Trường Sa – sức sống mới phía đường biên Tổ quốc
18 Tháng Tư 2019 1:26 SA GMT+7
(TN&MT) - Sau hơn 44 năm chiến đấu, giải phóng, xây dựng và trưởng thành, Trường Sa đã khoác lên mình màu áo mới. Cái mới của Trường Sa hôm nay không chỉ đảo xanh giữa biển xanh với hàng nghìn loài cỏ cây hoa lá, mà còn có những công trình mang dáng hình Tổ quốc thiêng liêng. Chủ nhân của quần đảo thiêng liêng giữa ngàn khơi ấy, là quân dân huyện đảo Trường Sa - những người đang ngày đêm vững tay lái, chắc tay súng giữ vững chủ quyền nơi đầu sóng ngọn gió, và quyết tâm xây dựng đảo mạnh về phòng thủ, đẹp về cảnh quan môi trường, thắm tình quân dân thắm thiết.

Đó là những công trình mang màu lịch sử thiêng liêng, là tiếng vọng từ biển cả mang khát vọng hòa bình. Những công trình ấy thấm đẫm mồ hôi, công sức, máu của nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ đã ngã xuống.

21 đảo và điểm đảo/ 33 điểm đóng quân thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam giữa ngàn khơi không chỉ là bằng chứng hùng hồn có tính pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, mà còn khẳng định Trường Sa là của Việt Nam, dân tộc Việt Nam có quyền đấu tranh gìn giữ và xây dựng trên lãnh thổ thiêng liêng của mình. Qua dòng chảy của thời gian và hàng nghìn năm kiến tạo của của thổ nhưỡng, cùng với sáng tạo xây dựng từ bàn tay khối óc của nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ, mỗi đảo, điểm đảo trong quần đảo Trường Sa là một công trình văn hóa kỳ vĩ, được kết tinh cả bằng sức mạnh vật chất, cả sức mạnh thân thần, cả mồ hôi công sức của quân và dân cả nước.

Nét hoa văn mang hồn đất Việt ở chùa Trường Sa lớn

 

Nét hoa văn mang hồn đất Việt ở chùa Trường Sa lớn

 

Nếu chùa Trường Sa là điểm tựa tâm linh của quân dân huyện đảo, nơi thờ tự những vị anh hùng dân tộc, là điểm đến của quân, dân và những ngư trường cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, hòa bình hữu nghị; thì tượng đài liệt sĩ Trường Sa là nơi đời đời ghi ơn các anh hùng liệt sĩ - những người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng của Tổ quốc nơi đầu sóng. Thấm trong từng viên đá, thớ hồ là mồ hôi công sức và cả máu đào của các liệt sĩ. Tượng đài liệt sĩ Trường Sa là biểu tượng văn hóa tâm linh cao nhất, là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các linh hồn bất tử, là điểm hội tụ sẻ chia tình cảm của quân, dân cả nước mỗi lần đến Trường Sa. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi để quân dân cả nước tỏ lòng thành kính và biết ơn Người anh hùng giải phóng dân tộc. Ngay trước nhà tưởng niệm, có bia bằng đá cẩm thạch màu ngọc trắng khắc 4 câu thơ “Nam quốc sơn hà” của Thái úy Việt Quốc công Lý Thường Kiệt. Những câu thơ ấy như nhắc nhở mỗi người nhớ về cội nguồn dân tộc, nhắc nhở, để quyết tâm bảo vệ, gìn giữ từng tấc đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nếu bức tranh “Đại đoàn kết” bằng gốm sứ sát cạnh đường băng biểu tượng tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em, thì ngọn hải đăng ở đảo Sơn Ca là ánh sáng Tổ quốc Việt Nam giữa biển Đông. Ngọn hải đăng ấy không bao giờ tắt bởi nó được thắp sáng bằng tinh thần yêu nước của quân dân huyện đảo.

Những ngày này, tất cả các đảo nổi, đảo chìm Trường Sa bừng lên như ngày hội. Cán bộ chiến sĩ phấn khởi chào đón các đoàn công tác đến từ đất liền, ra sức huấn luyện, mài sắc ý chí canh chủ quyền Tổ quốc chào mừng 44 năm giải phóng Trường Sa. Quần đảo ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, đang từng ngày thay da đổi thịt. Mỗi lần nhắc đến hai tiếng Trường Sa như nhắc đến điều thiêng liêng nhất hiển hiện trong tim mỗi người.

Kỷ niệm 44 năm giải phóng Trường Sa (29-4-1975/29-4-2019)

Theo baotainguyenmoitruong.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.