Hang ổ của quỷ dữ
Tuesday, September 16, 2014 5:58 AM GMT+7
Giới tình báo các nước đang tập trung vào thành phố Raqqa ở miền bắc Syria, bị xem là đầu não của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

 
Bức ảnh thể hiện sự man rợ của IS - Ảnh: IBT

Theo tờ Daily Mail, Raqqa đang phải mang hỗn danh “Hang ổ của quỷ dữ” khi thành phố này đóng vai trò “thủ đô” của vương quốc do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố thành lập trên các phần lãnh thổ chiếm được của Iraq và Syria. Đây cũng là căn cứ của thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi đồng thời là nơi giam giữ phần lớn trong số khoảng 24 con tin nước ngoài. Hầu hết trong số này là nhân viên cứu trợ và nhà báo phương Tây. Danh tính và xuất thân của họ không được chính phủ các nước tiết lộ để phòng nguy cơ trở thành công cụ mặc cả của IS. Theo lời những người được chuộc về, tù nhân bị giam giữ trong một hệ thống hầm ngầm quy mô lớn, kéo dài từ trung tâm Raqqa đến ngoại ô thành phố. Chưa rõ các đường hầm này được xây dựng từ khi nào nhưng IS chiếm giữ phần lớn Raqqa từ tháng 05/2013 và kiểm soát hoàn toàn thành phố sau khi đánh chiếm căn cứ không quân Taqba của quân chính phủ Syria hồi tháng 8. 

Hiện máy bay do thám, máy bay không người lái và vệ tinh của các nước đang tập trung vào Raqqa để tìm kiếm tung tích con tin cũng như các thủ lĩnh IS. Tuy nhiên, tù nhân thường xuyên bị dời chuyển đến những địa điểm khác nhau. Chẳng hạn, tờ Le Monde dẫn lời con tin người Ý Federico Motka, người bị giam chung với nhà hoạt động nhân đạo Anh David Haines vừa bị hành quyết, tiết lộ đã bị di chuyển nơi ở đến 6 lần kể từ khi bị bắt vào tháng 3. Ông Motka được thả hồi tháng 5 sau khi Ý trả 6 triệu euro tiền chuộc. Bên cạnh đó, nơi trú ẩn của thủ lĩnh IS al-Baghdadi và các nhân vật cấp cao khác cũng đang nằm trong vòng bí mật. Theo một số nguồn tin, những người này hiếm khi ở quá 2 ngày tại cùng một địa điểm.

Biến trẻ em thành đồ tể

Điều đáng sợ nhất có lẽ là việc IS đang ra sức cực đoan hóa và huấn luyện kỹ năng giết người cho trẻ em tại Raqqa. Theo trang tin Syria Deeply, bọn trẻ là con cái các tay súng hoặc là con của dân địa phương bị ép vào các trại huấn luyện. Những đứa trẻ dưới 15 tuổi phải học cách bắn giết, thậm chí là hành quyết. Các tay súng IS phân phát cho lũ trẻ dao cỡ lớn và buộc chúng phải cắt đầu những con búp bê tóc vàng mắt xanh giống người phương Tây. Bất kỳ em nào tỏ ra sợ hãi đều bị trừng phạt nặng nề.

Hôm qua, thế giới tiếp tục bàng hoàng trước tấm ảnh một phụ nữ trùm kín mặt tại Raqqa đang cầm thủ cấp của một người đàn ông, xung quanh có 2 trẻ em nam đứng nhìn với ánh mắt cố tỏ ra lạnh lùng. Theo tờ Daily Mail, người phụ nữ trong ảnh được cho là Mujahidah Bint Usama, nữ sinh y khoa quốc tịch Anh đã bỏ nhà theo IS. Cô này đăng ảnh trên tài khoản mạng xã hội Twitter cùng nhiều lời lẽ mang nặng tính cực đoan. Sau đó, Ban Quản trị Twitter đã xóa tài khoản của Usama.

Usama được cho là thành viên của lữ đoàn Al-Khanssaa, một lực lượng “cảnh sát” toàn nữ chuyên trừng phạt phụ nữ về những hành vi “phi Hồi giáo” tại những vùng lãnh thổ do IS kiểm soát. Trong thành phần của lữ đoàn này có một số phụ nữ phương Tây bị IS chiêu dụ, chủ yếu đến từ Anh và Pháp. Ngoài ra, theo tờ The Guardian, giới chức Mỹ cũng đang điều tra vụ một số cô gái trẻ gốc Somalia ở bang Minnesota bỏ nhà đi và tìm đường sang Syria gia nhập IS.

Lữ đoàn Al-Khanssaa tỏ ra tàn bạo không kém các đồng đội nam giới, thể hiện qua tấm ảnh ghê rợn kể trên. Ngoài ra, họ kiểm soát rất gắt gao mọi hành vi của phụ nữ tại Raqqa và các khu vực khác, sẵn sàng bắt giam hoặc ném đá tới chết những người dám không trùm kín mặt khi ra đường hay bị phát hiện ngoại tình. Bên cạnh đó, IS cũng đang áp đặt những luật lệ vô cùng hà khắc tại Raqqa. Những phần tử trộm cắp bị chặt tay và các đối tượng chống đối bị đóng đinh trên thập tự giá hoặc chặt đầu. Hút thuốc lá bị nghiêm cấm trong khi việc đi lại trên đường phố vào giờ cầu nguyện cũng bị trừng phạt nặng.

 

Quốc tế họp khẩn vì IS

Ngày 15/09, đại diện của 29 nước và tổ chức quốc tế đã nhóm họp tại Paris (Pháp) nhằm thảo luận chiến lược đối phó IS. Reuters dẫn tuyên bố chung của hội nghị cam kết tăng cường viện trợ quân sự cho Iraq để chống lại tổ chức mà Tổng thống Pháp Francois Hollande gọi là “mối đe dọa toàn cầu”. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết nhiều nước Ả Rập đã đề xuất cùng tiến hành không kích nhằm vào IS. Một số nước ngỏ ý cung cấp trang thiết bị quân sự, thậm chí cả bộ binh tham gia tiêu diệt tổ chức này. Ngay trước cuộc họp hôm qua, Pháp cho biết sẽ cùng Anh tham gia tiến hành các chuyến bay do thám để hỗ trợ chiến dịch không kích của Mỹ.

Trong một diễn biến liên quan, báo chí Anh hôm qua đưa tin công dân Anh bị IS dọa giết cuối đoạn phim quay cảnh hành quyết ông David Haines là nhà hoạt động nhân đạo Alan Henning. Người này bị bắt cóc gần thành phố Idlib của Syria khi đang làm việc cho một tổ chức từ thiện Hồi giáo. Henning có nguy cơ trở thành con tin phương Tây thứ tư bị IS chặt đầu sau James Foley, Steven Sotloff và David Haines.

Trùng Quang

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.