Trung Quốc muốn “xé lẻ” Trường Sa!?
10 Tháng Chín 2013 11:57 SA GMT+7
Thông tin trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 4/9, khiến dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm khi cho rằng, trước diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio nhấn mạnh: Manila đã mất bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham vào tay Trung Quốc, và nếu không khéo thì ngay cả bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố “chủ quyền” hiện do Manila kiểm soát cũng sẽ bị Bắc Kinh thôn tính. Ông Antonio Carpio còn cho rằng, duy trì “đường lưỡi bò” đồng nghĩa với việc “giết chết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982” bởi UNCLOS sẽ không còn ý nghĩa gì ở Biển Đông một khi Trung Quốc hiện thực hóa được “đường lưỡi bò”.

“Giải pháp linh hoạt” về Trường Sa của Bắc Kinh

Ngày 1/9, tờ Đại Công báo xuất bản tại Hongkong đăng bài phân tích của học giả Tiết Lực, Phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc khi ông đề xuất mô hình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trong đó đáng chú ý mô hình bàn tròn 7 bên (gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines) ở Trường Sa và đàm phán song phương Việt Nam - Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Theo ông Tiết Lực, do tính chất phức tạp của tranh chấp Biển Đông nên cần tìm kiếm một giải pháp linh hoạt để các bên có thể chấp nhận được… Tuy nhiên, giới phân tích đã chỉ rõ ý đồ “xé lẻ” quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) của học giả Tiết Lực khi đưa ra mô hình kể trên. Bởi đề xuất của ông Tiết Lực thoáng nghe có vẻ thiện chí nhưng lại ngầm chứa một âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, không khác gì quan điểm đàm phán song phương mà Trung Quốc đang theo đuổi.

Ông Carlos Sorreta (trái) và Đại sứ Mỹ tại Philippines Eric John

Giới phân tích cũng cho rằng, Trung Quốc muốn mượn tay Thái Lan để đánh lạc hướng ASEAN về Biển Đông bởi Thái Lan là quốc gia có quan hệ tốt nhất với Trung Quốc trong 10 nước ASEAN. Không có gì ngạc nhiên khi Thái Lan là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Vương Nghị sau khi trở thành Ngoại trưởng Trung Quốc. Theo giáo sư Heidi Dahles, Trưởng khoa Nghiên cứu châu Á (Đại học Griffith, Australia),việc Campuchia “ngả” theo Trung Quốc cũng là điều không bất ngờ. Bởi những lợi ích đến từ Trung Quốc đối với Campuchia là khá rõ ràng - nhận nhiều khoản đầu tư cũng như các khoản viện trợ kinh tế và quân sự từ Bắc Kinh qua cả hai hình thức hiện vật và tiền bạc.

Giáo sư Heidi Dahles cho rằng, điều Trung Quốc được lợi nhất từ Campuchia là giá trị chính trị bởi quốc gia này có vị trí địa - chính trị nhất định trong ASEAN. Ngoài ra, đối với Trung Quốc, ai đứng đầu Campuchia không quan trọng, điều quan trọng là những gì Bắc Kinh “thu hoạch” được từ PhnomPenh. Ngày 4/9, Chủ tịch hội Chữ Thập Đỏ Campuchia Bun Rany (phu nhân của Thủ tướng Hun Sen) nói trong cuộc hội kiến với bà Bốc Kiến Quốc, tân Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia: “Campuchia và Trung Quốc là anh em và luôn giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn”.

Mặc dù từng “đi đêm” với Trung Quốc, nhưng trước mưu đồ của Đài Loan trong việc lấn Biển Đông, Bắc Kinh buộc phải lên tiếng và đây được coi là sự kiện hi hữu. Sau khi Đài Bắc loan báo kế hoạch chi hàng trăm triệu USD xây dựng một cầu cảng có thể tiếp nhận tàu chiến (muốn nâng vị thế tại vùng biển đang tranh chấp), Bắc Kinh đã có phản ứng trái chiều về vấn đề này và dư luận cho rằng, Đài Loan đã đi quá xa đối với vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Giới truyền thông Trung Quốc nhận định, Đài Loan đã có những hành động không cần thiết trong bối cảnh hiện tại, khiến tình hình càng thêm khó giải quyết. Trong khi đó tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho rằng, Đài Bắc không loại trừ khả năng Trung Quốc triển khai tác chiến đổ bộ trực tiếp tấn công Đài Loan. Trước đó (31/8), tờ Thời báo Tự Do (Đài Loan) cho biết, trong “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2013”, Đài Loan cho rằng, mặc dù trong ngắn hạn, khả năng Trung Quốc gây chiến ở eo biển Đài Loan thấp, nhưng khả năng xung đột quân sự hai bờ vẫn tồn tại.

