3 vụ tai nạn máy bay: Nhiều tình tiết mới gây tranh cãi
Monday, July 28, 2014 6:32 AM GMT+7
Ngay sau tuyên bố của Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmemans về quyết tâm tìm ra thủ phạm vụ máy bay MH17 bị rơi khiến toàn bộ 298 hành khách và thành viên phi hành đoàn tử nạn, ngày 26/07, hai tờ báo của Nga là Ria Novosti và Voice of Russia đã đăng tải lời một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Ukraina cho hay, vào ngày 17/07, tức là ngày mà máy bay MH17 bị rơi, trung đoàn chống máy bay 156 của lực lượng không quân Ukraine đang tiến hành một cuộc tập trận ở gần Donetsk.

Cuộc tập trận này gồm các nội dung như triển khai quân đổ bộ, tiến hành truy tìm dấu vết và phá hủy các mục tiêu đã định bằng tên lửa đất đối khôi Buk-M1. Tham gia cuộc tập trận này cón có hai máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25.

Đối chiếc với lời kể của một kiểm soát viên không lưu người Tây Ban Nha về việc có hai chiến đấu cơ áp sát MH17 trước khi chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar và những vết đạn nham nhở trên mảnh vỡ của máy bay được các thanh sát viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tìm thấy, hai hãng này đã đưa ra giả thuyết về khả năng, lực lượng không quân Ukraine đã bắn nhầm vào MH17. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ukraine đã bác bỏ thông tin này và vẫn đưa ra khẳng định rằng, MH17 đã bị bắn hạ bởi lực lượng chống đối ở miền Đông sử dụng tên lửa mà Nga cung cấp.

 


Hiện trường vụ máy bay MH17 rơi vẫn nằm trong khu vực do lực lượng chống đối miền Đông kiểm soát. Các chuyên gia Hà Lan và Malaysia đã đến đây và chỉ huy công tác điều tra, tìm kiếm thi thể các nạn nhân. (ảnh: Getty)

 

Còn đối với chuyến bay mang số hiệu GE222 bị rơi ở Bành Hồ, Đài Loan (Trung Quốc), Cơ quan An toàn hàng không Đài Loan cho biết, dữ liệu trong hộp đen của máy bay đang được giải mã và sẽ được công bố vào tuần tới. Các mảnh vỡ của máy bay cũng sẽ được chuyển giao trong 2 ngày tới đến một căn cứ không quân địa phương và sẽ được kiểm tra tại chính căn cứ không quân này. Đáng chú ý là hiện giới chức trách Đài Loan dù nghiêng về giả thuyết máy bay gặp nạn do thời tiết xấu nhưng cũng không loại trừ khả năng nó đã bị tấn công trước khi lao xuống đất.

Riêng ở Mali, công tác điều tra về máy bay mang số hiệu AH-5017 của hãng Air Algeria bị rơi đang tiến triển chậm dù Pháp đã quyết định cử một toán binh sĩ tới bảo vệ hiện trường. Nguyên do của việc này, theo chính phủ Algeria là bởi hiện trường vụ tai nạn nằm trong khu vực do phiến quân Mali kiểm soát từ hồi năm 2010 đến nay. Vì thế, dù đã xác định được vị trí chính xác máy bay rơi, song việc tiếp cận lại không hề dễ dàng. Mặc dù vậy, Algeria vẫn khẳng định, nước này sẽ cùng với Mali, Pháp và các nước liên quan hợp tác chặt chẽ dựa trên các khuôn khổ luật pháp quốc tế để giải quyết thảm kịch hàng không này.

Ngày 26/07, chiếc Airbus A319-111 của hãng hàng không EasyJet của Anh chở 156 hành khách đang trên đường từ Bristol tời Barcelona đã bị sét đánh trúng. Ngay sau đó, máy bay đã được yêu cầu hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Reus ở Tây Ban Nha. Hành khách đã được đưa lên xe buýt để chở đến Barcelona. Còn ở Canada, 2 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ đã được cử lên để hộ tống 1 máy bay chở khách của hãng Sunwing Airlines trở lại thành phố Toronto sau khi 1 hành khách đe dọa tấn công máy bay.

 

Theo CAND

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.