Nga thử nghiệm trên biển tàu ngầm Kilo thứ 4 đóng cho Việt Nam
Friday, August 22, 2014 6:27 AM GMT+7
Ngày 21/08, Nga bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên biển Baltic tàu ngầm Kilo thứ 4 đóng cho Hải quân Việt Nam.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội trong chuyến thăm Nga tháng 05/2013 - Ảnh: TTXVN

ITAR-TASS cho biết Nga tiến hành thử nghiệm tàu ngầm Kilo thứ 4 đóng cho Hải quân Việt Nam (mang tên HQ-185 Khánh Hòa) trên biển Baltic bắt đầu vào ngày 21/08, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lại nguồn tin ngày 21/08.

Nguồn tin từ Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint-Peterburg (Nga) của ITAR-TASS không nêu rõ cuộc thử nghiệm chiếc tàu ngầm này sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu.

HQ-185 Khánh Hòa là một trong số 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) mà Việt Nam đặt mua từ Nga vào năm 2009. Hợp đồng này, bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD, theo hãng tin RIA Novosti (Nga).

Trong một bài viết trên website tạp chí The National Interest (Mỹ) ngày 12/07, chuyên gia quân sự Mỹ Robert Farley cho rằng tàu ngàm Kilo 636 của Việt Nam có thể là mối đe dọa lớn đối với các tàu chiến và các cơ sở quân sự ven biển của Trung Quốc.

Theo ông Farley, mặc dù Trung Quốc từng cố gây áp lực khiến Nga giao chậm tàu ngầm và đạn dược cho Việt Nam, nhưng Moscow vẫn thực hiện gói hợp đồng theo đúng tiến độ.

Trung Quốc cũng có tàu ngầm Kilo, nhưng tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) vào năm 2013 nhận định rằng những tàu ngầm lớp Kilo mà Nga cho đóng cho Việt Nam có thể tân tiến và "lợi hại" hơn của Trung Quốc.

Trung Quốc là nước mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhiều nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga. Cho đến năm 2006, Nga đã bàn giao tất cả tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc.

Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc. Kính tiềm vọng, một trong những “con mắt” của tàu ngầm, là một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8 - 10 m.

Tàu ngầm Kilo 636 nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh “Hố đen trong đại dương”.

Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị lớp vật liệu chống dội âm (hay còn gọi là ngói chống dội âm) tốt hơn của Trung Quốc.

Lớp vật liệu dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Lớp vật liệu này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.

Sonar thụ động cũng là “con mắt” của tàu ngầm khi đi ngầm thu âm thanh của chân vịt tàu đối phương, qua hệ thống phân tích và kinh nghiệm của thủy thủ sonar có thể biết được mục tiêu là chủng loại tàu nào, hướng đi, và tốc độ của tàu....

Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100  tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.

Tàu Kilo 636 còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54), có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông, theo RIA Novosti.

Trong một bài trả lời phỏng vấn Thanh Niên Online, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc từng cho rằng: “Tất cả công nghệ, bao gồm cả hệ thống vũ khí của tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam hoàn toàn hiện đại hơn của Trung Quốc”.

“Bất kỳ quốc gia nào định dùng sức mạnh hải quân để cưỡng bức Việt Nam cũng sẽ phải dè chừng đội tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Với đội tàu ngầm lớp Kilo hiện đại, kẻ địch sẽ phải gánh chịu tổn thất nặng nề nếu tấn công Việt Nam”, ông Thayer nhận định.

Phúc Duy

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.