Mối quan hệ Mỹ - Trung - Nhật

Ngày 3/9, tờ Nhân Dân nhật báo bản điện tử dẫn lời Thiếu tướng quân đội Trung Quốc Trương Triệu Trung nói rằng, một trong ba trở ngại trong quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - Trung là việc Washington thường xuyên phái tàu và máy bay quân sự “xâm nhập vùng kinh tế đặc quyền của Trung Quốc” để trinh sát cự ly gần. Ông Trương Triệu Trung nhận định, việc Mỹ từ chối ngừng trinh sát Trung Quốc cự ly gần là bởi Washington coi Bắc Kinh là mối uy hiếp. Do đó, theo ông Trương Triệu Trung, chỉ cần tàu và máy bay Mỹ xâm nhập lãnh hải, vùng trời của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể bắn rơi máy bay, bắn chìm chiến hạm Mỹ.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario

Trước đó, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Quan Hữu Phi cũng cáo buộc tần suất hoạt động “xâm nhập vùng kinh tế đặc quyền, trinh sát cự ly gần với Trung Quốc” của tàu quân sự và máy bay Mỹ đang không ngừng gia tăng. Ông Quan Hữu Phi cho rằng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì nguy cơ chiến hạm, máy bay 2 nước giáp mặt nhau trên biển sẽ ngày càng lớn và rất dễ xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Cũng trong ngày 3/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương có bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 68 năm cuộc kháng chiến chống Nhật Bản của Trung Quốc giành thắng lợi. Tuy nhiên, giới quân sự Trung Quốc vẫn đang lo ngại trước việc Nhật Bản tìm cách tăng ngân sách quốc phòng và thiết lập lực lượng kiểu thủy quân lục chiến và Philippines đang bật đèn xanh đưa thêm quân Mỹ vào nước này. Được biết, Mỹ muốn sử dụng các căn cứ của Philippines trong khoảng 20 năm tới và điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ áp sát Trung Quốc ở Biển Đông trong 2 thập kỷ. Do đó, Bắc Kinh đang tìm mọi cách cô lập hai nước này trong khu vực.

Theo giới truyền thông, Nhật Bản đang tăng quân cùng khoản kinh phí 250 triệu USD để trang bị tên lửa Patriot cho căn cứ Naha (cách Senkaku/Điếu Ngư hơn 400km) nhằm canh giữ quần đảo này ở vị trí gần nhất. Naha có vị trí địa lý chiến lược quan trọng (nằm ở vị trí trung tâm của đảo Okinawa), là chìa khóa của tuyến hàng hải Miyako, có thể ảnh hưởng đến eo biển Đài Loan, eo biển Bashi nên hải quân Trung Quốc rất quan tâm tới mục tiêu này. Ngoài ra, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng sẽ tăng thêm 528 nhân viên trong năm tài khóa 2014 và đây là đợt tăng nhân viên có quy mô lớn nhất trong 40 năm qua.

Tờ “Nihon Keizai Shimbun” của Nhật Bản cho rằng, để tăng cường năng lực liên hợp trên mặt đất - trên biển - trên không, nâng cao hiệu suất ứng phó với các tình huống sự cố và thảm họa, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ cải cách tổ chức mang tính thực chất. Theo đó tăng cường hợp tác giữa nhân viên dân sự với nhân viên quân sự. Bên cạnh đó, việc sử dụng thống nhất lực lượng phòng vệ là nội dung cốt lõi của “Đại cương kế hoạch phòng vệ” được công bố trong năm nay.

Philippines muốn thực hiện DOC, sớm đàm phán COC

Ngày 4/9, Tân Hoa xã đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phủ nhận thông tin cho rằng, Trung Quốc đã thả các cấu kiện bê tông bất hợp pháp ngoài bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Nhưng theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez, Manila phát hiện khoảng 75 cột bê tông nằm rải rác trên một khu vực của bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Ông Peter Galvez còn cung cấp cho báo chí những bức ảnh chụp ngày 31/8 từ máy bay trinh sát cho thấy, có 3 tàu cảnh sát biển Trung Quốc và Bắc Kinh đã tập kết nhiều khối bê tông đúc sẵn (có kích thước khoảng 70x70 cm) ở phía Bắc bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Manila coi hành động của Trung Quốc không đóng góp cho mục tiêu theo đuổi hòa bình của Philippines.

Cũng trong ngày 4/9, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin - sự hiện diện (bất hợp pháp) của các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc và các khối bê tông trên các rạn san hô ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là “khúc dạo đầu của quá trình xây dựng” và việc này vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ngày 3/9, phát biểu tại phiên điều trần ngân sách tại Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin nhấn mạnh, sau khi chiếm đóng bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein

Ông Voltaire Gazmin còn cho biết, đàm phán tăng lực lượng quân sự Mỹ luân phiên ở Philippines không nhằm vào Trung Quốc hay bất cứ nước nào và Bắc Kinh không nên lo lắng vì vấn đề này. Dư luận cho rằng, Biển Đông lại dậy sóng sau tuyên bố và phát biểu của Bắc Kinh và Manila. Học giả Ian Storey cho rằng, nếu lời tố cáo của Bộ trưởng Voltaire Gazmin là đúng thì sự kiện này đánh dấu bước vi phạm lớn nhất kể từ khi DOC được ký năm 2002. Trung Quốc hiện đang kiểm soát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, khiến ngư dân Philippines lao đao, khốn khổ vì mất ngư trường đánh cá truyền thống.

