Không dễ hiện thực hóa “đường lưỡi bò”
21 Tháng Sáu 2011 5:39 SA GMT+7
Khi vấn đề Biển Đông ngày càng nóng trên thực địa, trở thành đề tài được thảo luận sôi nổi trên mặt báo, xuất hiện ngày càng nhiều các ý kiến tâm huyết của các học giả hoặc cựu quan chức nhằm "hiến kế" bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp sau ông Dương Danh Huy, sau đây BDN giới thiệu tới bạn đọc bài viết về ý kiến của ông Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, đương kim Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.

GS-TS Chu Hảo cho rằng Trung Quốc không dễ hiện thực hóa “đường lưỡi bò” nếu Việt Nam và các nước ASEAN đồng tâm nhất trí, phản ứng thích đáng yêu sách phi lý này.

 * Phóng viên: Giáo sư nhìn nhận thế nào về việc tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược xâm phạm sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam?

 
 

- GS-TS Chu Hảo: Tôi cho rằng đó là một bước leo thang nguy hiểm nhưng đã được chuẩn bị kỹ của phía Trung Quốc nhằm biến yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển Đông thành hiện thực. Đó hoàn toàn không phải là một hành động gây hấn bộc phát mà được lên kịch bản từ trước với những toan tính sâu xa.

 

Thứ nhất, Trung Quốc muốn lập lờ, đánh tráo giá trị khi xâm phạm sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta. Yêu sách không chỉ “ngoạm” những vùng biển đảo rộng lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia và khu vực ở biển Đông.

 

Thứ hai, Trung Quốc muốn đo lường phản ứng của Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế. Thứ ba,để dọn đường cho những bước đi tiếp theo trong tham vọng hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”.

 

* Căn cứ nào để giáo sư nhận định hành động của Trung Quốc với tàu Bình Minh 02 ngày 26-5 vừa qua là một kịch bản được dàn dựng trước?

 

- Nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh cho hạm đội Nam Hải cũng như lực lượng mà họ dựa vào để đòi chủ quyền trên biển Đông như tàu hải giám và tuần ngư. Sau khi chính thức công khai yêu sách “đường lưỡi bò” tháng 5-2009, Trung Quốc cũng đồng thời gia tăng các hành động đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông.

 

Đó là các hành động cản trở, xua đuổi, uy hiếp, thậm chí bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình; ra các lệnh cấm đánh bắt cá; tăng cường tàu hải giám, tuần ngư, tàu quân sự… Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng gia tăng các hành động tương tự với các nước khác trên biển Đông.

 

* Theo ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì?

 

- Những hành động trên của Trung Quốc có thể nhằm “dọn đường” cho bước leo thang tiếp theo là đưa giàn khoan dầu khổng lồ mà nước này vừa chế tạo vào hoạt động ở các vùng tranh chấp trên biển Đông, thậm chí không loại trừ cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước trong khu vực.

 

Hiện các nước trong khu vực biển Đông đều đang theo dõi sát động thái này với mối quan tâm và lo ngại sâu sắc.

 

Trường hợp Trung Quốc đơn phương tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác dầu ở khu vực còn tranh chấp sẽ đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà họ đã ký với ASEAN.

 

 

 

* Nói như ông thì dù phi lý và ngang ngược nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp để hiện thực hóa bằng được yêu sách của mình?

 

- Trung Quốc tham vọng và có sức mạnh song không dễ hiện thực hóa “đường lưỡi bò”. Cứ nhìn vào phản ứng quyết liệt và mạnh mẽ của Philippines, một quốc gia tiềm lực yếu hơn Trung Quốc rất nhiều, cũng có thể thấy điều đó.

 

Khi tàu quân sự Trung Quốc cản trở tàu thăm dò của Philippines, họ lập tức cho máy bay chiến đấu ra răn đe, xua đuổi.

 

Trung Quốc có những hoạt động bất thường ở vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền khiến đích thân tổng thống nước này tuyên bố kiện lên Liên Hiệp Quốc… trong khi dư luận trong nước lên tiếng phẫn nộ.

 

* Song những phản ứng như vậy đã đủ ngăn cản hành động của Trung Quốc?

 

- Trung Quốc có thể không ngại một quốc gia ASEAN tiềm lực thua xa mình nhưng “bó đũa” 10 nước ASEAN lại là chuyện khác.

 

Ở đây không chỉ là vấn đề tiềm lực và sức mạnh mà quan trọng nhất là chính nghĩa, là lẽ phải. Một cường quốc mà để cả 10 nước láng giềng cùng phản ứng thì cường quốc đó không chỉ khiến khu vực mà cả thế giới phải dè chừng với con mắt đầy cảnh giác.

 

Vậy còn phản ứng của chúng ta?

 

- Chúng ta cần phản ứng thích đáng trên cả 3 cấp độ: song phương, khu vực và quốc tế. Chúng ta nhất quán tuân thủ DOC, Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc cũng như thỏa thuận cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc nhưng cần dứt khoát và kiên quyết trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

 

Điều cần làm trước mắt là kiên trì và đẩy nhanh tiến trình DOC thành Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

 

Với những vụ việc ngang ngược và rõ ràng như vụ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta để cắt cáp thăm dò địa chấn tàu Bình Minh 02 vừa qua, rất nên hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để đưa lên Liên Hiệp Quốc và kiện ra tòa án quốc tế. Thực tế tòa án quốc tế đã thụ lý và phán quyết về những vụ việc tương tự vụ tàu Bình Minh 02.

 

Kết hợp tốt phản ứng cả 3 cấp độ, tôi tin Trung Quốc sẽ luôn phải nghĩ kỹ trước mỗi hành động tiếp theo trên biển Đông.

 

* Xin cảm ơn ông.

 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.