Mỹ được lợi lộc gì khi chi 5 tỷ USD cho Ukraine?
Thursday, April 24, 2014 2:00 PM GMT+7
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán về những vấn đề liên quan tới Ukraine, Crimea, Nga và Mỹ dường như đang đi vào bế tắc. Câu hỏi đặt ra là Mỹ được hưởng lợi gì khi đầu tư 5 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ?

Trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ hôm 21/04, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á Âu, bà Victoria Nuland khẳng định Washington đã chi 5 tỷ USD “để hỗ trợ cho những khát vọng của người Ukraine về một chính phủ mạnh mẽ hơn, dân chủ hơn”.

Trước đó, khi tới dự một hội thảo về Ukraine được tổ chức tại Washington hồi tháng 12 năm ngoái, bà Nuland cũng từng tuyên bố Mỹ đã đầu tư 5 tỷ USD để hỗ trợ nền dân chủ tại Ukraine kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ. 

Ngoại trưởng Mỹ nhóm họp với Tổng thống và Thủ tướng lâm thời Ukraine tại Kiev hôm 04/03

“Số tiền này đã được chi để ủng hộ nguyện vọng của nhân dân Ukraine về một chính phủ mạnh mẽ hơn, dân chủ hơn và đại diện cho lợi ích của họ. Nhưng Mỹ không chi tiền để hỗ trợ phong trào Maidan. Đây chỉ là một phong trào bột phát”, bà Nuland nói.

Tuy nhiên, cách thức chi tiêu số tiền trên lại không được giới chức Mỹ tiết lộ chi tiết. Theo tác giả bài viết trên tờ PressTV, thông qua các chiến dịch chính trị tại Mỹ, Washington đã dùng tiền để hỗ trợ cho các chính trị gia, đánh bóng tên tuổi của họ và ủng hộ các đảng phái. 

Kế hoạch này cũng diễn ra tương tự như tại Ukraine. Do đó, người dân Ukraine sẽ không được hưởng lợi gì từ số tiền 5 tỷ USD. Bởi không một trường học, đường cao tốc, nhà máy điện, hệ thống dây dẫn điện hay trường dạy nghề được xây dựng mới tại Ukraine.    

Số tiền này dường như mang số phận tương tự như khoản tiền Mỹ đổ vào Afghanistan kể từ năm 2002 trong chiến dịch chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001. Do là một trong 3 nước nghèo nhất thế giới, phần lớn cơ sở hạ tầng tại Afghanistan đều cần được tái thiết và thay thế sau suốt gần bốn thập niên chìm trong chiến tranh. 

Như Mỹ tuyên bố, một phần trong chương trình tham chiến tại Afghanistan là cung cấp quỹ tài trợ và tái thiết đất nước tới những khu vực mà lực lượng nổi dậy Taliban tỏ ra yếu thế. 

Song thực tế, số tiền Mỹ hỗ trợ cho công cuộc tái thiết Afghanistan lại nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí cho quân đội Mỹ tham chiến. Theo số liệu công bố, chi phí cho mỗi lính Mỹ tại Afghanistan lên tới 1,5 triệu USD/năm. 

Trong khi đó, ông Greg Mortenson, người sáng lập tổ chức từ thiện Central Asia Institute (CAI) nhấn mạnh việc xây một trường học tại Afghanistan chỉ tiêu tốn 50.000 USD. Do đó, khoản chi phí mỗi năm cho một lính Mỹ tại Afghanistan đã có thể xây được 30 trường học mới. Trong khi, Mỹ đã đưa hàng chục ngàn lính tới vùng đất này mỗi năm và con số chi tiêu cũng không ngừng gia tăng chóng mặt. 

Bản báo cáo của SIGAR trình lên Quốc hội Mỹ hồi năm 2010 cho thấy khoản viện trợ phi quân sự của Mỹ tới Afghanistan trong năm 2002 – thời kỳ đầu Mỹ tham chiến, chỉ là 708 triệu USD. Tuy nhiên, tới năm 2010, con số này đã tăng lên là 3.519 triệu USD. 

"Tiền mất tật mang"

"Việc ảo tưởng về một nền dân chủ kiểu Mỹ đang xây dựng một chính phủ mới tại Ukraine do Mỹ điều hành. Thậm chí, chính phủ này còn tạo ra những bất ổn có kiểm soát tại khu vực biên giới với Nga. Mỹ đã sử dụng chiêu thức này để gây dựng nền dân chủ trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong trường hợp tại Ukraine, Mỹ đã hoàn toàn thất bại", bà Yulia Yakusheva, giám đốc điều hành nhóm chuyên gia Bắc – Nam cho biết. 

Bà Yakusheva cũng nhắc lại 3 phong trào chính trị nhằm thiết lập nền dân chủ tại một số nước thuộc khối Liên Xô cũ như "Cách mạng Cam" tại Ukraine năm 2004, "Cách mạng Hoa Hồng" tại Georgia và "Cách mạng Hoa Tulip" tại Kyrgyzstan.

Nga cáo buộc bất ổn tại Ukraine do Mỹ và các thành viên NATO xúi giục

"Rõ ràng, Ukraine sẽ nằm trong danh sách các nước – nơi mà những nỗ lực hăng hái của Mỹ nhằm thay đổi thể chế xã hội của một quốc gia hoàn toàn bị thất bại so với kỳ vọng ban đầu", ông Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng Nga nhận định. 

Trên thực tế, chương trình hỗ trợ xây dựng nền dân chủ tại Ukraine của Mỹ chỉ chính thức hoạt động trong giai đoạn nửa đầu những năm 2000 dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush. Theo ông Lukyanov, việc phân phối các khoản chi lớn để hỗ trợ nền dân chủ tại nhiều quốc gia khác đã trở thành hoạt động phổ biến của Mỹ. Đây cũng là một trong những công cụ chính sách ngoại giao của Washington. 

"Nhiều chương trình và kế hoạch đã được kỳ công xây dựng từ trước và giờ là lúc triển khai hành động. Những khoản chi này không cần giữ bí mật. Chúng được phân phối qua nhiều kênh chính thức như các tổ chức và cơ quan phi chính phủ của Mỹ", ông Lukyanov nói. 

Tuy nhiên, giới phân định nhận định không phải một quốc gia nào cũng được Mỹ hỗ trợ tới 5 tỷ USD. Trước đó, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ bà Nuland cũng đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc cho rằng số tiền trên được sử dụng để hỗ trợ Maidan. 

Thực tế, Mỹ không hỗ trợ trực tiếp cho Maidan. Thay vào đó, Mỹ đã đầu tư vào các hoạt động thay đổi nhận thức người dân. Theo ông Lukyanov, Mỹ không có ý định tiến hành một cuộc cách mạng, mà chỉ tập trung vào đối tượng thanh niên Ukraine để biến họ trở thành lực lượng trung thành cũng như đồng quan điểm chia sẻ lợi ích với Mỹ. Song kết quả lại khác xa so với mục tiêu và ý định ban đầu. 

Ngay sau khi thông tin Mỹ chi hàng tỷ USD cho Ukraine kể từ sau thời Liên Xô cũ sụp đổ, cố vấn Tổng thống Nga, ông Sergei Glazyev cũng khẳng định phần lớn những biến động tại Ukraine xuất phát từ hành vi xúi giục của Mỹ và các thành viên NATO. 

MINH THU (lược dịch)

Theo Infornet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.