Bài 2: Chiếm hữu Hoàng Sa, Trường Sa: Trung Quốc không phải là nước đầu tiên
Monday, January 16, 2012 5:38 PM GMT+7
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu các tư liệu của phía Trung Quốc để xác định xem các đảo Hoàng Sa và Trường Sa có phải từ lâu đã là lãnh thổ của Trung Quốc như nước này vẫn tuyên bố?

Trong các tài liệu của Trung Quốc, các đoạn trích từ các sách địa lý được đem ra làm điểm tựa cho danh nghĩa chủ quyền của nước này đối với các đảo. Đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó nhưng chúng không có hiệu lực để đặt hai quần đảo này dưới chủ quyền của Trung Quốc. Các tác phẩm đó chỉ được xếp vào số các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung các địa điểm chứ không có ích gì cho lập luật pháp lý. Cụ thể:

Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong biển Nam Trung Hoa nhưng lại rất không chính xác để có thể dựa vào đó xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp.

Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này cũng ghi nhận rằng, người ta gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và được cho rằng là mô tả các đảo của quần đảo Trường Sa, thế nhưng đoạn trích này không đưa ra được một mức độ chính xác đủ để khẳng định việc xác minh này.

Các tác phẩm khác như Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát (đời Tống, 1225), Đảo di chí lược của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp (1618), Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải quốc văn kiến lục viết dưới đời Thanh, Hải Lục của Vương Bính Nam (1820), Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược của Bành Ôn Chương (1848),vv… tạo thành một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến khảo địa lý, hoặc là liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc. Như cuốn Hải ngữ của Hoàng Trung, đời Minh (1536) ghi là các bãi cát nổi của các nước Man Di phía Tây Nam, như vậy là nhấn mạnh tới tính chất ngoại quốc của các lãnh thổ này!

Ông Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam cho rằng, thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ rút ra từ đó kết luận về một danh nghĩa của Trung Quốc: “Bản đồ cổ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XV ghi rõ địa điểm của Việt Nam là Giao chỉ quốc, nước Giao chỉ và biển thì ghi rõ là Giao chỉ dương, tức là ghi rõ đất liền là Giao chỉ quốc và biển là biển của Giao chỉ. Hàng trăm bản đồ quốc tế khác cũng đều chỉ rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tất cả đều rất thống nhất với nhau.”

Có những ví dụ khác mà người Trung Quốc đưa ra nhằm chứng minh cho một hành vi chủ quyền là dưới thời Bắc Tống (thế kỷ thứ X-XII) đã có các cuộc tuần tra quân sự được tổ chức, xuất phát từ Quảng Đông đi tới Hoàng Sa. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ dữ liệu này thấy rằng, đó không phải là cuộc tuần tra mà chỉ là cuộc hành trình thăm do địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào.

Các tác giả Trung Quốc còn dựa trên một sự kiện khác từ thế kỷ XIII (1293) và được ghi trong Nguyên Sử, theo đó, một cuộc viễn chinh do Sử Bật dẫn đầu đi đánh Gia Va. Đội quân khoảng 5.000 người đi thuyền vượt biển nhằm phía Nam và đã đến đóng trại trên một số đảo. Nhưng tài liệu này không cho phép xác minh rõ đường đi cũng như các đảo đã gặp. Hơn nữa, tài liệu không thật xác đáng về việc làm chủ các vùng lãnh thổ này vì không đưa ra được bằng chứng.

Cuối cùng, các tư liệu Trung Quốc nói đến là một cuộc tuần biển muộn hơn diễn ra trong khoảng các năm 1710-1712 dưới triều Thanh. Ngô Thăng, Phó tướng thủy quân Quảng Đông đã chỉ huy chuyến đi tuần biển và hành trình này đi qua tương ứng với vùng biển của quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, nếu dõi theo hành trình này trên bản đồ, không thể không nhận xét rằng đó là một con đường đi vòng quanh đảo Hải Nam chứ không phải là hành trình tới các biển xa. Đoạn văn viết: “Từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm”. Trong đó, Quỳnh Châu là thủ phủ của Bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là một núi ở mũi Đông Bắc của đảo, Thất Châu Dương chỉ nhóm đảo Thất Châu và Tứ Canh Sa là một bãi cát ở phía Tây đảo Hải Nam.

Quan trọng hơn, ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho rằng, những tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra không có tính pháp lý: “Thời xưa, Trung Quốc có những nhà du hành, hằng hải, những thương thuyền, họ đi giao thiệp về chuyện buôn bán thì trong quá trình đi, họ nhìn thấy những vùng đảo, ghi chép thì đó là dạng sách du ký. Đó là những tài liệu không có tính pháp lý. Trung Quốc thường dựa vào các sách đó để nói rằng, nước này đã từng biết đến đảo này, chứ không phải tài liệu chính thống của Trung Quốc. Việc xác lập chủ quyền thì những điều được biên chép phải nằm trong trong chính sử hoặc trong sách mà bây giờ mình gọi địa chí, Trung Quốc gọi là phương chí-đó là những phương tiện được Nhà nước thừa nhận..”

Rõ ràng, ở đây không có gì đi theo hướng nói rằng, Trung Quốc đã kiểm soát các quần đảo. Nó thiếu hẳn các dấu hiệu mà luật quốc tế thời đó đòi hỏi.

Thêm nữa, từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVII đã có sự phân biệt rất rõ ràng giữa phát hiện thăm dò (discover) và phát hiện chiếm hữu (to find). Một tư liệu lịch sử giúp làm rõ ràng hơn vấn đề này. Vào năm 1523, Vua Charles V đã sử dụng sự phân biệt này trong các chỉ thị mà ông đưa ra cho Đại sứ Juan de Zunigo, nhắc nhở ông này rằng, một lãnh thổ mà các tàu thuyền của Vương quốc Bồ Đào Nha gặp trên đường đi của họ thì không thể được coi là đã mang lại cho họ một danh nghĩa trên lãnh thổ đó vì nó thiếu một hành vi chiếm hữu.

Các tham vọng của Trung Quốc còn mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu khác của nước này. Theo đó, có nhiều tại liệu địa lý cổ mô tả và phân định rõ lãnh thổ của đế chế Trung Hoa. Khá trùng hợp nhau, các mô tả đều định rõ lãnh thổ Trung Quốc có điểm tận cùng ở phía Nam là đảo Hải Nam. Trong đó, đáng chú ý là cuốn địa chí phủ Quỳnh Châu cũng như cuốn địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731. Bản đồ Trung Hoa của Đế chế thống nhất Hoàng triều nhất thống Dư địa tổng đồ, phát hành năm 1894. Ngoài ra, quyển sách “Trung Quốc Địa lý học giáo khoa thư”, phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng: “điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18 độ 13’ Bắc.”

Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho biết: “Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí nhưng chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là điểm để người ta nhận ra rằng, Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận đơn vị hành chính nước này đến huyện Nhai, phủ Quỳnh Châu, tức là đảo Hải Nam.”

Qua việc xem xét kỹ lưỡng các tư liệu do người Trung Quốc đưa ra, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận, người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác nhưng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này.

Trong khi đó, các tài liệu của Việt Nam cho thấy, Việt Nam không chỉ có sự hiểu biết lâu đời đến hai quần đảo này mà còn chiếm hữu thực sự chúng ít nhất từ thế kỷ XVIII, là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền trên các quần đảo này. Chúng tôi sẽ đề cập nội dung này./.

Lê Phúc-Lê Bình-Thùy Vân-Thu Lan

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.