Hơn 5.000 người thiệt mạng do động đất, Thổ Nhĩ Kỳ-Syria chạy đua cứu người
07 Tháng Hai 2023 7:19 CH GMT+7
(Dân trí) - Các lực lượng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những bị mắc kẹt dưới đống đổ nát do động đất, giữa lúc con số thiệt hại về người và tài sản tăng lên nhanh chóng.

Trận động đất lớn xảy ra trong đêm ngày 6/2 với cường độ ngang 32 quả bom nguyên tử đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Con số thương vong cho đến nay tiếp tục tăng lên chóng mặt và thậm chí dự đoán có thể tăng gấp 8 lần so với con số ban đầu.

Hơn 5.000 người thiệt mạng do động đất, Thổ Nhĩ Kỳ-Syria chạy đua cứu người - 1

Người dân và các đội cứu hộ giải cứu một người bị vùi lấp dưới tòa nhà bị sập ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: AP).

Theo CNN, ít nhất 5.021 người đã thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria do động đất. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận 3.419 người chết, trong khi Syria thông báo số người thiệt mạng tăng lên 1.602. Riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận 20.534 người bị thương.

Trong tuyên bố mới nhất, bà Catherine Smallwood, quan chức cấp cao về các tình huống khẩn cấp của Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu, bày tỏ lo ngại về số người thiệt mạng sẽ tiếp tục tăng cao.

"Có khả năng sẽ còn tiếp tục xảy ra những vụ sập nhà tiếp theo, do đó, chúng tôi thường ước tính con số thiệt hại có thể tăng gấp 8 lần so với con số ban đầu. Điều lo sợ là chúng tôi luôn thấy sự dự tính đó đúng với các trận động đất", bà cảnh báo.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 11.000 ngôi nhà bị phá hủy. Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố quốc tang 7 ngày để tưởng nhớ các nạn nhân.

Trước những cảnh báo về số người chết tiếp tục tăng cao, các lực lượng cứu hộ đang chạy đua hết sức mình để tìm kiếm những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Tuy nhiên, thời tiết lạnh giá dưới 0 độ C và những cơn bão tuyết khắc nghiệt của mùa đông đã khiến công tác cứu hộ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí ngay cả những người may mắn sống sót sau thảm họa cũng đối mặt với nguy hiểm do không có nơi trú ẩn.

Các nước khẩn trương hỗ trợ 

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã gửi trang thiết bị cứu hộ, nhân sự và viện trợ tới những nơi gặp thiệt hại nặng nề do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Hơn 5.000 người thiệt mạng do động đất, Thổ Nhĩ Kỳ-Syria chạy đua cứu người - 2

Hàng cứu trợ cho các nạn nhân trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria được xếp sẵn sàng tại Berlin, Đức (Ảnh: AP).

Nước láng giềng Hy Lạp điều đến Thổ Nhĩ Kỳ một đội gồm 21 nhân viên cứu hộ, chó cứu hộ và 1 thiết bị cứu hộ đặc biệt bằng máy bay vận tải quân sự. Ngoài ra, đội còn có kỹ sư kết cấu, bác sĩ và chuyên gia địa chấn.

Trong cam kết hỗ trợ quốc tế mới nhất, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết Seoul sẽ cử một đội tìm kiếm và cứu nạn gồm 60 người cũng như vật tư y tế và 50 binh sĩ đến giúp đỡ.

Chính phủ Pakistan đã điều một chuyến bay chở hàng cứu trợ và một đội tìm kiếm cứu nạn gồm 50 thành viên đến hiện trường vào sáng 7/2 đồng thời cho biết sẽ có các chuyến bay viện trợ hàng ngày đến Syria và Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 8/2.

Ấn Độ thông báo sẽ cử hai đội tìm kiếm và cứu hộ, bao gồm cả chó nghiệp vụ và nhân viên y tế được huấn luyện đặc biệt. Đức cũng đã cử Lực lượng cứu hộ tìm kiếm và cứu nạn quốc tế (ISAR) đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 8/2, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif sẽ tới Ankara để bày tỏ lời chia buồn và tình đoàn kết với nước bạn, theo một tuyên bố từ Islamabad.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi điện cho ông Erdogan để bày tỏ lời chia buồn và đề nghị hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà Trắng cho biết đã điều các đội tìm kiếm và cứu nạn để hỗ trợ các nỗ lực của nước này.

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết, hiện có hơn 24.400 nhân viên khẩn cấp hiện đang có mặt tại hiện trường động đất.

