Bắc Kinh với "Kế liên hoàn trận"
13 Tháng Chín 2013 11:47 SA GMT+7
Bài phát biểu tại Đại học Nazarbayev ở Astana trong khuôn khổ chuyến thăm Kazakhstan của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc khiến giới chuyên môn quan tâm. Bởi ông Tập Cận Bình đã kêu gọi xây dựng một “con đường tơ lụa kinh tế” trong khu vực, liên quan đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng để chuyển hướng từ Thái Bình Dương đến biển Baltic cũng như mạng lưới giao thông kết nối Đông - Tây - Nam châu Á. Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình cũng cam kết, Trung Quốc sẽ không tìm kiếm một vai trò chủ đạo trong khu vực Trung Á, cũng như không cố gắng để nuôi dưỡng một phạm vi ảnh hưởng tại đây. Tuy nhiên, những thực tế đang diễn ra tại Biển Đông và biển Hoa Đông đang thực sự khiến người ta quan ngại về lời nói và việc làm của Trung Quốc.

“Kế liên hoàn trận” của Bắc Kinh

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Bắc Kinh đang thực hiện “Kế liên hoàn trận” để lấn chiếm Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị trong khu vực và trên thế giới để làm chỗ dựa cho lấn chiếm quân sự. Tiếp đến Trung Quốc tìm mọi cách chia rẽ nội bộ giữa Mỹ với các đồng minh, giữa Mỹ với ASEAN và nội bộ đồng minh của Mỹ nhằm gây rối loạn nội bộ, mâu thuẫn với nhau. Sau đó, Bắc Kinh lợi dụng thời cơ, sơ hở của đối phương để tấn công, lấn chiếm một cách công khai hoặc bí mật.

Trước đó (3/9), tờ Phương Đông của Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho biết, khi khảo sát tàu sân bay Liêu Ninh, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã thị sát Tập đoàn Chế tạo máy bay Thẩm Dương, lên ngồi ở khoang lái của máy bay chiến đấu J-15 “Phi Sa” và tìm hiểu tình hình nghiên cứu phát triển loại máy bay này. Ông Tập Cận Bình còn chụp ảnh chung với 36 phi công máy bay J-15. Được biết, máy bay J-15 được Tập đoàn Chế tạo máy bay Thẩm Dương sao chép từ máy bay nguyên mẫu Su-33 của Nga. Theo giới quân sự, đối với các loại tàu chiến, trong đó có tàu sân bay Mỹ, máy bay J-15 có khả năng “răn đe mạnh”.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại G20

Giới quân sự Nhật Bản, Mỹ và Australia đã bày tỏ lo ngại ngày càng lớn trước những động thái của Trung Quốc nhằm phát triển một loạt cơ sở cảng biển ở các quốc đảo Thái Bình Dương. Bởi theo họ, những cơ sở đó có thể trở thành căn cứ của Hải quân Trung Quốc trong tương lai. Do đó, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã và đang tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Giới phân tích cho rằng, việc gia tăng tần suất gây hấn trên biển chứng tỏ Trung Quốc đang ráo riết lấn chiếm Biển Đông khiến cho tình hình tại khu vực này ngày càng trở nên nguy hiểm. Nhiều chuyên gia so sánh Biển Đông như “một thùng thuốc súng” và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

Ngày 2/9, ông Giang Miên Hằng (có bằng tiến sĩ của Đại học Drexel ở Mỹ), con trai trưởng của cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã nhắc đến khái niệm “giấc mơ Trung Quốc” của ông Tập Cận Bình trong bài phát biểu hiếm thấy của mình. Theo ông Giang Miên Hằng, Phó viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc kiêm Viện trưởng Phân viện Thượng Hải, để thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”, Bắc Kinh phải áp dụng một chiến lược quốc gia mới dựa trên sự đổi mới để thúc đẩy phát triển và việc thực hiện “giấc mơ Trung Quốc” là một nhiệm vụ lâu dài.

Phản ứng của Philippines

Ngày 6/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hermandez cho biết, Manila đã triệu hồi Đại sứ Elinda Basilo về nước, coi đây là phản ứng của Philippines trước việc Trung Quốc đóng 75 cọc bê tông ở Scarborough/Hoàng Nham. Sau khi Philippines cáo buộc Trung Quốc đóng 75 cọc bê tông ở Scarborough/Hoàng Nham, giới chuyên môn coi đây là một trong những chiêu mà Bắc Kinh áp dụng trong tiến trình “lấn chiếm, gậåm nhấm” Biển Đông. Theo ông Raul Hernandez, bà Erlinda Basilio đang tham vấn với giới chức Philippines về biện pháp giải quyết hành động kể trên của Trung Quốc. Ngày 5/9, Hãng tin PNA (Philippines) dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết, Manila sẽ gửi công hàm phản đối.

