Nam có thêm nguồn sử liệu mới, phục vụ công tác nghiên cứu pháp lý chứng minh chủ quyền Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ Nội vụ sẽ lưu trữ, bảo quản bộ Atlas này ở chế độ đặc biệt”.

Hồng Chuyên

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.