Thực hư về tàu sân bay Trung Quốc
19 Tháng Bảy 2011 9:02 SA GMT+7
Theo dự kiến ban đầu, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ chạy thử vào ngày 1.7, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản nước này. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm phải tạm hoãn với lý do thiếu một số linh kiện cần thiết trong quá trình nâng cấp, theo tờ Hong Kong Commercial Daily. Cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc không muốn gây thêm lo ngại cho cộng đồng quốc tế giữa lúc tình hình biển Đông đang “nóng”. Đến nay, có thông tin chưa được xác nhận là tàu này sẽ được hạ thủy vào ngày 1.8.

Ngoài ra, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản dẫn các nguồn ngoại giao và Chính phủ Mỹ loan tin Trung Quốc bắt đầu chế tạo một tàu sân bay hoàn toàn nội địa ở Thượng Hải.

Từ tàu Thi Lang...

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được cho là mang tên Thi Lang, theo tên một võ quan từng dẫn quân đánh Đài Loan vào thời nhà Thanh. Tàu này có tên ban đầu là Varyag, đóng từ thời Liên Xô và được Trung Quốc mua lại của Ukraine với giá 20 triệu USD, theo Kyodo News.

Năm 2002, con tàu cập cảng Đại Liên trong tình trạng hư hại nặng. Lớp vỏ bên ngoài bị ăn mòn, mất cả lớp từ hóa. Từ năm 2005, Trung Quốc phải rất vất vả sửa chữa lớp vỏ ngoài này bằng loại thép đặc biệt và quá trình này ngốn mất 4 năm. Có nhiều nghi vấn rằng những bộ phận cũ của tàu như hệ thống sóng siêu âm, đuôi cánh quạt, bánh lái... cũng không còn nguyên vẹn. Cầu của tàu sân bay cũng phải chống gỉ lại và thay boong tàu mới... Tóm lại, Trung Quốc phải tốn thêm 30 triệu USD để sửa chữa lại toàn bộ con tàu ọp ẹp này, theo website Hudong.com. 

Tàu Thi Lang thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, dài 291,6m, rộng 71m, trọng tải 65.000 tấn, sức chứa 2.500 thủy thủ, vận tốc 59 km/giờ và hải trình tối đa 7.130 km. Theo báo chí Nhật Bản, Trung Quốc đang trang bị cho tàu Thi Lang nhiều tên lửa đối hạm, tên lửa chống máy bay và pháo. Trên tàu có chỗ chứa 50 máy bay các loại, chủ yếu là máy bay chiến đấu Su-33, Su-27, Mig-29, trực thăng chống tàu ngầm Ka-27, trực thăng cảnh báo Ka-31. Ngoài ra còn có nhiều thiết bị radar và sóng gây nhiễu tín hiệu.

Tuy nhiên, tất cả thông tin trên vẫn chưa được xác nhận chính thức và các chuyên gia cho rằng nếu đúng là có các khí tài trên thì cần mất rất nhiều thời gian dài nữa mới lắp đặt kiện toàn. Ngoài ra, Trung Quốc bị cho là vẫn thiếu nhân lực để vận hành tàu sân bay và phi công nước này cũng chưa đủ trình độ cất cánh/hạ cánh từ tàu. Vì thế có tin nước này đang xây dựng một trung tâm huấn luyện ở khu vực đông bắc với đường băng giống hệt tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov.

Mới đây, tờ China Daily đưa tin tàu Thi Lang chủ yếu được sử dụng vào mục đích huấn luyện. Về phạm vi hoạt động của tàu cũng chưa có thông tin thống nhất là ở biển Đông hay biên chế vào Hạm đội Bắc Hải để hoạt động ở Bột Hải, Hoàng Hải và vùng biển tiếp giáp với Nga.

... đến tàu sân bay Bắc Kinh

Trong cuộc họp báo tiếp đón người đồng cấp Mỹ Mike Mullen tới thăm Bắc Kinh đầu tuần trước, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Trần Bỉnh Đức xác nhận nước này đang cố gắng “bằng chị bằng em” về tàu sân bay.

Với tham vọng đó, Trung Quốc được cho là bắt đầu tiến hành đóng tàu sân bay hoàn toàn nội địa đầu tiên với tên đặt tạm là tàu Bắc Kinh. Theo tờ Yomiuri Shimbun và các nguồn tin thân cận trong hải quân Trung Quốc, tàu Bắc Kinh đang được đóng tại Trường Hưng Đảo thuộc Thượng Hải với quy mô tương tự chiếc Thi Lang. Tuy nhiên do rập khuôn theo mẫu chiếc Thi Lang vốn đã quá lạc hậu về kỹ thuật, tàu Bắc Kinh cũng không được giới chuyên gia đánh giá cao, họa chăng nó chỉ được làm tốt khâu tuyên truyền quảng cáo từ trước khi ra đời.

Ngoài ra, ngay cả Mỹ cũng mất hơn 5 năm mới đóng xong một con tàu sân bay thì Trung Quốc muốn thành công, dẫu rập khuôn theo chiếc Thi Lang có sẵn, cũng phải mất ít nhất 8 năm. Vì vậy mục tiêu chạy thử cả 2 tàu sân bay trong năm nay của Trung Quốc khiến người ta rất khó tin.

Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, Ý có 2 tàu sân bay dạng nhẹ, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, mỗi nước đều có ít nhất 1 tàu. Năm 2007, Anh bắt đầu đóng tàu sân bay mới nhưng dự tính phải tới năm 2015 mới được đưa vào sử dụng. Trước đây, Pháp cũng phải mất mười mấy năm mới đóng và chính thức đưa vào sử dụng con tàu sân bay đầu tiên mang tên Charles de Gaulle. Tờ Daily Mail của Anh dẫn lời một số chuyên gia cho rằng ít nhất phải tới năm 2015, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mới hạ thủy được và phải tới năm 2020, nước này mới có thể xây dựng được đội tàu sân bay. Vì vậy, việc Trung Quốc “chạy đua” để có tàu sân bay mà phô trương với thế giới nếu thật sự thành công thì chất lượng cũng rất đáng bàn.

(Thanhnien)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.