Ngày 4/9, Hãng Reuters dẫn lời cảnh báo của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khi ông cho rằng: Trung Quốc đang hủy hoại hòa bình và sự ổn định của Biển Đông bằng những động thái xâm lấn mới tại khu vực và đây là chiến lược của Bắc Kinh nhằm trì hoãn việc thương đàm và ký Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Ngoại trưởng Philippines cũng nhấn mạnh, đây là chiến lược, là kế hoạch được lên từ trước và sẽ được Trung Quốc gấp rút thực hiện trước khi cùng ASEAN ký COC. Ngoài ra, ông Albert del Rosario còn kêu gọi các nước ASEAN cùng đồng lòng thúc đẩy nhanh quá trình ký COC bởi “một khi Bắc Kinh đã coi Philippines là mục tiêu thì các nước khác cũng không ngoại lệ”, do đó, tranh chấp Biển Đông hiện đã trở thành vấn đề của cả khu vực chứ không riêng một quốc gia nào.

Trước đó (2/9), Bộ Ngoại giao Philippines chính thức thông báo hủy chuyến thăm của Tổng thống Benigno Aquino III tới Trung Quốc, khi Bắc Kinh ra điều kiện buộc Manila phải hủy bỏ vụ kiện “đường lưỡi bò”. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và 2 nhà ngoại giao khác của Trung Quốc đã thông báo về những điều kiện đối với chuyến đi của Tổng thống Benigno Aquino III tới Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Mặc dù từ chối đưa ra chi tiết những điều kiện từ phía Bắc Kinh, nhưng ông Raul Hernandez khẳng định, điều kiện vô lý mà Trung Quốc đưa ra “hoàn toàn bất lợi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Philippines”. Giới ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định, động thái này chưa từng có trong lịch sử ngoại giao của Trung Quốc và điều này sẽ càng làm xấu đi mối quan hệ Bắc Kinh - Manila, trong khi những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn đang leo thang. Dư luận cho rằng, căng thẳng Philippines - Trung Quốc tiếp tục leo thang vì chuyến đi bị hủy bỏ của Tổng thống Benigno Aquino III.

Cũng trong ngày 2/9, Hải quân Philippines thông báo, ngày 18/9, đơn vị viễn chinh lính thủy đánh bộ số 13, lữ đoàn viễn chinh lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ cùng các đơn vị hải, lục, không quân của Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận đổ bộ hằng năm (Phiblex). Theo tờ Inquirer, cuộc tập trận kéo dài 3 tuần và diễn ra tại nhiều doanh trại ở Philippines. Ngày 3/9, phát biểu khai mạc Hội chợ Triển lãm Thương mại Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói, không nên để tranh chấp Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN và Bắc Kinh sẵn sàng tìm kiếm giải pháp thông qua đàm phán thân thiện, sẽ thúc đẩy đàm phán về COC. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc luôn ủng hộ các cuộc đàm phán về Biển Đông trên cơ sở “tôn trọng thực tế lịch sử và luật quốc tế”.

Nhưng ngày 4/9, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng lại cho rằng, ông Lý Khắc Cường tuy nói rằng Trung Quốc muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông, nhưng lại nhấn mạnh, Bắc Kinh không vội vàng ký COC và chỉ nên tiến hành giữa các bên liên quan trực tiếp. Giới chuyên môn coi đây là kế hoãn binh COC, dùng xảo thuật ngôn từ để kéo dài thời gian bởi Bắc Kinh tái khẳng định việc đàm phán song phương.

Ngày 2/9, giới truyền thông Ấn Độ cho biết, Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ N.A.K. Browne đã hủy kế hoạch thăm Trung Quốc trong tháng này bởi New Delhi cho rằng, Ấn Độ không muốn “tiếp xúc ngoại giao quá nhiều” với Trung Quốc, để tránh bị cho là quá nhiệt tình. Theo tờ “Hindustan Times”, New Delhi cố gắng đảm bảo một sự cân bằng tinh tế trong quan hệ với Bắc Kinh.

Cũng trong ngày 2/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời giới truyền thông Ấn Độ cho biết, do gần đây Trung Quốc có một loạt hành động xâm phạm, nên Ấn Độ sẽ thông qua phương thức “phân đoạn”, xây dựng 35 trạm gác tuyến đầu mới ở dọc biên giới Trung - Ấn và triển khai thêm lực lượng biên phòng Ấn Độ để tăng cường an ninh biên giới. Được biết, Ấn Độ đã có 150 trạm gác, trong đó 98 trạm sẽ tăng thêm nhân viên.

 

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.