Chuyên gia Mỹ: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan
Wednesday, December 01, 2021 8:55 PM GMT+7
Dân trí - Một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc mới đây đã bất ngờ nổi lên ở khu vực eo biển Đài Loan, theo một nhà bình luận quân sự của Mỹ.

Báo South China Morning Post ngày đưa tin, ông H.I. Sutton, một nhà bình luận của Viện Hải quân Mỹ, ngày 30/11 đã đăng tải một ảnh vệ tinh được chụp bởi vệ tinh Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho thấy, khoảng 10h sáng ngày 29/11, một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc xuất hiện ở eo biển Đài Loan cùng với một con tàu khác.

Chuyên gia Mỹ: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan - 1

Ảnh vệ tinh được Sentinel-2 chụp lại cho thấy tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan (Ảnh: H.I. Sutton/Twitter).

"Mặc dù ảnh chụp vệ tinh Sentinel-2 có độ phân giải kém, nhưng phần nhô lên mặt nước cho thấy một tàu ngầm có phần đầu điển hình. Chiều dài của nó phù hợp với mẫu Type 094 và bối cảnh cũng phù hợp", ông Sutton bình luận trên trang cá nhân.

Ông cho biết, tàu ngầm này di chuyển từ căn cứ Du Lâm của Trung Quốc ở bờ biển phía nam tỉnh Hải Nam. Theo ông Sutton, đây dường như đây là một chuyến đi thường lệ, nhấn mạnh rằng các tàu ngầm của Trung Quốc sẽ di chuyển về phía bắc đến xưởng tàu ở biển Bột Hải để "sửa chữa và bảo dưỡng".

Trong khi đó, các chuyên gia quân sự cho rằng, việc một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nổi lên mặt nước là khá bất thường, đặc biệt với một tàu hiện đại như Type 094. Tàu ngầm lớp Jin này có thể mang các tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn khoảng 7.000 km. Phiên bản mới nhất của tàu ngầm này là Type 094A được Trung Quốc đưa vào biên chế hồi tháng 4 năm nay. Tàu ngầm này được cho là có thể mang tên lửa đạn đạo JL-3 có tầm bắn lên tới 10.000 km.

"Nổi lên trên mặt không có ý nghĩa gì trừ khi quân đội Trung Quốc cố ý để người ta nhìn thấy", Antony Wong Tong, một chuyên gia quân sự ở Macao, nhận định.

Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, cũng cho rằng việc một tàu ngầm hạt nhân chiến lược nổi lên trên mặt nước khá bất thường trong bối cảnh máy bay và vệ tinh của Mỹ hoạt động trong khu vực. "Có thể Type 094 đã gặp sự cố nào đó buộc nó phải nổi lên trên mặt nước vì lý do an toàn", ông Lu nói.

Hồi tháng 10, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Hải quân Mỹ cũng phải nổi lên mặt nước suốt một tuần để di chuyển về căn cứ hải quân ở đảo Guam sau khi bị hư hại do va chạm với núi ngầm ở Biển Đông.

Zhou Chenming, một nhà nghiên cứu tại Viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang, cho biết eo biển Đài Loan có địa hình đáy biển và hoạt động địa chất khá phức tạp đối với tàu ngầm. Theo chuyên gia này, tàu ngầm Trung Quốc có thể lựa chọn tuyến đường di chuyển khác nhưng di chuyển qua eo biển Đài Loan sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh tình hình eo biển Đài Loan có xu hướng leo thang căng thẳng gần đây khi Mỹ có những dấu hiệu xích quan hệ gần gũi với đảo Đài Loan như chuyến thăm của các nghị sĩ Mỹ đến hòn đảo gần đây.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng thống nhất bằng mọi giá, kể cả vũ lực.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.