Việt Nam phải đưa sự thật ra thế giới
06 Tháng Tám 2015 7:47 SA GMT+7
Việt Nam không thể đối chọi về số lượng ấn phẩm nhưng có thể hóa giải bằng cách đưa sự thật về biển Đông đến thế giới.

Trả lời Pháp Luật TP.HCM, bà Phạm Thanh Vân, thành viên sáng lập Dự án Đại sự ký biển Đông nhận định mặt trận thông tin của Trung Quốc (TQ) được tiến hành với sự phối hợp đồng bộ của nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là mặt trận tâm lý, truyền thông, pháp lý, có sự gắn kết giữa truyền thông và giới học giả, theo hai hướng chính là quảng bá cho lập trường, quan điểm sai trái của TQ và gây nhiễu các quan điểm đối lập.

Thế giới đang thiếu nhiều sự thật

. Phóng viên: Tại sao phải nhấn mạnh vai trò mặt trận thông tin trên mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (VN)?

+ Phạm Thanh Vân: Nguồn thông tin được coi là cơ sở tạo ra những phân tích, bình luận có thể gây ảnh hưởng tới nhận thức chung của dư luận quốc tế cũng như ảnh hưởng tới việc quyết định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Quan điểm chính thức của VN là giải quyết tranh chấp bằng các phương thức hòa bình. Mặt trận thông tin bởi vậy là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định để giành phần thắng khi đi theo con đường hòa bình.

. Bà có nhận xét gì về mặt trận thông tin VN hiện nay về vấn đề biển Đông?

+ Mặt trận thông tin của VN hiện giờ đã tốt hơn nhiều so với mấy năm về trước. Thông tin tiếng Anh trên báo chí đã nhiều hơn, phong phú hơn. Bên cạnh những cây bút kỳ cựu và hoạt động của các nhà ngoại giao, trên diễn đàn quốc tế đã xuất hiện nhiều cây bút mới như Lê Hồng Hiệp, Trương Minh Huy Vũ, Vũ Hải Đăng, Nguyễn Ngọc Lan, Đỗ Thanh Hải, Phạm Ngọc Minh Trang, Nguyễn Bảo Châu... Người Việt cũng có những nghiên cứu thuộc lĩnh vực mà hầu như chưa xuất hiện trên diễn đàn công chúng, ví dụ như những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu độc lập Phạm Hoàng Quân và Hồ Bạch Thảo trong lĩnh vực cổ sử. Đây là một vốn tri thức mới mà người Việt có thể đóng góp cho thế giới, qua đó cũng để thế giới biết sự thật về Hoàng Sa và Trường Sa trong cổ sử của chính TQ.

. Theo bà, mặt trận thông tin của VN còn những hạn chế gì?

+ So với TQ thì lượng bài viết/nghiên cứu của VN viết cho các độc giả nói tiếng Anh còn hạn chế. Hãy thử vào các trang công cụ tìm kiếm của giới khoa học như Science Direct, Google Scholar hay vào thư viện trực tuyến của Quốc hội Hoa Kỳ và gõ từ khóa “South China Sea”, “Paracels”, “Spratlys”, chúng ta sẽ thấy tên tác giả người Hoa hay những công trình có thiên hướng phù hợp với lập trường của TQ chiếm đa số. Điều này để lại một hậu quả là các học giả quốc tế, các nhà hoạch định chính sách tiếp cận với quan điểm từ phía TQ nhiều hơn phía VN. Cho tới nay, như nhà báo Bill Hayton (phóng viên của hãng thông tấn BBC, tác giả cuốn sách Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á - NV) chỉ ra một số cuốn sách với nền tảng kiến thức chung về tranh chấp biển Đông, lại là các cuốn sách mà nghiên cứu của họ chủ yếu dựa trên tài liệu của người TQ.

Một ví dụ khác là biến cố Gạc Ma. Trong mấy chục năm qua, trong các ấn phẩm của thế giới khi nhắc lại sự kiện này chỉ nhìn nhận như là một trận hải chiến với sự đụng độ của hải quân hai bên và bên VN bị thua.Một bài viết gần đây phân tích các lá thư gửi Liên Hiệp Quốc của TQ 27 năm về trướcgiúp chúng ta phần nào hiểu được điều này. Chỉ khi TQ đưa ra đoạn băng ghi hình, bắt đầu lác đác có một vài tác giả quốc tế ghi nhận đây thực chất là một cuộc thảm sát của bên được trang bị vũ khí hạng nặng (TQ) sẵn sàng dùng vũ lực để chiếm đảo với bên còn lại vốn chủ trương chiếm đóng một cách hòa bình.

VN không thể đối chọi về số lượng ấn phẩm nhưng có thể hóa giải bằng sự thật (facts), thông tin chính xác để gây dựng niềm tin và hành động, lý lẽ logic, duy lý, phù hợp với những giá trị chung của thế giới để thuyết phục thế giới và cho thế giới thấy VN có chia sẻ những giá trị chung tiến bộ với họ hay không. Hiện giờ, chúng ta đa số tập trung vào lý lẽ, cần phải chia sẻ với thế giới nhiều hơn các bộ tư liệu mang tính “sự thật”, các bằng chứng giúp thế giới tiếp cận thông tin đúng đắn.

