Cuộc chiến cân não Nga - Mỹ trên biển Đen
Tuesday, April 22, 2014 6:16 AM GMT+7
Cuộc khủng hoảng Ucraina đã khiến Mỹ nhiều lần đưa tàu chiến vào biển Đen nhằm trấn an đồng minh trước sự đe dọa của Nga. Đáp lại, không chỉ cảnh báo nguy cơ động độ trên biển, Nga còn tiến hành cả những đòn răn đe quân sự.

Biển Đen, còn được gọi là Hắc Hải, là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Những quốc gia có đường biên giới ở biển Đen là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ucraina, Nga và Gruzia. Hạm đội Biển Đen của Nga hiện đóng tại Sevastopol thuộc Crưm.

Cuộc chiến cân não Nga-Mỹ trên biển Đen

Máy bay Sukhoi Su-24 của Nga đã 12 lần bay lượn quanh tàu chiến USS Donald Cook của Mỹ ở Biển Đen hôm 11/04

Từ khi cuộc khủng hoảng Ucraina diễn ra, Mỹ đã 3 lần đưa các tàu chiến vào vùng biển Đen, một mặt để trấn an các đồng minh trong khu vực, mặt khác nhằm thách thức Nga. Ngày 11/04, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Donald Cook của Mỹ và chiến hạm trinh sát Dupuy de Lôme của Pháp đã tiến vào biển Đen qua eo biển Dardanelles. Tàu USS Donald Cook là chiến hạm thứ ba của Mỹ được điều đến biển Đen trong thời gian gần đây.

Hồi tháng 02/2014, Washington đã điều tàu hộ tống USS Taylor vào biển trên lấy cớ là để bảo đảm an ninh cho Thế vận hội 2014 ở Sochi (Nga). Tháng 03/2014, tàu USS Truxtun của Mỹ đã đi ngang eo biển Bosphorus đến biển Đen để tiến hành các cuộc tập trận chung với Bulgaria và Romania.

Theo Công ước Montreaux, tàu chiến của các nước không được phép lưu lại khu vực biển Đen quá 21 ngày.

Sự gia tăng hiện diện của tàu chiến Mỹ ở biển đã khiến Nga không vừa lòng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các tàu chiến Mỹ tại biển Đen thường ở quá thời hạn cho phép theo công ước.

Và Moskva không chỉ dừng lại ở những lời cảnh cáo. Chuyến ghé biển Đen của chiến hạm USS Donald Cook hôm 11/04 đã được “chào đón” bằng một màn cân não giữa tàu chiến này và một máy bay ném bom chiến lược Sukhoi Su-24 của Nga.

Thông tin về cuộc đọ sức thần kinh này mãi tới ngày 15/04 mới được Mỹ loan báo và hiện đang là đề tài bàn tái xôn xao trên các trang mạng quân sự ở Nga. Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho biết một chiếc Su-24 Fencer của Nga đã bay thấp và lướt qua USS Donald Cook của Hải quân Mỹ 12 lần. Người phát ngôn Lầu Năm Góc còn nói thêm rằng chiếc máy bay không được trang bị vũ khí.

Trước khi ông Warren đưa ra thông báo nói trên, hãng tin AP dẫn lời một quan chức quân đội Mỹ khác cho biết chiếc máy bay Nga đã liên tục bay cách tàu USS Donald Cook khoảng 914 m và cách mặt nước biển khoảng 152 m trong suốt hơn 90 phút. USS Donald Cook đã cố liên lạc với phi công chiếc máy bay Nga nói trên, nhưng không được trả lời.

Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho biết thêm trong chuyến bay này chiếc Su-24 Fencer của Nga với tổ hợp gây nhiễu tiên tiến đã làm tê liệt hệ thống điều khiển chiến đấu hiện đại nhất Aegis của tàu USS Donald Cook.

Su-24 được trang bị tổ hợp điện tử chiến đấu mới nhất của Nga. Theo phiên bản này, từ khi còn ở rất xa, Aegis đã phát hiện sự tiếp cận trên không và báo động. Tất cả mọi thứ đang diễn ra bình thường, radar Mỹ theo dõi mục tiêu đang đến gần thì đột nhiên tất cả các màn hình vụt tắt. Aegis không làm việc, các tên lửa không nhận được thông tin về mục tiêu. Trong khi đó, chiếc Su-24 của Nga bay qua phía trên boong tàu Mỹ, mô phỏng cuộc tấn công tên lửa vào mục tiêu. Sau đó, máy bay Nga quay lại và lặp đi lặp lại động tác đó đến 12 lần.

Tất cả nỗ lực khôi phục lại hệ thống Aegis để cung cấp thông tin mục tiêu đều thất bại. Ông Pavel Zolotarev cho rằng phản ứng của Nga trước áp lực quân sự của Mỹ là rất bình tĩnh: “Máy bay ném bom không hề mang vũ khí, nhưng thiết bị trên máy bay khiến cho radar của đối phương bị nhiễu, tàu khu trục không thể hoạt động. Trong khi đó, tàu chiến Mỹ được trang bị hệ thống phòng không tên lửa Aegis hiện đại nhất. Nhưng hệ thống này có một số nhược điểm đáng kể trong khả năng theo dõi mục tiêu. Nếu tàu ở trong nhóm thì sẽ làm việc tốt vì có thể phối hợp với nhau. Trong trường hợp này, tàu khu trụ hoạt động đơn độc. Và rõ ràng là các radar trong hệ thống Aegis bị ảnh hưởng gây nhiễu từ máy bay Su-24. Cho nên, thủy thủ Mỹ không chỉ hoảng loạn khi máy bay ngang qua trên đầu”.

Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, sau khi vụ việc này xảy ra, tàu USS Donald Cook đã khẩn cấp cập cảng Romania. Có 27 thủy thủ đã đệ đơn xin từ chức. Tất cả đã viết trong đơn là họ không muốn mạo hiểm với tính mạng của mình. Tuyên bố của Lầu Năm Góc gián tiếp xác nhận điều đó khi lập luận rằng động thái của máy bay Nga khiến cho thủy thủ tàu Mỹ mất tinh thần.

Sự cố Biển Đen khi Nga đáp lại trò khiêu khích của Mỹ sẽ dẫn tới những hậu quả gì? Ông Pavel Zolotarev dự báo: “Tôi nghĩ rằng người Mỹ sẽ nghĩ cách cải thiện hệ thống Aegis. Đây là khía cạnh thuần túy quân sự. Về chính trị, hầu như cả hai bên sẽ không có động thái gì tiếp theo. Chừng đó là đủ. Trong khi đó, đối với người Mỹ, đây là thời điểm không hề dễ chịu. Nhìn chung, hệ thống phòng thủ tên lửa mà họ triển khai đã tiếu tốn khoản ngân sách rất lớn. Mỗi lần như vậy các nhà quân sự lại phải chứng minh để được phân bổ ngân sách. Trong khi đó, các bộ phận mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa đã được thử nghiệm trong điều kiện lý tưởng nhưng cho thấy hiệu quả thấp. Lầu Năm Góc đã cố gắng che giấu điều đó. Trong trường hợp này, thành phần hiện đại nhất là hệ thống Aegis bố trí trên biển đã cho thấy có nhiều thiếu sót”.

Hệ thống được trang bị cho máy bay ném bom Su-24 vừa gây sốc cho tàu Donald Cook có tên là Khibiny. Khibiny có khả năng gây nhiễu các hệ thống phức tạp nhất của đối phương. Tổ hợp Khibiny sẽ được trang bị cho tất cả các máy bay tiên tiến của Nga trong thời gian tới.

Th.Long (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.