Chiến tranh Biên giới 1979 - Một góc nhìn hậu chiến
Thursday, February 16, 2017 11:49 AM GMT+7
(GDVN) - Nói về cuộc chiến, về lịch sử không phải để khoét thêm hận thù mà chỉ là để nhắc nhở những thế hệ tương lai về đất nước này, dân tộc này...

Ngày 5/3/1979, khi Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố lệnh tổng động viên, Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Sau khi rút quân, giới lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc rêu rao đã hoàn thành mục tiêu của cuộc xâm lược là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Tuyên bố của Bắc Kinh không phải là hoàn toàn sai sự thật bởi mục tiêu của họ là tàn phá đất nước Việt Nam, giết hại đồng bào và chiến sĩ chúng ta và họ đã đạt được điều đó trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Trường học, bệnh viện, cầu cống, trụ sở, làng mạc, thị xã và các công trình kinh tế, quân sự,… bị phá hủy gần như hoàn toàn.

Hàng nghìn người dân vô tội bị tàn sát, man rợ nhất là hơn 400 người Việt Nam bị lính Trung Quốc giết hại tại pháo đài Đồng Đăng.

Điều mà Bắc Kinh không thể và không bao giờ có thể làm là bẻ gãy ý chí độc lập tự cường, quyết tâm bảo vệ tổ quốc của người Việt. (Ảnh tư liệu của TTXVN)

Điều mà Bắc Kinh không thể và không bao giờ có thể làm là bẻ gãy ý chí độc lập tự cường, quyết tâm bảo vệ tổ quốc của người Việt.

Cuộc xâm lược đẫm máu nhất mà Trung Quốc thực hiện thời hiện đại đã củng cố “bài học” mà người Việt Nam vốn đã thuộc lòng, ấy là:

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Tạm dịch: Non sông Việt Nam là nơi Vua Nam ở, điều này đã được ghi nhận tại sách trời, vì sao những kẻ nghịch lỗ lại tới xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời - Lý Thường Kiệt).

Chính trị, ở đâu hay bao giờ cũng thế, dù được tô vẽ dưới mọi màu sắc vẫn thường bị nghi hoặc về bản chất,...

Nói đến nước Mỹ, không ít người xem đó là hình mẫu của tự do, dân chủ song cũng không ít người - kể cả người Mỹ - cho rằng chính trường Mỹ là “vũ đài của sự dối trá,… là nơi khốc liệt và đầy thủ đoạn”. [5]

 

Nhà xã hội học nổi tiếng, giáo sư Zygmunt Bauman trả lời phỏng vấn do phóng viên tạp chí Polityka - Jacek Żakowski - thực hiện cho rằng:

Cuộc chiến với dối trá là bất khả chiến thắng. Dối trá tự bản chất là vĩnh cửu và có ở khắp nơi. 

Georges Duhamel đã rất thông thái khi nói rằng: “Giả dối là nguyên tắc, sự thật là ngoại lệ” ”. [6]

Cuộc chiến mà Trung Quốc tiến hành chống Việt Nam năm 1979 không phải là ngoại lệ của giả dối chính trị bởi nó được khoác chiêu bài “phản kích tự vệ” khi mà người Việt không hề xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc.

Không khuyến khích thói giả dối song cần phải làm thế nào để người dân biết nhận diện giả dối, biết cảnh giác đề phòng những kẻ vốn có truyền thống lịch sử giả dối và cũng cần phải biết cách lấy giả dối đối phó với giả dối.

Có quan điểm rằng chính khách, để đạt đến đẳng cấp lừa dối cả thế giới, trước tiên phải lừa dối chính những người bên cạnh mình.

Giới chóp bu Bắc Kinh khi tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam đã lừa dối người dân Trung Quốc về sự cần thiết phải “dạy cho Việt Nam một bài học”. 

Rất nhiều người Trung Quốc ở vùng núi giáp Việt Nam, có người còn chưa đọc thông viết thạo đã trở thành dân binh tải lương thực, vũ khí phục vụ cuộc chiến bởi dưới cái loa tuyên truyền của Bắc Kinh, họ xem phục vụ cuộc chiến là “nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”?

Sẽ là ngây thơ nếu ai đó chủ tâm gieo vào quần chúng niềm tin về một chỗ dựa tinh thần nào đó trong khi mình bị lợi dụng như một quân cờ trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu. 

 

Sẽ là nguy hiểm nếu truyền cảm hứng cho dân chúng bằng sự mất cảnh giác của chính mình bởi “giả dối là nguyên tắc, sự thật chỉ là ngoại lệ”.

Trong màu sắc duy tâm, điểm đến cuối cùng trên con đường danh vọng của các chính khách hoặc là thiên đường, hoặc là địa ngục. 

Dù là trên thiên đường, sẽ có lúc họ phải nhìn xuống hạ giới để nói lời xin lỗi những người ngã xuống trong chiến tranh ở tuổi đôi mươi, kẻ ở địa ngục vẫn có lúc phải đội mồ đứng dậy để cầu xin tha thứ. 

Sự tàn bạo của cuộc chiến 1979 mà Trung Quốc tiến hành đâu chỉ tàn phá đất nước Việt Nam, giết hại bộ đội và dân thường Việt Nam?

Đó còn là vết thương cho đến hôm nay vẫn rỉ máu trong tâm trí không ít cựu binh lính và những gia đình Trung Quốc có người thân mất mạng trong cuộc chiến.