Từ băng ghi hình về sự kiện Gạc Ma, quốc tế ghi nhận đây thực chất là một cuộc thảm sát của bên được trang bị vũ khí hạng nặng (TQ) sẵn sàng dùng vũ lực để chiếm đảo của VN. Trong ảnh: Tàu vận tải HQ 604 của VN bị tàu chiến của TQ nã pháo, bắn cháy, chìm xuống biển ngày 14-3-1988. Ảnh: Cắt từ YouTube do TQ quay lại


TQ hung hăn dùng tàu hải giám tấn công tàu cảnh sát biển VN trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển nước ta. Ảnh: TƯ LIỆU

 

Từ dữ liệu đến kết nối

. Cấu trúc của mặt trận thông tin của VN cần dựa trên những trụ cột quan trọng nào?

+ Tôi chia sẻ và cũng có suy nghĩ tương tự như đề xuất của một số nhà nghiên cứu cùng cộng sự. Đó là cần có sự gắn kết giữa các cơ quan có thẩm quyền đưa thông tin - giới truyền thông - ngoại giao và giới học giả. Trong đó, thông tin chính xác và nghiên cứu học thuật cần được chú ý nhiều hơn nữa. VN cần phải có một số cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất, có tính hệ thống, thường xuyên cập nhật và dễ dàng tiếp cận cho các nhà nghiên cứu.

Dự án Đại sự ký biển Đông hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS) thuộc ĐH KHXH&NV TP.HCM đang nỗ lực đi theo hướng này, với sự tham gia phi vụ lợi của các bạn trẻ có kiến thức chuyên môn và có tấm lòng với đất nước từ nhiều nơi trên thế giới, đã tạo ra nhiều bộ hồ sơ sự kiện như hồ sơ đảo nhân tạo, hồ sơ sử dụng vũ lực từ năm 1945 tới nay, biến cố Gạc Ma qua lưu trữ của Liên Hiệp Quốc, bộ tư liệu vụ kiện giữa Philippines và TQ...

Nhưng hướng đi này sẽ cần có thêm nhiều sự tham gia hơn nữa. Các nhà báo có tinh thần chuyên nghiệp cũng là trụ cột không thể thiếu trong việc truyền tải thông tin chính xác tới công luận.VN có nhiều nhà nghiên cứu, học giả cũng đau đáu việc hướng ra dư luận thế giới, như nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Thao, Dương Danh Huy, hay đội ngũ cây bút mà tôi kể ở trên. GS Alexander L. Vuving cũng là một người có nhiều thiện chí với VN và có nhiều bài viết sắc sảovạch ra chiến lược của TQ gây nhiều sự chú ý cho học giả quốc tế.

. Ngoài việc xây dựng lực lượng thông tin mạnh, VN cần lưu ý thêm vấn đề nào khác nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quá trình truyền tải thông tin?

+ Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, độc giả có xu hướng tự chọn lọc cho mình một số kênh đáng tin cậy để tiếp nhận và chia sẻ thông tin. Đã tới lúc VN phải chú trọng các mạng xã hội phổ biến như Twitter và Facebook. Việc chia sẻ và tiếp nhận thông tin trên Twitter đã trở thành một công việc hằng ngày của các học giả quốc tế cũng như giới nhà báo và giới quan chức chính phủ. Các bài viết của The Diplomat đã tận dụng nguồn thông tin trên Twitter. Mới đây, GS Alexander L. Vuving dùng Twitter để cung cấp những thông tin chính xác về thực trạng chiếm đóng của các bên cho các học giả quốc tế có nhiều ảnh hưởng. Và học giả Taylor Fravel sau đó đã bình luận đây chính là sức mạnh của Twitter.

Nhìn TQ từ cổ truyện “Tăng Sâm giết người”

Mặc dù có những quan điểm, lập trường của TQ đã bị nhiều học giả bác bỏ nhưng họ vẫn sử dụng những quan điểm đó, với nhiều cách thức khác nhau, nhét vào nhiều tác phẩm khác nhau. Ví dụ, quan điểm của họ rằng Hiệp định hòa bình San Francisco 1951 và 1952 đã giao Hoàng Sa, Trường Sa về cho TQ vốn là một quan điểm không đúng với sự thật. Hai hiệp định đó chỉ có ý nghĩa là Nhật từ bỏ chủ quyền hai quần đảo chứ không hề xác định chủ quyền hai quần đảo đó thuộc về ai, như chính Nhật đã khẳng định trong một lá thư gửi cho Pháp năm 1952. Tuy nhiên, các học giả và giới phát ngôn ngoại giao TQ vẫn đang tiếp tục sử dụng lập luận bị bác bỏ của mình trong các tuyên bố ngoại giao cũng như các ấn phẩm mới nhất. Ví dụ này khiến tôi nhớ đến một câu chuyện trong cổ học tinh hoa của TQ, đó là “Tăng Sâm giết người”. Một điều không đúng sự thật nhưng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởi nhiều người, theo nhiều cách khác nhau thì đến một lúc nào đó tự nhiên trở thành sự thật trong niềm tin của người nghe.

ĐỖ THIỆN
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.