Chạy đua tìm người dưới đống đổ nát

Nurgul Atay cho biết, cô có thể nghe thấy giọng nói của mẹ mình bên dưới đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở thành phố Antakya, thủ phủ của tỉnh Hatay.

Hơn 5.000 người thiệt mạng do động đất, Thổ Nhĩ Kỳ-Syria chạy đua cứu người - 3

Cảnh hoang tàn của một khu dân cư ở tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất (Ảnh: Getty).

Cho dù cô và những người khác cố gắng tiếp cận đống đổ nát để cứu người nhưng nỗ lực không thành công. Họ cần chờ đội cứu hộ và thiết bị hạng nặng giúp đỡ. "Giá như chúng tôi có thể nâng tấm bê tông lên thì... Mẹ tôi đã 70 tuổi rồi, bà sẽ không thể chịu đựng được lâu", cô nói.

Trên khắp tỉnh Hatay, ngay phía tây nam tâm chấn động đất, các quan chức cho biết có tới 1.500 tòa nhà đã bị phá hủy và nhiều người cho biết người thân của họ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát mà chưa có viện trợ hoặc đội cứu hộ nào đến.

Ở những khu vực mà các đội cứu hộ làm việc, thỉnh thoảng có tiếng cổ vũ vang lên suốt đêm khi những người sống sót được đưa ra khỏi đống đổ nát.

Ở tỉnh Kahramanmaras, các lực lượng cứu hộ đang nỗ lực lật tung từng tấm bê tông tìm người. "Từ từ", các nhân viên lực lượng cứu hộ hô to như vậy khi họ cùng nhau nhấc tấm bê tông để cứu một người đàn ông bị kẹt trong đống đổ nát.

Hơn 5.000 người thiệt mạng do động đất, Thổ Nhĩ Kỳ-Syria chạy đua cứu người - 4

Người đàn ông ôm mặt tuyệt vọng trong lúc lực lượng cứu hộ tìm kiếm người sống sót ở thành phố Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Getty).

Người đàn ông sau đó được đeo nẹp cổ, đặt lên cáng và đưa đi cấp cứu. Đội cứu hộ nâng anh qua đầu và chạy thật nhanh. Dù mệt mỏi nhưng việc cứu thêm một mạng người tiếp cho họ thêm động lực để tiếp tục tìm kiếm những người mắc kẹt.

Những người dân thường cũng chạy đua tham gia cùng lực lượng cứu hộ để tìm kiếm hy vọng mong manh trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Ở một số khu vực phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, người ta nghe thấy những người sống sót kêu cứu bên dưới những tòa nhà bị sập. Và các lực lượng cứu hộ đi khắp nơi, hét lớn: "Có ai nghe thấy tôi không?".

Rồi họ cúi xuống tìm kiếm bên dưới những tấm bê tông đổ nát. Họ bò vào để cố gắng tiếp cận những người sống sót. Các thiết bị máy móc đào bới đống đổ nát phía bên dưới các tòa nhà.

Tại các khu vực khác ở tỉnh Kahramanmaras, lực lượng cứu hộ đã kéo được một số đứa trẻ còn sống ra khỏi đống đổ nát và nỗ lực trấn tĩnh đám đông đang hỗn loạn để có thể nghe thấy tiếng kêu của những người bị mắc kẹt.

Theo ông Orhan Tatar, một quan chức của cơ quan quản lý thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 7.800 người đã được giải cứu tại 10 tỉnh thành của nước này.

Hơn 5.000 người thiệt mạng do động đất, Thổ Nhĩ Kỳ-Syria chạy đua cứu người - 5

Một người đàn ông tìm kiếm người thân bị mắc kẹt trong một tòa nhà bị phá hủy ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh AP).

Tại Syria, hàng nghìn nhân viên tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, nhân viên y tế và các binh sĩ đang làm việc không ngừng nghỉ để chạy đua với thời gian cứu người. Tuy nhiên, với hàng chục cơn dư chấn, công việc cứu hộ trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn rất nhiều.

"Chúng tôi đã quen với cảnh chiến tranh, với việc cứu người ra khỏi đống đổ nát, nhưng lần này thì khác. Rất nhiều người vẫn đang mắc kẹt và có thể chết, vì chúng tôi không có đủ thiết bị để tiếp cận họ", Ismail Alabdullah, 36 tuổi, sống tại làng Sarmada của Syria nói.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.