Phát biểu trước Hạ viện Philippines hôm 5/9, Thứ trưởng Ngoại giao Evan Garcia cho biết, Bộ Ngoại giao đang nghiên cứu các báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin về việc Trung Quốc đổ ít nhất 75 khối bê tông xuống bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và duy trì 3 tàu công vụ bất hợp pháp, động thái chuẩn bị bỏ móng xây công sự trái phép tại đây. Cũng trong ngày 5/9, Trung Quốc lại tố ngược Philippines cố tình khuấy tung căng thẳng trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông sau khi Manila cáo buộc Bắc Kinh sử dụng sức mạnh hải quân để đòi chủ quyền một cách thái quá đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Được biết, tại trại Aguinaldo, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Philippines đã trao đổi với Bộ trưởng Chính sách biển và Các vấn đề lãnh thổ Nhật Bản Ichita Yamamoto, quan chức cấp cao thứ 4 Nhật Bản đến Philippines kể từ đầu năm đến nay. Ông Ichita Yamamoto ủng hộ quan điểm của Philippines phản đối bất cứ thủ đoạn nào của Trung Quốc để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Theo thông tin trên Kênh Channel News Asia, hoạt động thương mại giữa Philippines với Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước trên Biển Đông. Điển hình cho động thái hạn chế nhập khẩu từ Philippines là việc Hải quan Trung Quốc đã giữ lại 500kg gạo trưng bày của Công ty SL Agritech Philippines khi công ty này tới tham dự Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Các mặt hàng nông sản là thế mạnh của Philippines như dầu dừa, nước ép Noni cũng đang gặp phải những rào cản thương mại tương tự.

Nhận định khác nhau của giới chuyên môn

Theo ông Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, thiết lập quan hệ đối tác giữa Mỹ và Trung Quốc tại Châu Á - Thái Bình Dương là mục tiêu đáng hoan nghênh và nên phấn đấu, nhưng sẽ khó để đạt được điều này. Giới chuyên môn cho rằng, Bắc Kinh thực sự lo ngại trước sự hiện diện, cùng vai trò và mối quan tâm của Washington ở Biển Đông, do đó Trung Quốc đang muốn thương đàm với Mỹ để Bắc Kinh thuận lợi thực thi chiến lược độc chiếm Biển Đông. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc tiếp tục trì hoãn tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Trung Quốc từng cáo buộc Mỹ chuyển hướng chiến lược và điều chuyển binh lực về Châu Á - Thái Bình Dương, đã làm mất cân bằng cán cân quân sự trong khu vực.

Hãng tin GMA News vừa dẫn lời Giáo sư Rommei Banlaoi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tình báo và An ninh Quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Hòa Bình, Bạo lực và Khủng bố Philippines, khẳng định: “Chúng tôi đã dồn được Trung Quốc vào chân tường. Quá buồn cho Trung Quốc”. Phát biểu của Giáo sư Rommei Banlaoi liên quan tới việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) về tranh chấp liên quan tới bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và một số khu vực khác trên Biển Đông. Manila có thể dùng ngoại giao để đối phó với những động thái “khoa trương sức mạnh quân sự” của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Theo Giáo sư Mohan Malik của Trung tâm Nghiên cứu an ninh Châu Á - Thái Bình Dương (Honolulu, Mỹ), Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử trên Biển Đông. Giáo sư Mohan Malik cũng nhấn mạnh, bằng chứng lịch sử có sức thuyết phục thấp và có những mâu thuẫn trong việc Trung Quốc đưa vấn đề này để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Điều quan trọng là thông qua nhiều tài liệu lịch sử, Biển Đông không phải là của Trung Quốc.

Ngoài ra, nếu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dựa trên cơ sở lịch sử thì Việt Nam và Philippines cũng có quyền dựa trên lịch sử của họ. Điều đáng nói là việc Hải quân Trung Quốc xuất bản bản đồ khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham năm 2005 thực chất là sao y chi tiết bản đồ của Hải quân Mỹ.

