Thêm bằng chứng về chủ quyền biển đảo
01 Tháng Chín 2011 8:37 SA GMT+7
“Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 3 nhận giấy mà đi, mang lương ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ ra biển ba ngày, ba đêm thì đến đảo ấy…” (trích “Hoàng Việt Địa Dư Chí” – Phan Huy Chú)

Vỏn vẹn vài dòng về chiếc thuyền câu của đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa là vậy, nhưng đã khơi dậy lòng người rưng rưng xúc động khi đến xem triển lãm ảnh, hiện vật trong tuần lễ Văn hoá biển, đảo diễn ra ở Quảng Ngãi từ ngày 29.8 – 2.9.

Can trường đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa

Đứng bên mô hình chiếc thuyền câu, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi giới thiệu với người xem rằng, Khinh thuyền (còn gọi là thuyền nhẹ) mà các binh phu thường dùng giong buồm ra Hoàng Sa, Trường Sa. Thuở ấy, chiếc thuyền này dài 10m, rộng 2,5m, cao khoảng 1m, trọng tải chừng hơn 5 tấn, di chuyển bằng buồm nhờ sức gió. Từ cuối thế kỷ 16 đến những năm 50 của thế kỷ 19, nhà nước phong kiến Việt Nam đã đưa binh phu đi tuần thú và tìm kiếm hải vật, đo đạc thuỷ trình, lập miếu, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Thuở đó, những thuỷ binh Hoàng Sa còn phải đi trên những chiếc thuyền buồm nhỏ và dùng sức chèo. Mỗi thuyền chỉ chở được vài người để dễ đi trong các bãi rạn của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chiếc thuyền câu mỏng manh, nên khi gặp phong ba, bão tố, nhiều binh phu đã nằm lại nơi biển khơi. Điều đó còn được thể hiện bằng chính hành trang mang theo. Trên chiếc ghe câu này đều có chiếc chiếu, nẹp tre, hình nhân thế mạng và dây mây. Nếu họ chết, đồng đội sẽ dùng chính những thứ này để bó thi thể người xấu số thả xuống biển, với mong muốn xác sẽ trôi dạt được về quê hương, bản quán.

Ghe Câu (còn gọi là Khinh thuyền) của đội hùng binh Hoàng Sa thường sử dụng suốt từ thế kỷ thế 16 đến giữa cuối thế kỷ 19 ra Trường Sa, Hoàng Sa khai thác sản vật, đo đạc thuỷ trình, cắm mốc khẳng định chủ quyền lãnh hải Tổ quốc trên hai quần đảo này.

Chinh phục Biển Đông

Tham gia trưng bày ảnh, hiện vật trong tuần lễ Văn hoá biển, đảo, nghệ nhân Lâm Dzũ Xênh ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn mang đến một chiếc áo làm bằng vỏ cây mà ngư dân thường dùng để hành nghề đánh bắt xa bờ. Cách đây hai tháng, một ngư dân hành nghề thợ lặn đã tặng cho ông Xênh chiếc áo vừa vớt được từ dưới hốc san hô dưới đáy biển Bình Châu. “Thuở trước, còn nghèo khó, ngư dân thường dệt thủ công áo khoác bằng vỏ cây để mặc sưởi ấm trong lúc hành nghề trên biển dài ngày”, nghệ nhân Lâm Dzũ Xênh nói.

Thời gian trôi qua, những hòn đảo như: Quang Ảnh, Hữu Nhật, Cát Vàng… thuộc ngư trường truyền thống trên quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã thấm sâu vào máu thịt của họ. Nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn nhớ lại: “Nương theo sức gió và dòng hải lưu, nhiều chuyến đi của chúng tôi ra Hoàng Sa kéo dài hơn cả tháng và qua rất nhiều hòn đảo. Ở đấy tôm, cá, đồi mồi nhiều vô kể, cảnh sắc đẹp như chốn thiên đường”.

Chỉ với chiếc thuyền câu mỏng manh, tận dụng sức gió và bơi chèo, ngư dân Quảng Ngãi từ trước thế kỷ 16 đã đặt chân lên các hòn đảo ở vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Lý giải về điều này, tiến sĩ Vũ cho biết, kế thừa truyền thống đi biển giỏi từ người Chăm, tận dụng gió nồm vào tiết trời tháng 2, tháng 3, ngư dân giong buồm đi thuyền câu từ cảng Sa Kỳ ra Hoàng Sa chỉ mất ba ngày, ba đêm là đến nơi. Đến tháng 8 âm lịch, khi hướng gió thổi ngược lại thì cho thuyền quay về.

Mặt khác, lúc ấy làng An Vĩnh, An Hải ở vùng đất Tịnh Kỳ, Bình Châu trong đất liền, hay ở huyện đảo Lý Sơn có nhiều xưởng đóng thuyền câu đi Hoàng Sa, Trường Sa, thậm chí đóng cả ghe bầu cho thương lái buôn bán trên biển. Nhờ yếu tố tự nhiên, thời tiết thuận lợi kết hợp làng nghề đóng thuyền hình thành tại đây, nên từ rất sớm, ngư dân Quảng Ngãi đã giong buồm ra khơi chinh phục Biển Đông.

“Việc phục dựng Khinh thuyền Hoàng Sa trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong tuần lễ Văn hoá biển, đảo ở Quảng Ngãi lần này như là bằng chứng khẳng định rõ ràng chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, tiến sĩ Vũ khẳng định.

bài và ảnh: Minh Đức

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.