Còn người Việt, làm sao có thể quên đi nỗi đau mỗi khi nhắc, nhớ đến đồng đội và người thân đã ngã xuống hoặc bị sát hại trong cuộc chiến.

Nếu cha ông ta không ghi lại lịch sử hào hùng của người Việt thời Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, thời Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng, Lê Lợi ở Chi Lăng, Nguyễn Huệ ở Đống Đa … thì người Việt có được như hôm nay?

Vậy tại sao chúng ta dường như vẫn ngại ngùng khi dạy cho con cháu về cuộc chiến đẫm máu chống xâm lược trên biên giới phía Bắc và phía Tây Nam những năm 70 thế kỷ trước? 

Không phải những người viết sách giáo khoa không có tư liệu, càng không phải đánh giá công bằng lịch sử sẽ làm mất đi tình hữu nghị giữa các dân tộc hay ảnh hưởng đến ý thức hệ.

Hiện tại còn nhiều tài liệu chưa được giải mật về cuộc chiến, song nên chăng đã đến lúc nhìn lại, đánh giá lại một cách nghiêm túc để làm sao tránh được chiến tranh? Bối cảnh chính trị quốc tế, khu vực thời điểm đó như thế nào? Có lẽ vì thiếu đánh giá một cách khoa học về cuộc chiến nên người ta sợ nhắc đến nó?

 

Người Mỹ dựng lại phim về trận chiến đẫm máu Trân Châu Cảng hay số phận tù binh Mỹ bị Nhật bắt trong thế chiến 2 (bộ phim Unbroken - Không khuất phục) nhưng không vì thế mà hai nước Nhật - Mỹ trở nên thù nghịch. 

Liên quan đến cuộc chiến chống xâm lược trên biên giới phía Bắc là cuộc chiến biên giới Tây Nam chống diệt chủng Polpot

Như các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá, một trong những lý do khiến Trung Quốc tấn công Việt Nam ở phía Bắc là để tìm cách kéo lực lượng tinh nhuệ của quân đội Việt Nam khỏi Campuchia lúc đó đang làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, tiêu diệt diệt chủng Polpot. 

Không ai khác, chính xương máu của đồng bào và quân đội Việt Nam đã góp phần tiêu diệt một chế độ tàn bạo hiếm có trong lịch sử nhân loại. 

Một chế độ mà những tên tội phạm đầu sỏ (Nuon Chea, Khieu Samphan, Ieng Sary và Ieng Thirith) đã bị Tòa án quốc tế truy tố về các tội ác chống lại loài người, diệt chủng và vi phạm nghiêm trọng các Công ước Geneva năm 1949.

Điều đáng sợ, đáng nói là những sự thật lịch sử bị bóp méo từ một phía sẽ dần chiếm lĩnh tâm trí nhân loại nếu chúng ta không làm gì hôm nay.

Nếu chúng ta im lặng hôm nay, sẽ khiến ngày càng có nhiều người ngộ nhận, rằng Việt Nam xâm chiếm biên giới, biển đảo của Trung Quốc, xâm lược Campuchia,… như giọng lưỡi bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới vẫn ra rả từ 1979 đến nay. 

Súng ống, bom đạn quân đội Trung Quốc bố trí ở Hoàng Sa, Trường Sa không thể nhằm đến Mỹ, Úc hay Nhật Bản nhưng khả năng bao phủ vùng trời, vùng biển của Việt Nam là một sự thật không thể phủ nhận.

Dạy cho con cháu những trang sử hào hùng đẫm máu và nước mắt cha ông chính là cách để tạo động lực xây dựng một nước Việt Nam tự cường, đủ sức mạnh đương đầu với bất kỳ thế lực ngoại xâm nào. 

Một nước Việt Nam yếu về kinh tế và quân sự, nhân tâm phân tán lại chính là điều mà kẻ thù của dân tộc này hằng mong mỏi.

Niềm tin không tự nhiên sinh ra, không từ trên trời rơi xuống, niềm tin của dân tộc này không thể bị đánh đổi bởi niềm tin của dân tộc khác, và trên tất cả lịch sử một dân tộc không thể bị che phủ bởi ý thức hệ hay ý muốn chủ quan của riêng bất cứ ai.

Yêu chuộng hòa bình không có nghĩa là phủ nhận chiến tranh bởi chuẩn bị cho chiến tranh chính là cách để gìn giữ hòa bình.

Nói về cuộc chiến, về lịch sử không phải để khoét thêm hận thù mà chỉ là để nhắc nhở những thế hệ tương lai, rằng đất nước này, dân tộc này “dẫu có phải đốt cả dãy Trường Sơn, cũng phải giữ cho được tự do, độc lập”.

 

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.amazon.com/China-Vietnam-Wars-1950-1975-History/dp/0807848425

[2] http://infonet.vn/chien-tranh-bien-gioi-1979-cuoc-chuyen-quan-than-toc-post158490.info

[3]http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=740&sitepageid=424#sthash.sQh4Vrmv.dpbs

[4]http://nghiencuuquocte.org/2015/11/04/nhin-lai-cuoc-chien-viet-trung-nam-1979/#sthash.THID9Do4.dpuf

[5] https://www.facebook.com/notes/hội-những-người-ghét-bọn-phản-động/chính-trường-mỹ-vũ-đài-của-sự-giả-dối

[6] http://liliapl.blogspot.com/2016/04/ky-nguyen-cua-doi-tra-chung-ta-bi-lua.html

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.