Còn theo chuyên viên Dmitry Mosyakov đến từ Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, Mỹ đang hiện diện ở Biển Đông, đồng thời đứng sau những hành động của Philippines và Manila nhận ra rằng, để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc, nước này cần một đồng minh đủ sức làm đối trọng với Bắc Kinh. Theo ông Dmitry Mosyakov, sẽ chẳng có một liên minh nào nếu Mỹ và Philippines không cùng quan điểm - mục tiêu chung của họ là Trung Quốc.

Tam giác Trung - Mỹ - Nhật

Ngày 7/9, tờ China Daily đưa tin, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama: Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có cơ hội phát triển rất lớn, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm tranh chấp hàng hải và tranh chấp biển đảo. Do đó, Bắc Kinh yêu cầu Washington duy trì một thái độ “khách quan, công bằng” để duy trì hòa bình và hữu nghị tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh, Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có lợi ích chung rõ rệt giữa Trung Quốc và Mỹ, phạm vi hợp tác song phương lớn hơn sự khác biệt. Tuy nhiên, Mỹ không nên đóng vai trò tiêu cực trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á - Thái Bình Dương không làm tổn hại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình muốn Mỹ có lập trường trung lập đối với tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ hy vọng tất cả các bên tranh chấp giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình và Washington sẵn sàng đóng góp vào tiến trình này.

Máy bay cảnh báo sớm trên không của Nhật Bản

Tuy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ bắt tay và trò chuyện trong khoảng 4-5 phút bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg, Nga, nhưng việc này cũng gợi mở khả năng tái khởi động mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai nước. Bởi trước đó Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông từng tuyên bố: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không họp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị thượng đỉnh G20 để giải quyết tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Shinzo Abe đã nói với Chủ tịch nước Tập Cận Bình các quan điểm của Tokyo rằng: hai bên nên phát triển quan hệ Trung - Nhật bằng cách trở lại điểm xuất phát ban đầu của mối quan hệ chiến lược, đôi bên cùng có lợi. Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập Cập Bình khi nói với Thủ tướng Shinzo Abe: Bắc Kinh muốn tăng cường quan hệ “trên cơ sở 4 thỏa thuận chính trị Trung - Nhật”, liên hệ tới các thỏa thuận được ký từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Nhưng ngày 8/9, tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) tiết lộ, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ chính thức yêu cầu soạn thảo chiến lược an ninh quốc gia vì lo ngại trước việc Bắc Kinh bành trướng và hiện đại hóa quân sự cũng như những hành vi xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Dự kiến nội dung cơ bản của dự thảo này sẽ được hoàn tất vào đầu tháng 10.

Ngày 8/9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, 2 máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã thực hiện hành trình bay từ biển Hoa Đông tới Thái Bình Dương, qua vùng biển gần quần đảo Okinawa nhưng chưa xâm phạm không phận Nhật Bản. Tuy nhiên, để phòng ngừa máy bay Trung Quốc tiến sâu hơn, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản đã cấp tốc điều máy bay chiến đấu cất cánh khẩn cấp tới vùng biển kể trên.

Trước đó, (4/9), tờ Thời báo Hoàn Cầu cũng cho biết, Bộ trưởng Itsunori Onodera đã đến thị sát căn cứ Misawa của Lực lượng Phòng vệ trên không, đồng thời cho biết phải đẩy nhanh nhập khẩu máy bay cảnh báo sớm mới, để tăng cường cảnh giới, theo dõi máy bay của Trung Quốc và Nga trên không phận Nhật Bản. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JGC) cho biết, tối 6/9, 4 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải nước này ở biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản mới nhất kể từ khi 3 tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào hải phận nước này hôm 27/8.

Trước đó (5/9), tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera sau khi thị sát căn cứ Misawa cho biết, Tokyo có kế hoạch chuyển máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C tới triển khai ở căn cứ Naha.

Ngày 5/9, tờ Stars and Stripes của Mỹ cho biết, đàm phán giữa Mỹ và Philippines về vấn đề mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở các căn cứ Philippines trên Biển Đông đang được triển khai toàn diện. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, việc quân đội Mỹ tăng cường hiện diện tại các căn cứ quân sự trên đất liền và ven Biển Đông của Philippines, chủ yếu để giúp nâng cao khả năng bảo vệ đất nước, tăng cường khả năng chống khủng bố và cứu trợ thiên tai cho quân đội nước này. Tuy nhiên, việc này không nhằm mục đích đối đầu với Trung Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, Washington sẽ không xây dựng các căn cứ quân sự ở Philippines, nhưng Manila sẽ cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của họ trên Biển Đông, trên đất liền và điều này không vi phạm hiến pháp của Philippines.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.